Thủ tục phân tích

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH (Trang 35 - 36)

III. ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG QUI TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO

2.2.Thủ tục phân tích

2. Giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán

2.2.Thủ tục phân tích

Để thực hiện được thủ tục phân tích phải qua các giai đoạn:

- Phát triển một mô hình:

Xác định các biến tài chính hoặc hoạt động và mối quan hệ giữa chúng chẳng hạn, chi phí về tiền lương có thể là sản phẩm của các biến số như: Số lượng nhân viên và mức tiền lương bình quân hoặc số lượng sản phẩm và đơn giá tiền lương… Việc lựa chọn những biến cụ thể để xây dựng mô hình cần căn cứ vào mục đích cụ thể của việc áp dụng thủ tục phân tích và nguồn thông tin về các dữ liệu. Như vậy, với mỗi mô hình cần xác định rõ việc phát triển mô hình là để dự đoán số dư tài khoản hiện tại hay để dự đoán thay đổi so với số dư tài khoản năm trước. Thông thường, việc dự đoán thay đổi so với năm trước sẽ có hiệu quả khi số dư năm trước đã được kiểm toán. Khi đó để loại ra khỏi mô hình những biến độc lập không đổi so với năm trước. Chẳng hạn, có thể tính doanh thu năm nay của một khách sạn từ tỷ lệ thuê phòng trong năm, tổng số phòng và giá thuê phòng.Khi kết hợp được những biến độc lập có liên quan, mô hình sẽ cho ta nhiều thông tin hơn và vì vậy dự đoán sẽ chính xác hơn. Ngược lại, nếu mô hình và dự đoán đơn giản hoá quá nhiều cũng đồng nghĩa với đơn giản hoá các phép so sánh và mức hạn của bằng chứng kiểm toán.

- Xem xét tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ:

Tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ sử dụng trong mô hình có ảnh hưởng trực tiếp tới tính chính xác của dự đoán và tới bằng chứng kiểm toán thu được từ thủ tục phân tích. Để đảm bảo tính độc lập của dữ liệu cần chi tiết hoá các dự tính. Các dự tính càng chi tiết thì độ tin cậy càng cao do tính độc lập với tài khoản được dự tính tăng lên.

Dựa theo mô hình và trên cơ sở dữ liệu độc lập và tin cậy có thể so sánh ước tính này với giá trị ghi sổ. Phép so sánh này cần chú ý tới những xu hướng sau:

+ Tính thường xuyên của việc đánh giá mối quan hệ đang được nghiên cứu: Mối quan hệ này càng được đánh giá thường xuyên thì tính nhất quán cũng như độ tin cậy của mối quan hệ trong phân tích càng cao.

+ Tính biến động tất yếu và biến động bất thường: Khi so sánh giá trị hàng tháng với nhau, chênh lệch phát sinh có thể là biến động tất yếu theo mùa và theo đó không thể có giá trị bất biến hàng tháng. Để có chênh lệch, cần so sánh với tháng cùng kỳ năm trước hoặc số tổng cộng trong cả năm. Có thể giữa giá trị ước tính và thực tế không có chênh lệch đáng kể. Thông thường đây là kết quả của cả quá trình chi tiết hoá ước tính và cả quá trình tìm hiểu tình hình kinh doanh của khách hàng trong bước lập kế hoạch kiểm toán.

- Phân tích nguyên nhân chênh lệch

Chênh lệch phát sinh có thể do số dư tài khoản hay loại hình nghiệp vụ được kiểm toán chứa đựng sai sót nhưng cũng có thể chênh lệch được hình thành từ chính ước tính trong phân tích. Do đó, lời giải thích cần được tìm hiểu từ những nhân viên của khách thể kiểm toán, ít nhất là những minh chứng cho những vấn đề quan trọng. Nếu qua tiếp xúc vẫn không có lời giải thích hợp lý thì cần xem xét lại giả định và dữ liệu đã sử dụng để ước tính. Nếu vẫn còn chênh lệch qua xem xét quá trình triển khai thủ tục phân tích thì lời giải và bằng chứng cần được giải quyết qua các thủ tục kiểm tra chi tiết số liệu

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH (Trang 35 - 36)