Nghiên cứu và đánh giá khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH (Trang 28 - 31)

III. ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG QUI TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO

1.2.Nghiên cứu và đánh giá khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng

1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

1.2.Nghiên cứu và đánh giá khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng

mạo, làm mất tính khách quan, những người được chọn để phỏng vấn có thể chưa liêm chính, có trình độ chuyên môn, hiểu biết sâu do kiểm toán viên chưa hiểu biết về khách hàng mà đang trong giai đoạn phải đi tìm hiểu về họ.

1.2. Nghiên cứu và đánh giá khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng hàng

Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát là một phần việc hết sức quan trọng mà kiểm toán viên phải thực hiện trong một cuộc kiểm toán, vấn đề này được quy định trong nhóm chuẩn mực đối với công việc tại chỗ ở điều thứ 2 trong 10 Chuẩn mực Kiểm toán được chấp nhận rộng rãi (GAAS): “Kiểm toán viên phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ của khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán và xây dựng cách tiếp cận kiểm toán có hiệu quả”

Trong giai đoạn này kiểm toán viên tìm hiểu về kiểm soát nội bộ của đơn vị trên hai mặt chủ yếu: thiết kế kiểm soát nội bộ bao gồm thiết kế về qui chế kiểm soát và thiết kế về bộ máy kiểm soát; hoạt động liên tục và có hiệu lực của kiểm soát nội bộ.

Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ được thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, trong đó kiểm toán viên phải tìm hiểu về thiết kế và vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng theo từng yếu tố cấu thành để:

- Đánh giá xem liệu có các Báo cáo tài chính có thể kiểm toán được hay không? Kiểm toán viên phải thu thập thông tin về tính trung thực của Ban Giám đốc trong việc lập và trình bày các sổ sách kế toán để được thoả mãn là các bằng chứng thu được có thể chứng minh cho các số dư trên báo cáo tài chính.

- Quyết định về mức đánh giá thích hợp của rủi ro kiểm soát ảnh hưởng đến rủi ro phát hiện từ đó ảnh hưởng đến quyết định số lượng bằng chứng kiểm toán phải thu thập.

- Có kế hoạch thiết kế các cuộc khảo sát thích hợp.

Phương pháp tiếp cận:

Có nhiều phương pháp tiếp cận để thu thập hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát, trong đó có hai cách phổ biến như sau:

+ Phương pháp tiếp cận theo khoản mục: Cách làm này dễ thực hiện do tiếp cận với từng khoản mục cá biệt.

+ Phương pháp tiếp cận theo chu trình nghiệp vụ: Theo phương pháp này, kiểm toán viên xem xét các chính sách, thủ tục kiểm soát đến từng chu trình nghiệp vụ (chu trình đầu tư tài chính, chu trình mua hàng và thanh toán, chu trình tiền lương và nhân viên, chu trình bán hàng và thu tiền…).

Phương pháp này cho phép kiểm toán viên phân chia các nghiệp vụ và các số dư tài khoản thành từng loại rõ ràng (các chu trình) và sau đó kiểm toán viên có thể tìm hiểu về cách thức kiểm soát liên quan đến các cơ sở dẫn liệu của từng loại nghiệp vụ và số dư tài khoản trong chu trình đó.

Thể thức để đạt được sự hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ.

Cũng giống như giai đoạn tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng, các phương pháp kiểm toán viên thường áp dụng khi tìm hiểu hệ thống kiểm toán nội bộ là:

- Dựa vào kinh nghiệm trước đây của kiểm toán viên với khách hàng:

Hầu hết các cuộc kiểm toán của một Công ty được một Công ty kiểm toán thực hiện hàng năm. Do vậy kiểm toán viên thường bắt đầu cuộc kiểm toán với một khối lượng lớn thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đã thu thập từ các cuộc kiểm toán trước. Bởi vì các hệ thống kiểm soát thường thay đổi

thường xuyên nên thông tin có thể được cập nhật hoá và mang sang năm hiện hành.

- Thẩm vấn nhân viên của Công ty khách hàng.

Công việc này giúp cho kiểm toán viên thu thập được các thông tin ban đầu (đối với khách hàng mới) hoặc nắm bắt được những thay đổi trong hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng (đối với khách hàng thường niên) để cập nhật thông tin cho cuộc kiểm toán ở năm hiện hành.

- Xem xét các sổ tay về thủ tục và chế độ của Công ty khách hàng.

Qua việc nghiên cứu và thảo luận với khách hàng về tài liệu này kiểm toán viên có thể hiểu rõ được các thủ tục và chế độ liên quan đến hệ thống kiểm toán nội bộ đang được áp dụng ở Công ty khách hàng.

- Kiểm tra các chứng từ và sổ sách đã hoàn tất.

Thông qua việc kiểm tra này, kiểm toán viên có thể thấy được việc vận dụng các thủ tục và chế độ trên tại Công ty khách hàng.

- Quan sát các mặt hoạt động và quá trình hoạt động của Công ty khách hàng. Công việc này củng cố thêm sự hiểu biết và kiến thức về thực tế sử dụng các thủ tục và chính sách kiểm soát nội bộ tại Công ty khách hàng.

Để mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên sử dụng một trong ba phương pháp hoặc kết hợp cả ba phương pháp sau tuỳ thuộc đặc điểm đơn vị được kiểm toán và qui mô kiểm toán: vẽ các Lưu đồ, lập Bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ, lập Bảng tường thuật về kiểm soát nội bộ.

Bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ: Bảng này đưa ra các câu hỏi theo các mục tiêu chi tiết của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với từng lĩnh vực được kiểm toán. Các câu hỏi được thiết kế dưới dạng trả lời "có" hoặc "không" và các câu trả lời không sẽ cho thấy nhược điểm của kiểm soát nội bộ.

Ưu điểm của công cụ này là được lập sẵn nên kiểm toán viên có thể tiến hành nhanh chóng và không bỏ sót các vấn đề quan trọng. Nhưng do được thiết kế

chung, nên Bảng câu hỏi đó có thể không được phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH (Trang 28 - 31)