BT07
Thời gian sinh trưởng là tổng hợp thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng. Thời gian sinh trưởng phát triển của cây lúa được tính từ khi gieo mạ đến khi thu hoạch. Việc xác định thời gian sinh trưởng và thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của giống là cơ sở chủ yếu để sắp xếp mùa vụ, công thức luân canh, bố trí cơ cấu giống và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất một cách hợp lý. Đây là một đặc tính di truyền của giống nhưng nó thay dổi dưới tác động của mùa vụ, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật thâm canh như: Phương thức cấy, mật độ cấy, phân bón. Sự biến đổi về
thời gian sinh trưởng của cây trồng là sự tác động của cả quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Miền Bắc nước ta có khí hậu biến đổi bốn mùa, đặc biệt yếu tố nhiệt độ có sự biến đổi rõ rệt nhất, vì vậy mà thời gian sinh trưởng của cây lúa cũng thay đổi theo thời vụ cấy. Cùng một giống nhưng nếu gieo cây ở vụ Xuân thời gian sinh trưởng sẽ kéo dài hơn vụ mùa.
Kết quả nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các vỏ bọc PVNC khác nhau đến thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của giống lúa Bắc Thơm 07 trong vụ mùa 2013 tại Gia Lâm, Hà Nội được thể hiện qua bảng 3.1.
Qua bảng 3.1 ta thấy ở các công thức bón với các loại vỏ bọc phân viên nhả
chậm khác nhau thời gian sinh trưởng dao động từ 107 đến 112 ngày sự biểu hiện của chúng qua các giai đoạn sinh trưởng cũng khác nhau. Đặc biệt công thức 8 (ĐC) thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng đều ngắn hơn so với công thức khác như giai đoạn
đẻ nhánh hữu hiệu cũng bắt đầu sớm hơn, trỗ trước hơn và cũng cho thu hoạch sớm hơn hẳn so với công thức 7 – công thức kết hợp cả 3 loại vỏ bọc là 5 ngày.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28
Bảng 3.1 Ảnh hưởng của các loại vỏ bọc PVNC đến thời gian sinh trưởng của giống lúa BT07 (ĐVT: ngày) Công thức Gieo – cấy Cấy - ĐNHH ĐNHH-Trỗ BĐT- KTT KTT- Chín Tổng TGST CT1 22 17 36 7 29 111 CT2 22 15 35 7 29 108 CT3 22 15 35 7 29 108 CT4 22 17 36 7 30 112 CT5 22 16 36 7 30 111 CT6 22 16 36 7 29 110 CT7 22 17 36 7 30 112 CT8 (ĐC) 22 15 35 7 28 107
Điều đó chứng tỏ việc sử dụng vỏ bọc viên phân có khả năng kéo dài thời gian cung cấp dinh dưỡng cho cây làm tăng khả năng duy trì bộ lá và tiếp tục làm việc để tích lũy chất khô. Và điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả của thí nghiệm của các tác giả trước (Nguyễn Thị Hương, 2009), Công thức sử dụng vỏ bọc là Agrotain có thời gian sinh trưởng qua các giai đoanh dài hơn so với đối chứng là 1-2 ngày và tổng thời gian sinh trưởng dài hơn so với đối chứng là 6 ngày.