Thử nghiệm kiểm soát

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH (Trang 32 - 35)

III. ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG QUI TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO

2.1.Thử nghiệm kiểm soát

2. Giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán

2.1.Thử nghiệm kiểm soát

- Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500 qui định:

“Thử nghiệm kiểm soát là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ”

Cụ thể, các bằng chứng kiểm toán phải chứng minh được:

+ Thiết kế các hoạt động kiểm soát cụ thể của khách thể kiểm toán thích hợp để ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai phạm trọng yếu

+ Hoạt động kiểm soát được triển khai theo đúng yêu cầu của thiết kế trong thực tế. Bằng chứng về sự vận hành hữu hiệu này liên quan đến cách thức áp dụng các hoạt động kiểm soát về tính nhất quán trong quá trình áp dụng và đối tượng áp dụng những hoạt động đó.

- Các phương pháp cụ thể được áp dụng trong kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm:

+ Điều tra: Bao gồm quan sát thực địa và xác minh thực tế kể cả chữ ký trên các chứng từ hoặc báo cáo kế toán. Quan sát thực địa là biện pháp trực tiếp của người kiểm tra trên hiện trường

+ Phỏng vấn: là cách đưa ra những câu hỏi và thu thập những câu trả lời của các nhân viên của khách thể kiểm toán để hiểu rõ về những nhân viên này và xác nhận họ đã thực hiện các hoạt động kiểm soát

+ Các điểm cần chú ý khi thực hiện kỹ thuật này: Các câu hỏi đưa ra cần gọn, rõ, dễ hiểu và linh hoạt. Quan sát cho phép người kiểm tra có được nhận thức trực diện về đối tượng kiểm toán và qua đó có thể thu thập bằng chứng kiểm toán tin cậy khi kiểm toán viên trực tiếp quan sát hiện tượng. Người kiểm tra cũng có thể xác minh lại các yếu tố quan trọng của chứng từ đặc biệt là điều tra chữ ký của người có thẩm quyền để có bằng chứng cho tính hiệu lực của hoạt động kiểm soát. Với những câu trả lời, người phỏng vấn cần chú ý lắng nghe có hiệu quả và cần có thái độ hoài nghi thể hiện ở việc không chấp nhận ngay những câu trả lời quan trọng song cũng không được bác bỏ ngay. Nếu nhận được những câu trả lời không phù hợp hoặc người được phỏng vấn hiểu lầm vấn đề đặt ra thì cần tiếp tục đặt ra những câu hỏi bổ sung.

+ Kiểm tra từ đầu đến cuối: là sự kết hợp giữa kỹ thuật phỏng vấn điều tra và quan sát theo trật tự diễn biến qua từng chi tiết của nghiệp vụ cụ thể đã được ghi lại trong sổ cái, kiểm tra từ đầu đến cuối đòi hỏi sự kết hợp nhiều kỹ thuật để xác minh một nghiệp vụ cụ thể phát sinh đến khi ghi vào sổ cái: Kỹ thuật này rất tốn công nên chỉ được thực hiện với một số nghiệp vụ trọng yếu

+ Kiểm tra ngược lại: theo thời gian là biện pháp kiểm tra một nghiệp vụ từ sổ cái ngược lại đến thời điểm bắt đầu phát sinh nghiệp vụ đó. Ưu điểm của phương pháp này là cung cấp bằng chứng kiểm toán thích hợp về hiệu lực của thiết kế và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ.

- Việc áp dụng các phương pháp kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán cần tôn trọng những nguyên tắc cơ bản sau :

+ Một là : Phải thực hiện đồng bộ các biện pháp. Một biện pháp kỹ thuật cụ thể riêng rẽ thường không hiệu lực và không thể đáp ứng yêu cầu đầy đủ và tin cậy của bằng chứng kiểm toán . Chẳng hạn, phỏng vấn và câu trả lời vào những điều người phỏng vấn muốn nghe. Do vậy, nếu không quan sát, đối chiếu, phân tích kỹ lưỡng có thể vô tình dẫn người được phỏng vấn đi chệch hướng, thậm chí có thể hướng họ vào những câu trả lời không đúng thực tế

+ Hai là : Việc lựa chọn những biện pháp kỹ thuật kiểm tra chủ đạo phải thích ứng với loại hình hoạt động cần kiểm tra. Chẳng hạn, với một hệ thống kiểm soát nội bộ áp dụng thủ tục kiểm soát qua phân chia nhiệm vụ và đã thực hiện lại các thủ tục từ nguồn thứ hai và bằng hình thức đối chiếu thì biện pháp chỉ đạo của kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ thường là “ thực hiện lại” hoặc “ kiểm tra từ đầu đến cuối”

+ Ba là: Cần đảm bảo tính kế thừa và phát triển các biện pháp kỹ thuật kiểm tra hệ thống kiểm soát nộ bộ. Để xem xét cấu thành bằng chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy về thiết kế và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ, trước hết có thể xem xét bằng chứng này đã thu được từ những năm trước. Cơ sở của sự kế thừa

này là tính ổn định tương đối của một số hoạt động trong hệ thống kiểm soát nội bộ đã được đánh giá mức rủi ro kiểm soát (CR) là vừa hoặc thấp

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH (Trang 32 - 35)