Đặc điểm về tái sinh của loài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài cây Chò đãi (Annamocarya sinensis (Dode) Leroy.) làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển loài tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc Tỉnh Bắc Kạn. (Trang 48)

a. Phân bố, chất lượng và nguồn gốc tái sinh

Phân bố cây tái sinh.

Qua thực tế điều tra cho thấy cây Chò đãi tái sinh chủ yếu tập chung ở

gốc cây mẹ nhưng rất ít do số lượng cây mẹ còn lại trong khu bảo tồn rất hiếm, quả không phát tán xa được đồng thời không thu hút được côn trùng, chim muông nên chỉ phát tán xung quanh gốc cho nên cây tái sinh của loài Chò đãi hiếm thấy, trong khu bảo tồn chỉ gặp 3-4 cây tái sinh thuộc loài này.

Nguồn gốc, chất lượng cây tái sinh

tàn che lớn. Cây tái sinh mọc dải rác xung quanh gốc cây mẹ.

Bảng 4.8: Nguồn gốc và chất lượng cây Chò đãi tái sinh

TT Tên loài ÔTC

Số

D.tích ÔDB

(m2)

Nguồn gốc TS Chất lượng

cây tái sinh

Ghi chú Hạt Chồi Tốt TB Xấu 1 Chò đãi 15 125 4 1 1 2 2 % 80 20 20 40 40 2 Chò đãi 16 125 2 1 1 1 1 % 67,67 32,33 33,33 33,33 ~33,34

(Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra khu vực nghiên cứu)

Theo kết quả số liệu điều tra trên bảng 4.8 cho ta thấy được cây tái sinh loài Chò đãi chủ yếu có nguồn gốc từ hạt, hiếm khi từ chồi. Tỷ lệ tái sinh từ

hạt khá cao 67,67%, còn chồi 32,33%. Chất lượng cây tái sinh gần như trung bình chủ yếu cây tái sinh phát triển tốt ở khu vực xung quanh cây mẹ.

- Mật độ tái sinh

Bảng 4.9: Mật độ tái sinh của loài Chò đãi ở ÔTC 15 và 16

Loài cây

Số cây tái sinh

(cây)

Số ÔTC có cây tái sinh Diện tích ÔDB (m2) Mật độ (cây/ha) Chò đãi 7 2 125 560

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra khu vực nghiên cứu)

Qua quá trình điều tra giám sát cây tái sinh chỉ có xung quanh gốc cây mẹ và phát tán xung quanh với bán kính 10m, tuy nhiên với số lượng rất khiêm tốn, phân bố không đều, chất lượng cây tái sinh ở mức trung bình và

xấu. Chính vì vậy loài này rất quý hiếm có biện pháp bảo vệ và phát triển kịp thời hợp lý.

b. Tổ thành tái sinh nơi có loài Chò đãi phân bố

Kết quả điều tra tổng hợp cây tái sinh nơi có loài cây Chò đãi phân bố được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 4.10: Tổng hợp tái sinh khu vực có loài Chò đãi phân bố tự nhiên

STT Tên loài Số lượng Hệ số tổ thành

1 Sảng 9 3,33 2 Cò ke 7 2,59 3 Mọ 5 1,85 4 Nhọc 3 1,11 5 Chò đãi 3 1,11 Tổng 27 10

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tại khu vực nghiên cứu)

Từ bảng 4.10 ta có thể thấy được rằng ngoài cây Chò đãi ra còn một số

cây khác như: sảng, nhọc, mọ, cò ke. Và có công thức tổ thành như sau:

3,33S+2,59Ck+1,85M+1,11Cđ+1,22Nh

Trong đó: S: sảng; Ck: cò ke; M: mọ; Nh: nhọc; Cđ: Chò đãi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài cây Chò đãi (Annamocarya sinensis (Dode) Leroy.) làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển loài tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc Tỉnh Bắc Kạn. (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)