Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các loại vỏ bọc phân viên nhả chậm (PVNC) đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa mùa tại gia lâm hà nội (Trang 33)

2.3.2.1 Thiết kế thí nghiệm

Thí nghiệm gồm 8 công thức và được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ

(Random Complet Block).

2.3.2.2 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí với 8 công thức khác nhau và được nhắc lại 3 lần theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (Random Complet Block):

DẢI BẢO VỆ NL3 NL2 NL1 CT2 CT6 CT8 CT3 CT4 CT7 CT1 CT5 CT2 CT4 CT7 CT3 CT6 CT8 CT1 CT5 CT3 CT5 CT7 CT2 CT4 CT8 CT1 CT6 DẢI BẢO VỆ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25

2.3.2.3 Các biện pháp kỹ thuật áp dụng

- Thí nghiệm được bố trí trên nền phân là 90N + 60P2O5 + 60K2O và được vùi trộn viên phân vào lớp đất canh tác (5-7cm) trước bừa lần cuối.

- Khoảng cách cấy 20 x 15cm (mật độ 33 cây/m2) - Mỗi ô thí nghiệm rộng 12m2

- Gieo mạ ngày 21 tháng 6 năm 2013 - Cấy ngày 12 tháng 7 năm 2013 - Thu hoạch ngày 3 tháng 10 năm 2013

2.3.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi

- Các chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng + Thời gian từ gieo đến cấy (ngày) + Thời gian từ cấy đến hồi xanh (ngày)

+ Thời gian từ cấy đến bát đầu đẻ nhánh (ngày) + Thời gian từ cấy đến kết thúc đẻ nhánh (ngày) + Thời gian từ cấy đến làm đòng (ngày) + Thời gian từ cấy đến trỗ (ngày) + Thời gian trỗ (ngày): Bắt đầu trỗ (10%) đến kết thúc trỗ (80%) + Thời gian từ cấy đến chín (ngày)

+ Tổng thời gian sinh trưởng: Tính số ngày từ khi gieo đến khi 85% số hạt trên bông chín (ngày).

- Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển:

+ Động thái tăng trưởng chiều cao cây: Đo từ mặt đất đến vuốt lá cao nhất (cm) + Động thái đẻ nhánh: Đếm số nhánh/ khóm trong mỗi lần đo (nhánh)

Cách đo đếm: cắm cọc đánh dấu theo đường chéo góc lấy 5 khóm/ô. 7 ngày đo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 - Các chỉ tiêu sinh lý:

Mỗi ô thí nghiệm chọn 3 cây ngẫu nhiên lấy theo đường zic zắc ở 3 thời kỳ: Đẻ

nhánh rộ, trỗ và thời kỳ chín sáp đểđo đếm các chỉ tiêu sau:

+ Chỉ số diện tích lá (LAI) (m2 lá/m2đất): Đo bằng phương pháp cân nhanh. + Tích luỹ chất khô (g/khóm): Mẫu cây được sấy ở 80oC trong 48h (đến khối lượng không đổi) rồi đem cân.

+ Chỉ số hàm lượng diệp lục (SPAD) qua các thời kỳ sinh trưởng.Chỉ số SPAD (một chỉ tiêu đánh giá hàm lượng diệp lục trong lá), được đo bằng máy SPAD-502 (Nhật Bản) mỗi lá đo 3 lần

- Các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

+ Số bông/m2 (bông): Đếm số bông có ít nhất 10 hạt chắc của một cây. Số

bông/ khóm x số khóm/m2.

+ Số hạt/bông (hạt): Đếm tổng số hạt có trên bông + Tỷ lệ hạt chắc: Tính tỷ lệ (%) hạt chắc/bông

+ Khối lượng 1000 hạt (g): Trộn đều hạt chắc của 10 cây/ô, cân 8 mẫu 100 hạt

ởđộẩm 13%.

+ Năng suất lý thuyết (NSLT) (tạ/ha)

NSLT (tạ/ha) = Số bông/m2 x Số hạt/bông x Tỷ lệ hạt chắc x P1000 hạt x 10-4

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các loại vỏ bọc phân viên nhả chậm (PVNC) đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa mùa tại gia lâm hà nội (Trang 33)