Ảnh hưởng của các loại vỏ bọc PVNC đến động thái tăng trưởng chiều

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các loại vỏ bọc phân viên nhả chậm (PVNC) đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa mùa tại gia lâm hà nội (Trang 37)

Động thái tăng trưởng chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh khá trung thực về tình hình phát triển của cây lúa. Chiều cao cây phụ thuộc vào giống,

điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác. Trong sản xuất trên đồng ruộng nếu ta có một quần thể phát triển đồng đều về chiều cao thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cây quang hợp và tích luỹ được nhiều chất khô. Các giống khác nhau có những đặc điểm sai khác nhau về chiều cao. Chiều cao cây có liên quan đến khả năng chống đổ, khả

năng đẻ nhánh của giống.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29 sinh dưỡng thân lúa là thân giả do các bẹ lá tạo thành. Sang thời kỳ sinh trưởng sinh thực cùng với quá trình làm đòng, các đốt thân lúa kéo dài ra phát triển ra các lóng tạo nên thân cây lúa, thân lúa giữ cho cây thẳng, các lá trải rộng ra, tích luỹ vận chuyển các chất trong cây. Đối với cây lúa thời gian đầu cây sinh trưởng càng cao bao nhiêu thì thuận lợi cho sinh trưởng cây lúa sau này bấy nhiêu. Bởi vì nó giúp cho cây sớm

đạt được hệ đồng hóa hoạt động mạnh và duy trì trong thời gian sau này, từ đó thúc

đẩy tăng năng suất cuối cùng.

Vì vậy nghiên cứu tăng trưởng chiều cao cây lúa giúp người trồng lúa có biện pháp chăm sóc phù hợp như: bón phân cân đối, điều tiết nước...

Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao giống lúa trong thí nghiệm

được trình bày ở bảng 3.2 và được biểu thị qua đồ thị 1.

Bảng 3.2 Ảnh hưởng của một số loại vỏ bọc PVNC đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa BT07

CT

Chiều cao cây (ĐVT: cm)

3TSC 4TSC 5TSC 6TSC 7TSC 8TSC CCCC CT1 57,6 65,1 72,1 76,1 80,9 86,2 98,3 CT2 56,9 64,4 71,1 74,9 78,0 83,7 96,2 CT3 55,5 63,0 70,4 73,7 76,7 83,8 97,7 CT4 56,5 64,1 70,4 73,9 77,5 82,3 96,4 CT5 56,9 64,9 71,9 75,6 78,9 84,7 96,3 CT6 55,5 61,9 68,8 72,6 76,5 81,9 96,5 CT7 56,9 64,8 72,6 76,7 79,1 83,8 98,8 CT8 56,2 63,1 69,6 73,9 76,9 81,3 95,4 LSD5% 3,65 3,34 3,74 3,59 5,22 8,28 6,47 CV% 3,7 3,0 3,0 2,7 3,8 5,7 3,8

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30 0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00 3TSC 4TSC 5TSC 6TSC 7TSC 8TSC CCCC CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 CT7 CT8

Hình 1. Ảnh hưởng của một số loại vỏ bọc PVNC đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa BT07

Qua bảng 3.2 và hình 1 ta thấy: Nhìn chung với một mức phân bón như nhau và sử dụng các loại vỏ bọc khác nhau không ảnh hưởng nhiều tới khả năng tăng trưởng chiều cao cây qua các giai đoạn.

Tuy nhiên khi sử dụng các loại vỏ bọc riêng rẽ (CT 1; 2; 3) thì biểu hiện của vỏ

bọc 1 đến tăng trưởng chiều cao cây là tốt hơn là 98,3 cm so với vỏ bọc 2 là 96,2cm. Khi kết hợp 2 loại vỏ bọc khác nhau gần như không có sự sai khác nhiều trong các giai đoạn sinh trưởng.

Đối với việc kết hợp 3 loại vỏ bọc với nhau (CT7) trong giai đoạn từđẻ nhánh

đến trỗ không có sự khác biệt nhiều so với công thức khác, tuy nhiên ở chiều cao cuối cùng (chiều cao vuốt bông) công thức kết hợp 3 loại vỏ bọc lại đạt kết quả cao nhất.

Điều này có thể giải thích rằng sự kiểm soát và “nhả” phân từ từ có ảnh hưởng đến tăng trưởng chiều cao cây và đặc biệt là ảnh hưởng đến tăng chiều cao cuối cùng của cây lúa Bắc thơm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các loại vỏ bọc phân viên nhả chậm (PVNC) đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa mùa tại gia lâm hà nội (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)