4.1.1. Sự hiểu biết của người dân về loài cây Chò đãi
Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc không ít loài quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam. Tuy nhiên sự hiểu biết của các ngành chuyên môn, cán bộ quản lý và người dân bản địa còn hạn chế, các lực lượng quản bảo vệ và phát triển rừng thiếu trách nhiệm quản lý vẫn còn lỏng lẻo. Sự thiếu thốn về đời sống hàng ngày của người dân nên tình trạng khai thác, chặt phá rừng vẫn còn nhiều làm suy thoái sự đa dạng sinh học trong khu bảo tồn, nhiều loài có nguy cơ biến mất tại khu bảo tồn. Phần lớn trong khu bảo tồn chủ yếu là dân tộc thiểu số sự hiểu biết về khoa học công nghệ mới vẫn còn hạn chế nhưng do nét đặc thù là sống gần rừng và chủ yếu sống bằng chính từ nguồn tài nguyên rừng nên họ tích lũy được một hệ thống kiến thức và kinh nghiệm sản xuất vô cùng phong phú phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi đó, nó gắn liền với cuộc sống của họ từ lâu. Và kiến thức đó nói một cách khoa học được gọi là kiến thức bản địa, thông qua phương pháp phỏng vấn người dân,
công cụ RRA để đánh giá và thu được kết quả sau:
Bảng 4.1. Thống kê sự hiểu biết của người dân về loài cây Chò đãi
Tên Việt Nam Chò đãi
Tên địa phương Mạy châu khoằm
Công dụng Gỗ to tốt, khai thác chủ yếu lấy gỗ làm nhà và các
đồ dùng trong gia đình.
Nơi sống Thường mọc ven suối, trong thung lũng, nơi có tầng
đất dày, ẩm ướt, tơi xốp.
một lần lẻ, hoa hình đuôi sóc, quả hình cầu vỏ quả
dày.
Bộ phận sử dụng Thường thân xẻ gỗ, cành làm củi.
Kinh nghiệm gây trồng
Trong khu bảo tồn hiện nay chưa có ai gây trồng.
Có khả năng tái sinh tự nhiên.
Tình trạng trước đây và hiện nay
Trước đây cây Chò đãi vẫn còn nhiều do người dân
ít khi quan tâm đến. Hiện nay do sự hiểu biết người
dân dần nâng cao, việc thu mua các cây gỗ lớn tăng cao đồng nghĩa với khai thác các cây gỗ lớn nhiều
cho nên Chò đãi hiện nay đang trở nên rất khan
hiếm.
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra khu vực nghiên cứu)
4.1.2. Đặc điểm sử dụng loài cây Chò đãi
Bảng 4.2.Một số đặc điểm về sử dụng loài cây Chò đãi của người dân địa phương
STT Đối tượng Có (số phiếu) Tỷ lệ có % Ghi chú
1 Gây trồng 0 0
Cây chò đãi là cây gỗ lớn, chất lượng gỗ bình thường, đang trong tình trạng bị khai thác rất nhiều chủ yếu để bán và sử dụng nhằm phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của người dân sống gần và trong khu bảo tồn. 2 Bán 16 53,33 3 Sử dụng 08 26,67 4 Vừa bán vừa sử dụng 06 20,00
Qua bảng 4.2 cho ta biết thêm được giá trị sử dụng của cây Chò đãi. Từ
trước những năm 70 do dân cư thưa thớt và trình độ hiểu biết người dân còn hạn chế, việc mua bán vẫn còn ít tuy tình trạng khai thác vẫn diễn ra nhưng hệ sinh thái rừng vẫn còn khá nguyên vẹn. Trong những năm gần đây, gỗ cây Chò đãi bị khai thác mạnh và gần triệt để do giá trị sử dụng của cây này được nghiên cứu và khai thác nhiều. Theo số liệu điều tra từ nhiều nguồn khác nhau thì loài này có số lượng rất ít đồng thời là loài đặc hữu có vùng phân bố hẹp nên có nguy cơ tuyệt chủng rất cao. Cho nên cần có biện pháp tác động kịp thời nhằm bảo vệ và phát triển loài cây Chò đãi còn lại, giảm bớt nguy cơ
tuyệt chủng một nguồn gen quý.
4.2. Đặc điểm nổi bật về hình thái của loài.
4.2.1. Đặc điểm về phân loại của loài Chò đãi trong hệ thống phân loại
Trong hệ thống phân loại cây Chò đãi xếp vào:
- Ngành thực vật: Ngành hạt kín (Magnoliophyta).
- Lớp: Ngọc lan (Magnoliopsida).
- Họ: Hồ đào (Juglandaceae).
- Chi: Carya .
- Loài: Chò đãi (Annamocarya sinensis (Dode) Leroy.).
- Tên khác: Mạy châu khoằm.
- Thuộc cấp bảo tồn: EN [trong sách đỏ Việt Nam năm 2007].
4.2.2. Đặc điểm hình thái thân cây
4.2.2.1. Cây tái sinh
Phần non của cây tái sinh màu xanh, chồi non có phủ một ít lông tập chung đầu chồi có màu hơi trắng.
Rễ cây tái sinh phát triển mạnh nhất là rễ cọc, vỏ ngoài rễ có màu nâu, hệ rễ bên phát triển bình thường.
Lá: lá kép lông chim một lần lẻ, lá chét to về phía đầu có hình bầu dục, dài từ 2-4cm, rộng 1-2cm, cuống lá phình to. Số lá chét tăng dần theo tuổi và phát triển thành lá kép lông chim một lần lẻ.
Hình 4.1: Hình ảnh cây Chò đãi tại KBT Loài & SC Nam Xuân Lạc (Bắc Kạn)
Bảng 4.3: Kích thước lá chét ở các vị trí khác nhau trên lá kép (cm) Dưới lá kép Giữa lá kép Đỉnh lá kép
Dài Rộng Dài Rộng Dài Rộng
Lớn nhất 8 3,4 10 3,8 8,5 3,2
Nhỏ nhất 1,2 1,5 1,4 1,6 1,6 1
TB 6 2,4 2,4 2,2 2,6 2,8
Hình 4.2: Hình ảnh cây Chò đãi tái sinh
Kích thước lá chét của cây Chò đãi tái sinh lớn phần trên cùng to và nhỏ dần xuống bên dưới, mép lá nguyên (hình 4.2).
4.2.2.2. Cây trưởng thành
Vỏ cây: thân cây Chò đãi trưởng thành dày từ 0.6 đến 1.4cm, vỏ ngoài nhẵn, không có nhựa mủ.
Thân cây: gốc cây thường có bạnh bè, cành nhiều và tán rộng, thịt có màu tím, khi đẽo có mùi thơm tinh dầu (hình 4.1 và 4.4).
Bảng 4.4: Kích thước trung bình cây Chò đãi tại khu vực nghiên cứu Số thứ
tự D1,3 (m) Hvn (m)
Tình hình
Sinh trưởng Ghi chú
1 2 35 Tốt
Chưa bị con người tác động, vẫn còn nguyên vẹn. cây tái sinh xung quanh rất ít.
2 0,9 30 Tốt
Vẫn còn nguyên vẹn, chưa bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Chỉ có vài cây tái sinh xung quanh gốc
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra khu vực nghiên cứu)
Gỗ cây Chò đãi tuy chất lượng không tốt nhưng vẫn bị khai thác nhiều do là loài đa tác dụng có nhiều giá trị sử dụng. Cây cao khoảng từ 30-35m,
đường kính từ 0.9- 2m, thân thẳng vỏ nhẵn màu xám nâu, tán tỏa rộng đều
đẹp có đường kính khoảng 20-25m, hiện nay trong khu bảo tồn chỉ còn lại 2 cây gỗ lớn vẫn còn nguyên vẹn chưa bị khai thác.
4.2.2.3. Đặc điểm cấu tạo hình thái lá
Đặc điểm cấu tạo hình thái của lá cây Chò đãi: lá kép lông chim một lần lẻ, dài 30 - 40cm. Lá chét 7 - 9, gần chất da, mép nguyên. Lá chét phía trên khá to, hình bầu dục dài hoặc hình mác bầu dục dài, dài 12 - 15cm, rộng 4 - 5cm, lá chét phía dưới nhỏ hơn, thường hình trứng, cuống lá chét dài 3 - 5mm. Lá mọc đều và tập trung nhiều ở đầu cành.
Bảng 4.5: Kích thước lá chét ở các vị trí khác nhau trên lá kép (cm) Dưới lá kép Giữa lá kép Đỉnh lá kép
Dài Rộng Dài Rộng Dài Rộng
Lớn nhất 13 5 15 5 12 4
Nhỏ nhất 3 1.6 5 2.4 2 1.2
TB 8 3 8,4 3,7 8,8 2,5
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra khu vực nghiên cứu)
Qua bảng 4.5 trên cho thấy có sự khác biệt giữa các lá chét trên cùng một lá kép, giữa lá chét của cây tái sinh với lá chét của cây trưởng thành, tuy nhiên sự cách biệt đó không nhiều. Các lá chét phía dưới nhỏ nhất sau lớn dần nhưng đến gần đỉnh lá kép thì thu nhỏ lại.
4.2.3. Đặc điểm cấu tạo hoa, quả
Cấu tạo hoa: Cụm hoa đực hình đuôi sóc, dài 13 - 15cm, rủ xuống, thường 5 - 9 cụm thành một bó mọc ở nách lá. Cụm hoa cái là bông ở đầu cành, đứng thẳng, hoa cái 3 – 5.
Cấu tạo quả: Quả hình cầu hay hình trứng, dài 6 - 8cm, đường kính 5 - 6cm, vỏ quả dày, hóa gỗ, thường nứt thành 6 - 9 mảnh.
4.3. Một số đặc điểm sinh thái của loài 4.3.1.Các loài cây đi kèm 4.3.1.Các loài cây đi kèm
Tổ thành rừng tính theo tổ thành sinh thái
Hệ số tổ thành loài tầng gỗ nơi có cây Chò đãi phân bố tính theo tổ
thành sinh thái trong 2 ÔTC (15, 16) (xem bảng 1, phụ lục 3).
Kết quả nghiên cứu tổ thành tầng cây cao tại các lâm phần có cây Chò
Bảng 4.6: Công thức tổ thành cây tầng cao lâm phần có cây Chò đãi phân bố ÔTC số N LCCTTT Công thức tổ thành 1 39 17 1,54Hđ+1,03Cl+0,77Dlđ+0,77Nđ+0,26Ddx+0,77Tmt+0,77Ts+0,51K+0,51Klt +3,08Lk 2 40 12 2,5Gvn+1,00Nr+1,00Nh+1,00Nđ+0,75Klt+0,75Ng+0,75Sđ+0,75Tbb+0,75Tl +0,75LK 3 35 13 1,43Mtl+1,43Nlt+1,14Nh+1,14Nđ+0,86Gvn+0,86Hđ+0,57Klt+0,57Mt +0,57Ts+0,57Xm+0,87Lk 4 35 15 2,0Tbb+1,43Sb+1,14Ng+0,86Ts+0,57Hđ+0,57Tmt+0,29Nh+2,29LK 5 39 8 3,33Hđn+3,33Tđ+1,28Tbr+1,03Sđth+0,26Tpc+0,26Kg+0,26Rh+0,26Vt 6 35 12 2,57Ng+1,71Nh+1,43Gvn+0,86Klt+0,86Tr+0,86Tđ+1,17Lk 7 37 12 2,16Ng+2,16Nh+1,62Gvn+1,35Tr+0,54Tbb+0,54Nr+1,62Lk 8 63 19 2,38Gvn+1,75Ng+1,11Nh+1,11Tđ+1,11Tr+2,54Lk 9 53 17 2,26Nh+1,32Gvn+1,13Ng+0,94Tr+0,57Xm+0,19Ml+3,58Lk 10 37 13 1,89Nlt+1,89Nh+1,62Klt+1,08Xm+0,81Nh+0,27Gvn+2,43Lk 11 34 14 2,35Ng+1,76Gvn+1,76Nr+1,18Nh+0,59Tr+2,35Lk 12 38 10 2,37Cl+2,37S+1,32Mt+0,79D+0,79Tt+0,53K+0,53Kh+1,32Lk 13 34 15 2,35Cl+1,76S+0,88Tt+0,59K+0,59Kh+0,29Mt+0,29Nh+3,24Lk 14 38 20 1,84Tl+1,05S+1,05Xn+0,79Ng+0,53Kh+0,53Nh+0,53Tm+0,26Mt+3,42Lk 15 58 19 1,55Ng+1,21Tbb+1,03Nr+1,03Nh+0,69Gvn+0.69Tr +0,34Sn+0,17Mt+0.17Cđ+2,59Lk 16 49 19 1,63K+1,02Cl+1.02Va+0,82S+0,61Kh+0,61Ddx+0,61Cđ+0,41Mt+3,27Lk
Trong đó:
N: số cây gỗ trong mỗi ÔTC (cây); LCCTTT: số loài cây tham gia vào công thức tổ thành (loài).
Trong đó: Cl: cà lồ; Hđ: han đổng; Ng: nghiến; N: nhội; Dlđ: dẻ lá đỏ; Ss: sung si; Sm: sung muối; Tmt: thổ mật tù; Ts: trường sâng; Nđ: nhọc đen;Nr: nhãn rừng; Gvn: găng việt nam; Nh:nhọc; Mtl: mãi tam lông; Nlt: nhọc lá to; Tbb: thích bắc bộ; Sb: sòi bàng; Hđn: hồ đào núi; Tđ: trâm đa; Tr: trai; Tđ: trai đỏ;Tr: trâm; Nld: nhọc lá dài; Tc: táo cong; Xm: xoan mộc; S: sung; Mt: muồng trắng;Sau:sấu; Sa: sảng; Tt: trâm trắng; Pmt: phân mã tuyến; Xn: xoan nhừ; Tm: táu muối; Trl: trai lý; Kh: kháo; Va: vàng anh; Thbl: thôi ba lông; K: kẹn;Ck: cò ke Cđ: Chò đãi; Lk: loài khác.
Từ bảng số liệu điều tra 4.6 trên cho ta thấy tầng cây gỗ tham gia vào hệ sinh thái tầng cao rất đa dạng. Trong ÔTC 16 và ÔTC 15 chỉ có 2 cây duy nhất xuất hiện Chò đãi mỗi ÔTC có một cây tham gia vào công thức tổ thành sinh thái tầng cao của ÔTC16 và ÔTC15. Công thức cấu trúc tổ thành sinh thái tầng cây cao trong:
ÔTCsố15:1,55Ng+1,21Tbb+1,03Nr+1,03Nh+0,69Gvn+0.69Tr+0,34Sn +0,17Mt+ 0.17Cđ+2,59Lk
Trong đó: Ng: Nghiến; Tbb: thích bắc bộ; Nr: nhãn rừng; Nh: nhọc; Sn:Sến nạc; Gvn: găng việt nam; Tr: trai; Mt: muồng trắng; Cđ: Chò đãi; Lk; loài khác.
ÔTCsố16:1,63Ck+1,02Cl+1.02Va+0,82S+0,61Kh+0,61Ddx+0,61Cđ
+0,41Mt+3,27Lk
Trong đó: Ck: cò ke; Cl: cà lồ; Va: vàng anh; S: sung; Kh: kháo; Ddx: dâu da xoan; Cđ: Chò đãi; Mt: muồng trắng; Lk: loài khác.
Các loài chính chủ yếu tham gia vào công thức tổ thành sinh thái có cây Chò đãi phân bố chủ yếu là: thôi ba, sấu. Nhội, Dẻ, Cò ke, Sảng…điều đó cho thấy cây Chò đãi có một phần ý nghĩa quan trọng về mặt sinh thái.
4.3.2. Đặc điểm độ tàn che nơi phân bố của loài Chò đãi phân bố
Qua quá trình điều tra và đo đếm độ tàn che nơi có loài Chò đãi xuất hiện ta thu được kết quả sau:
Bảng 4.7: Đặc điểm độ tàn che nơi có loài cây Chò đãi ÔTC
số
Trị số các lần đo trên các ÔDB Trị
số TB 1 2 3 4 5 15 0,7 0,8 0,65 0,55 0,6 0,66 16 0,85 0,6 0,7 0,95 0,75 0,77 Trị số lần đo tb của các ÔTC 0,71
(Nguồn: Tổng Hợp số liệu điều tra khu vực nghiên cứu)
Từ bảng 4.7 cho ta biết được loài cây Chò đãi thường phân bố nơi có
độ tàn che khá cao từ 0,6-0,7, cho thấy đây là loài ưa ẩm phát triển tốt nơi có
độẩm khá cao, độ tàn che lớn, thành phần loài đa dạng.
4.3.3. Đặc điểm về tái sinh của loài
a. Phân bố, chất lượng và nguồn gốc tái sinh
• Phân bố cây tái sinh.
Qua thực tế điều tra cho thấy cây Chò đãi tái sinh chủ yếu tập chung ở
gốc cây mẹ nhưng rất ít do số lượng cây mẹ còn lại trong khu bảo tồn rất hiếm, quả không phát tán xa được đồng thời không thu hút được côn trùng, chim muông nên chỉ phát tán xung quanh gốc cho nên cây tái sinh của loài Chò đãi hiếm thấy, trong khu bảo tồn chỉ gặp 3-4 cây tái sinh thuộc loài này.
• Nguồn gốc, chất lượng cây tái sinh
tàn che lớn. Cây tái sinh mọc dải rác xung quanh gốc cây mẹ.
Bảng 4.8: Nguồn gốc và chất lượng cây Chò đãi tái sinh
TT Tên loài ÔTC
Số
D.tích ÔDB
(m2)
Nguồn gốc TS Chất lượng
cây tái sinh
Ghi chú Hạt Chồi Tốt TB Xấu 1 Chò đãi 15 125 4 1 1 2 2 % 80 20 20 40 40 2 Chò đãi 16 125 2 1 1 1 1 % 67,67 32,33 33,33 33,33 ~33,34
(Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra khu vực nghiên cứu)
Theo kết quả số liệu điều tra trên bảng 4.8 cho ta thấy được cây tái sinh loài Chò đãi chủ yếu có nguồn gốc từ hạt, hiếm khi từ chồi. Tỷ lệ tái sinh từ
hạt khá cao 67,67%, còn chồi 32,33%. Chất lượng cây tái sinh gần như trung bình chủ yếu cây tái sinh phát triển tốt ở khu vực xung quanh cây mẹ.
- Mật độ tái sinh
Bảng 4.9: Mật độ tái sinh của loài Chò đãi ở ÔTC 15 và 16
Loài cây
Số cây tái sinh
(cây)
Số ÔTC có cây tái sinh Diện tích ÔDB (m2) Mật độ (cây/ha) Chò đãi 7 2 125 560
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra khu vực nghiên cứu)
Qua quá trình điều tra giám sát cây tái sinh chỉ có xung quanh gốc cây mẹ và phát tán xung quanh với bán kính 10m, tuy nhiên với số lượng rất khiêm tốn, phân bố không đều, chất lượng cây tái sinh ở mức trung bình và
xấu. Chính vì vậy loài này rất quý hiếm có biện pháp bảo vệ và phát triển kịp thời hợp lý.
b. Tổ thành tái sinh nơi có loài Chò đãi phân bố
Kết quả điều tra tổng hợp cây tái sinh nơi có loài cây Chò đãi phân bố được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 4.10: Tổng hợp tái sinh khu vực có loài Chò đãi phân bố tự nhiên
STT Tên loài Số lượng Hệ số tổ thành
1 Sảng 9 3,33 2 Cò ke 7 2,59 3 Mọ 5 1,85 4 Nhọc 3 1,11 5 Chò đãi 3 1,11 Tổng 27 10
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tại khu vực nghiên cứu)
Từ bảng 4.10 ta có thể thấy được rằng ngoài cây Chò đãi ra còn một số
cây khác như: sảng, nhọc, mọ, cò ke. Và có công thức tổ thành như sau:
3,33S+2,59Ck+1,85M+1,11Cđ+1,22Nh
Trong đó: S: sảng; Ck: cò ke; M: mọ; Nh: nhọc; Cđ: Chò đãi
4.3.4. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao
Chiều cao cây tái sinh là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá triển vọng của cây tái sinh (cây triển vọng là cây có chiều cao > 2m).
Tổ thành tầng cây tái sinh về cơ bản không có gì thay đổi nhiều so với tổ
thành tầng cây cao. Vì cây tái sinh loài Chò đãi cũng rất hiếm không có nhiều, tình hình sinh trưởng trung bình. Vì vậy ta có thể thấy tình hình tái sinh của cây Chò đãi không khả quan, chiếm số lượng quá ít so với số cây tái sinh của các loài trong ô. Kết quả được tổng hợp theo bảng 4.11:
Bảng 4.11: Cấp chiều cao cây tái sinh ÔTC 15 và 16
STT Tên loài
Cấp chiều cao cây tái sinh
0-0.5 0.5-1 >1 1 Trai 1 3 3 2 Nghiến 2 3 4 3 Chò đãi 2 1 2 4 Nhọc 0 3 0 5 Táo cong 1 1 1 6 Mọ 0 1 1 Tổng 6 12 11
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điiều tra khu vực nghiên cứu)
Từ bảng tổng hợp kết quả trên cho thấy tổ thành tái sinh loài Chò đãi khá phong phú, số lượng gần như đồng đều ở mọi cấp chiều cao với nhiều loài cây đi kèm. Tuy nhiên sự cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sánh giữa các cây cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tái sinh của cây nghiên cứu, độ che phủ của tầng cây cao, cây bụi và thảm tươi cũng ảnh hưởng lớn đến sự tái sinh của cây Chò đãi. Chính vì vậy ta cần áp dụng mọi biện pháp lâm sinh, khoanh nuôi bảo vệ rừng đảm bảo các cây tái sinh phát triển tốt.
4.3.5. Đặc điểm cây bụi, dây leo và thảm tươi nơi có loài phân bố
Cây Chò đãi phân bố chủ yếu ở khu vực núi đá với độđá lẫn ít, đất còn tương đối tốt, độ cao phân bố của cây nằm trong khoảng từ 600m đến gần 700m chính vì vậy mà thành phần cây bụi, thảm tươi và dây leo khá phong phú và độ che phủ khá cao.
Bảng 4.12: Tổng hợp độ che phủ dây leo và thảm tươi của các ÔTC có cây Chò đãi phân bố Ô dạng bản Ô