Ảnh hưởng của các loại vỏ bọc PVNC đến động thái tăng trưởng số

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các loại vỏ bọc phân viên nhả chậm (PVNC) đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa mùa tại gia lâm hà nội (Trang 40)

của giống BT07

Số nhánh của cây lúa phản ánh khả năng sinh trưởng, phát triển, tiềm năng năng suất của mỗi giống. Số nhánh hữu hiệu là một trong những yếu tố cấu thành năng suất và quyết định đến năng suất của giống.

Nhánh hữu hiệu là những nhánh cho bông lúa, như vậy một giống đẻ nhánh nhiều chưa hẳn là giống tốt, vấn đề là phải có tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao. Tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao hay thấp ảnh hưởng đến năng suất cuối cùng. Mật độ cấy, tuổi mạ, kỹ

thuật bón phân, chăm sóc... có tác động đến tỷ lệ nhánh hữu hiệu. Thông thường chỉ

có nhánh đẻ sớm ở vị trí mắt đẻ thấp, có số lá nhiều, điều kiện dinh dưỡng thuận lợi mới có điều kiện phát triển đầy đủđể trở thành nhánh hữu hiệu.

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của các loại vỏ bọc kết hợp PVNC đến số

nhánh tối đa, số nhánh hữu hiệu và tỷ lệ nhánh hữu hiệu của giống BT07 ở các công thức thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.3.

Qua bảng số liệu 3.3 và hình 2 ta thấy:

- Ở giai đoạn bắt đầu đẻ nhánh ở công thức sử dụng vỏ bọc 3 (CT3) và công thức đối chứng (CT8) là bắt đầu đẻ nhánh sớm hơn so với các công thức còn lại.

- Ở giai đoạn đẻ nhánh tối đa: công thức 8 (ĐC) và CT3 (sử dụng vỏ bọc 3) đạt số

nhánh tối đa sau cấy 5 tuần, cụ thể 10,47 – 11,07 nhánh/khóm và giảm mạnh thời gian sau đó. Còn các công thức còn lại đạt số nhánh tối đa sau cấy 6 tuần và giảm dần dần số nhánh về số nhánh hữu hiệu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32

Bảng 3.3 Ảnh hưởng của các loại vỏ bọc PVNC đến động thái tăng trưởng số nhánh của giống BT07 CT Số nhánh (nhánh/khóm) 3TSC 4TSC 5TSC 6TSC 7TSC 8TSC SNHH CT1 6,6 9,3 11,0 11,0 10,1 8,7 7,1 CT2 6,4 8,8 10,1 10,3 8,9 7,7 6,9 CT3 6,7 9,1 10,5 10,3 9,4 8,5 7,1 CT4 6,7 9,3 10,3 10,7 9,0 8,5 7,7 CT5 6,5 9,6 11,0 11,2 10,2 9,1 7,0 CT6 6,3 8,5 10,5 11,0 9,7 8,0 7,4 CT7 6,6 8,9 10,3 11,0 9,5 8,5 7,9 CT8 6,8 9,3 11,1 10,7 9,6 8,3 6,6 LSD5% 1,10 1,24 1,47 1,44 1,59 0,99 1,16 CV% 9,6 7,8 7,9 7,6 9,5 6,8 9,2 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 3TSC 4TSC 5TSC 6TSC 7TSC 8TSC SNHH CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 CT7 CT8

Hình 2. Ảnh hưởng của các loại vỏ bọc PVNC đến động thái tăng trưởng số nhánh của giống BT07

Số nhánh hữu hiệu là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng năng suất của cây lúa. Qua bảng 3.3 ta thấy mặc dù ở giai đoạn nhánh tối đa có khác nhau nhưng khả năng duy trì và tạo nên nhánh hữu hiệu của các công thức lại khác

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 nhau. Đặc biệt ở hình 2 ta thấy động thái tăng trưởng số nhánh của công thức đối chứng (CT8) đạm không bị kiểm soát nên phân viên tan nhanh hơn cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn nên cây lúa có khả năng đẻ sớm hơn. Còn các công thức khác đạm bị

kiểm soát lượng đạm trong đất thấp hơn nên khả năng đẻ nhánh ở giai đoạn đầu kém hơn.

Bảng 3.4 Ảnh hưởng của các loại vỏ bọc PVNC đến tỷ lệ nhánh hữu hiệu của giống BT07 CT Thời điểm Tỷ lệ nhánh hữu hiệu (%) Số nhánh tối đa (nhánh/khóm) Số nhánh hữu hiệu (nhánh/khóm) CT1 11,0 7,1 64,27 CT2 10,3 6,9 66,51 CT3 10,5 7,1 67,53 CT4 10,7 7,7 72,45 CT5 11,2 7,0 62,50 CT6 11,0 7,4 67,27 CT7 11,0 7,9 72,09 CT8 11,07 6,6 59,62 Qua bảng 3.4 ta thấy tỷ lệ nhánh hữu hiệu thể hiện rất rõ rệt ở các công thức: sự kết hợp giữa các loại vỏ bọc sẽ cho hiệu quả cao hơn về số nhánh hữu hiệu so với việc sử dụng đơn lẻ và sự kết hợp giữa 3 loại vỏ bọc có khả năng duy trì dinh dưỡng để

cung cấp cho cây giai đoạn sau là tốt nhất (CT7) với số nhánh hữu hiệu 7,9 nhánh/khóm và tỷ lệ đạt 72,09%. Song song với công thức sử dụng 3 loại vỏ bọc thì công thức sử dụng loại vỏ bọc 1 và 2 cũng cho kết quả tương tự là 7,7 nhánh/khóm và

đạt tỷ lệ nhánh hữu hiệu là 72,45%, cao hơn hẳn so với công thức đối chứng là 6,6 nhánh/khóm và tỷ lệ nhánh hữu hiệu là 59,62%. Điều này có thể giải thích: Ở những công thức không sử dụng vỏ bọc PVNC phân bón bị thấm nước và tan nhanh hơn, mất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34 dinh dưỡng nhanh hơn tuy có khả năng đẻ nhánh nhanh hơn ở giai đoạn đầu nhưng không có khả năng nuôi dưỡng dẫn đến các nhánh này tự lụi dần đi.

Và kết quả này phù hợp với kết quả của tác giả trước như tác giả Nguyễn Thị

Hương, 2009 việc sử dụng vỏ bọc Agrotain có khả năng nuôi dưỡng và duy trì số

nhánh tạo thành nhánh hữu hiệu so với các loại phân viên nén không sử dụng vỏ bọc Agrotain, ...

3.4 Ảnh hưởng của các loại vỏ bọc PVNC đến chỉ số diện tích lá của giống lúa BT07

Lá lúa là bộ phận quang hợp để tổng hợp nên các chất hữu cơ giúp cho quá trình sinh trưởng, phát triển thân của cây lúa và tạo ra năng suất hạt. Do đó việc tăng hay giảm chỉ số diện tích lá (LAI) có tác động trực tiếp sự tích luỹ chất khô và năng suất thu hoạch sau này.

Chỉ số diện tích lá là một chỉ tiêu sinh lý để đánh giá khả năng phát triển bộ lá trong quần thể ruộng lúa, nó thay đổi theo từng giống, lượng phân bón và mật độ cấy. Do đó cần phải điều chỉnh các yếu tố đó cho hợp lý để chỉ số diện tích lá sớm đạt trị

số tối ưu nhất ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa tạo điều kiện thuận lợi quá trình quang hợp đạt tối đa và tạo thành các chất hữu cơ.

Kết quả theo dõi chỉ số diện tích lá (LAI) của giống lúa BT07 được thể hiện ở

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35

Bảng 3.5 Ảnh hưởng của các loại vỏ bọc PVNC đến chỉ số diện tích lá của giống lúa BT07

CT Các giai đoạn sinh trưởng (m

2 lá/m2 đất) Đẻ nhánh Trỗ Chín sáp CT1 3,26 4,49 2,41 CT2 3,23 4,51 2,31 CT3 3,22 4,29 2,24 CT4 3,29 4,71 2,98 CT5 3,18 4,61 2,30 CT6 3,53 4,65 2,33 CT7 3,29 4,56 3,21 CT8 3,55 4,35 2,27 LSD5% 0,465 0,456 0,413 CV% 8,0 5,8 9,4 0 1 2 3 4 5 6 Đẻ nhánh Trỗ Chín sáp CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 CT7 CT8

Hình 3. Ảnh hưởng của các loại vỏ bọc PVNC đến chỉ số diện tích lá của giống lúa BT07

Qua số liệu bảng 3.5 và hình 3 ta thấy ở giai đoạn đẻ nhánh chỉ số diện tích lá của công thức đối chứng là cao hơn cả. Tuy nhiên ở các giai đoạn sau đặc biệt là giai

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36

đoạn chín sáp chỉ số diện tích lá của công thức với sự kết hợp của 3 loại vỏ bọc là cao nhất (CT7) ở mức ý nghĩa LSD5% 3,21 m2 lá/m2đất so với 2,27 m2 lá/m2đất.

Khi xét riêng từng công thức với các vỏ bọc khác nhau thì ta thấy vỏ bọc 1 (CT1) có chỉ số diện tích lá cao hơn so với vỏ bọc 2 (CT2) và vỏ bọc 3 (CT3), cụ thể

2,41 m2 lá/m2 đất so với 4,24 và 4,31 m2 lá/m2 đất và cũng biểu hiện tương tự ở các giai đoạn sau. Điều này có thể giải thích sự kiểm soát enzym urease làm cho quá trình phân giải đạm chậm hơn và chuyển hóa ure thành dạng NH4+ có khả năng tồn tại lâu hơn trong môi trường đất tao điều kiện cho cây hút dinh dưỡng trong thời gian dài để

tăng trưởng và duy trì bộ lá.

Khi xét sự kết hợp của 2 loại vỏ bọc ta thấy sự kết hợp giữa vỏ bọc 1 và vỏ bọc 2 có ảnh hưởng tốt hơn đối với chỉ số diện tích lá trong cả 3 giai đoạn sinh trưởng của cây lúa BT07. Vỏ bọc 2 có tác dụng như một loại keo hấp thụ nó có khả năng làm cho viên phân chắc hơn, có khả năng thấm nước chậm hơn. Chính vì vậy khi kết hợp vỏ

bọc 1 và vỏ bọc 2 sự kiểm soát quá trình phân giải phân bón, đặc biệt là đạm tốt hơn dẫn đến khả năng tăng trưởng và duy trì bộ lá cũng tốt hơn so với các công thức khác.

3.5 Ảnh hưởng của các loại vỏ bọc PVNC đến chỉ số hàm lượng diệp lục (SPAD) của giống lúa BT07

Chỉ số SPAD tương quan thuận với hàm lượng diệp lục trong lá, đóng vai trò quyết định đến sự quang hợp của cây lúa trong các thời kỳ sinh trưởng, phát triển. Hàm lượng diệp lục phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giống lúa, lượng đạm bón, điều kiện canh tác và thời tiết. Hàm lượng diệp lục trong lá được biểu thị dưới dạng chỉ số

SPAD. Chỉ số SPAD được đo vào các giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu, trỗ và chín sáp của cây lúa. Kết quảđược trình bày ở bảng 4.6

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37

Bảng 3.6 Ảnh hưởng của các loại vỏ bọc PVNC đến chỉ số hàm lượng diệp lục (SPAD) của giống lúa BT07

CT Các giai đoạn sinh trưởng

Đẻ nhánh Trỗ Chín sáp CT1 37,30 39,63 22,77 CT2 37,30 39,07 21,73 CT3 37,57 39,40 21,53 CT4 37,07 39,83 23,07 CT5 36,87 39,07 22,97 CT6 37,30 38,60 21,87 CT7 37,17 40,20 23,67 CT8 37,83 38,20 21,20 LSD5% 0,75 0,62 0,80 CV% 1,2 0,9 2,0

Hình 4. Ảnh hưởng của các loại vỏ bọc PVNC đến chỉ số hàm lượng diệp lục (SPAD) của giống lúa BT07

Qua bảng 3.6 và hình 4 ta thấy, nhìn chung hàm lượng diệp lục trong lá đạt tối

đa trong giai đoạn đẻ nhánh rộ và trỗ rồi giảm mạnh sau đó. Ở giai đoạn đẻ nhánh rộ

chưa có sự khác biệt giữa các công thức bón phân viên với các loại vỏ bọc khác nhau nhưng ở giai đoạn làm đòng – trỗ và chín sáp chỉ số này lại khác biệt nhau ở mức ý nghĩa LSD5%. Cụ thể ở giai đoạn chín sáp nhờ có ảnh hưởng của các vỏ bọc khác

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 nhau, quá trình phân giải phân bón kéo dài nhằm cung cấp dinh dưỡng liên tục cho cây

để cây tiếp tục làm việc tích lũy vật chất vào hạt và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng hạt gạo được nâng cao. Với chỉ số hàm lượng diệp lục 23,07-23,67 công thức bón PVNC có sử dụng vỏ bọc 1, vỏ bọc 2 (CT4) và công thức bón PVNC sử dụng kết hợp vỏ bọc 1, vỏ bọc 2 và vỏ bọc 3 (CT7) cao hơn hẳn so với công thức đối chứng là 21,20.

3.6 Ảnh hưởng của các loại vỏ bọc PVNC đến tốc độ tích lũy chất khô của giống lúa BT07

Chất khô là chất hữu cơ tạo ra được từ quá trình hút dinh dưỡng và quang hợp của cây lúa. Khả năng tích luỹ chất khô của cây lúa và sự vận chuyển các chất hữu cơ

từ cơ quan sinh dưỡng về cơ quan sinh sản là cơ sở cho việc tạo ra năng suất hạt. Chính vì vậy mà khả năng tích luỹ chất khô của cây lúa càng cao thì tiềm năng cho năng suất càng lớn.

Quang hợp là một hoạt động sinh lý quan trọng đối với cây lúa, quang hợp tạo ra 90 - 95 % năng suất lúa. Trong một quần thể ruộng lúa nước năng suất là 100% thì trong đó sản phẩm do quang hợp tạo ra là 95% còn lại 5% là cây lúa hấp thu dinh dưỡng từđất. Hiệu suất quang hợp (HSQH) tăng hay giảm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: giống, phân bón, điều kiện thời tiết đặc biệt là chế độ ánh sáng. Kết quả theo dõi hiệu suất quang hợp và chất khô tích luỹ qua từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển. Lượng chất khô tích luỹ là kết quả của quá trình quang hợp và trao đổi chất diễn ra trong đời sống cây lúa. Lượng chất khô tích luỹđược nhiều chứng tỏ trong quá trình sinh lý của cây gặp điều kiện thuận lợi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39

Bảng 3.7 Ảnh hưởng của các loại vỏ bọc PVNC đến tốc độ tích lũy chất khô của giống lúa BT07 (g/khóm)

CT

Khối lượng chất khô tích lũy ở các giai đoạn sinh trưởng (g/khóm) ĐNHH Trỗ Chín sáp CT1 11,70 20,73 29,70 CT2 10,30 19,17 28,00 CT3 10,57 19,93 28,50 CT4 11,13 20,90 31,53 CT5 11,13 19,97 28,97 CT6 10,80 21,07 29,47 CT7 11,30 20,63 31,57 CT8 11,40 19,83 28,00 LSD5% 1,75 2,21 1,81 CV% 9,1 6,2 3,5

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40

Hình 5. Ảnh hưởng của các loại vỏ bọc PVNC đến tốc độ tích lũy chất khô của giống lúa BT07

Giai đoạn sau đẻ nhánh hữu hiệu đến trỗ bông là giai đoạn bộ lá lúa bắt đầu phát triển mạnh nên lượng chất khô tích luỹ (DM) ở các công thức bắt đầu tăng mạnh. Lượng chất khô tích luỹ (DM) đạt cao nhất là công thức 7 với giá trị DM là 31,57g/khóm và thấp nhất là công thức 8 với giá trị DM tương ứng là 28,0g/khóm. Sự

sai khác đã có ý nghĩa khi sử dụng kết hợp 3 loại vỏ bọc với PVNC, bên cạnh đó công thức 4 (kết hợp vỏ bọc 1 và 2) cũng cho kết quả sai khác rõ rệt so với đối chứng, điều này có thể được giải thích các loại vỏ bọc có tác dụng tốt trong việc tiết kiệm đạm phân giải từ từ trong suốt quá trình sinh trưởng và ảnh hưởng đến quá trình tích luỹ

chất khô về sau của cây lúa.

Nhìn chung tốc độ tích lũy chất khô tăng dần theo thời gian sinh trưởng của cây lúa và đặc biệt là giai đoạn sau trỗ góp phần tăng 30-50% khối lượng tích lũy ở mỗi cây. Chính vì vậy việc cung cấp dinh dưỡng trong suốt quá trình sống có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh vật học và năng suất kinh tế của cây lúa.

3.7 Ảnh hưởng của các loại vỏ bọc PVNC đến hiệu suất quang hợp thuần của giống lúa BT07

Hiệu suất quang hợp đánh giá khả năng tích luỹ chất hữu cơ của quần thể trong quá trình quang hợp trừ đi tiêu hao trong quá trình hô hấp vì vậy nó phản ánh năng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41 suất của cây trồng. Trong giai đoạn này tất cả các cơ quan bộ phận đều tập trung dinh dưỡng để hình thành và nuôi hạt, tích luỹ chất khô về bộ phận kinh tế. Hiệu suất quang hợp là chỉ tiêu liên quan đến khả năng tích luỹ của cây trồng nên nó phản ánh đúng

đắn đến năng suất của quần thể.

Quá trình tích luỹ chất khô của cây lúa có ảnh hưởng trực tiếp và nhiều nhất tới năng suất sinh vật học, là cơ sở cho năng suất sau này. Vì vậy cần tạo điều kiện để quá trình tích luỹ chất khô diễn ra thuận lợi, trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quang hợp.

Trong một đơn vị thời gian và trên 1 đơn vị diện tích đất, lượng chất khô cây lúa thu được cao thì khả năng cho năng suất cao. Tốc độ tích lũy chất khô thể hiện về

khả năng sinh trưởng, phát triển của quần thể ruộng lúa. Tuy nhiên tốc độ tích lũy chất khô phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: mật độ cấy, chếđộ dinh dưỡng, điều kiện thời tiết khí hậu.

Bảng 3.8 Ảnh hưởng của các loại vỏ bọc PVNC đến hiệu suất quang hợp thuần và tốc độ tích lũy chất khô của giống lúa BT07 (g/m2 lá/ngày)

CT

Giai đoạn sinh trưởng (g/m2 lá/ngày)

Giai đoạn sinh trưởng (g/m2 đất/ngày) ĐNHH-Trỗ Trỗ-Chín sáp ĐNHH-Trỗ Trỗ-Chín sáp CT1 1,1 1,1 16,6 15,6

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các loại vỏ bọc phân viên nhả chậm (PVNC) đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa mùa tại gia lâm hà nội (Trang 40)