2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.3.1.1. Vị trí địa lý
KBT loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc có diện tích là: 1.788 ha, diện tích vùng đệm 7.508ha. Diện tích rừng tự nhiên chiếm trên 92% tổng diện tích KBT, diện tích rừng ở đây chủ yếu nằm trên núi đá. KBT Loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc nằm chủ yếu trên địa phận các xã Bản Thi, Xuân Lạc, Đồng lạc huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn, có tọa độ địa lý 220o17’-22o19’ và 105o28’- 105o33’E.
- Phía Bắc giáp thôn Bản Eng và Bản Tưn xã Xuân Lạc huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn.
- Phía Tây giáp xã Thanh Tương và Vĩnh Yên huyện Na Hang, tỉnh tuyên Quang.
- Phía Đông giáp Thôn Cốc Tộc xã Đồng Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
- Phía Nam giáp thôn Phia Khao, thôn Khuổi Kẹn xã Bản Thi - Chợ Đồn - Bắc Kạn.
KBT cách trung tâm thị trấn Bằng Lũng huyện Chợ Đồn 35km về phía Bắc, giao thông đi lại khó khăn. Đây là khu rừng còn tương đối nguyên vẹn
với hệ sinh thái đa dạng, phong phú và nối liền với KBT thiên nhiên Na Hang (Tuyên Quang). KBT nằm trên diện tích của xã Xuân Lạc và giáp với xã Bản Thi, huyện ChợĐồn, tỉnh Bắc Kạn .
2.3.1.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn
* Khí hậu: Theo số liệu khí hậu thuỷ văn của huyện Chợ Đồn thì khu vực xã Xuân Lạc và xã Bản Thi có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè từ
tháng 4 đến tháng 10, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm là 20,100C; nhiệt độ trung bình cao nhất 26,70C vào tháng 7; nhiệt độ trung bình thấp nhất là 13,50C vào tháng 1.
- Lượng mưa trung bình là 153mm phân bố không đều giữa các tháng trong năm, tập trung vào tháng 6, 7 lên tới 340 mm.
* Thuỷ văn: Trong khu vực có một con suối chính bắt nguồn từ xã Vĩnh Yên huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang chảy theo hướng Tây - Bắc, qua các thôn Nà Dạ, Bản Eng, Bản Tưn, Bản Ó và Tà Han của xã Xuân Lạc rồi đổ ra Hồ Ba Bể với chiều dài suối dài khoảng 9km, thường có nước quanh năm nhưng về mùa đông thì mực nước thấp hơn. Ngoài ra còn nhiều khe suối nhỏ
bắt nguồn từ các đỉnh núi cao đổ xuống suối Tà Han.
2.3.1.3. Đặc điểm địa hình
KBT loài sinh cảnh Nam Xuân Lạc có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh, chủ yếu là rừng trên núi đá vôi ở miền Bắc Việt Nam, với độ cao trung bình từ 400m đến 800m so với mực nước biển, đỉnh Tam Sao cao nhất 1.159m, đi lại khó khăn và chia thành 2 vùng rõ rệt:
- Vùng núi đá: Đây là vùng rừng phân bố tập trung trên núi đá vôi, nơi có địa hình phức tạp, gồm nhiều đỉnh núi cao, dốc lớn từ 25 ÷ 300, có nơi đến 450, đường đi lại khó khăn, tài nguyên rừng khu vực này nhìn chung đã bị tác
- Vùng núi đất: Nằm tập trung ở các thung lũng giữa các đỉnh núi cao,
độ cao trung bình từ 400 ÷ 600m, vùng này có tiềm năng để phát triển nông - lâm nghiệp.
2.3.1.4. Đặc điểm hệđộng thực vật
• Về thực vật
KBT loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc là hệ sinh thái rừng kín thường xanh cây lá rộng ẩm cận nhiệt đới ở phía Bắc Việt Nam có giá trị bảo tồn cao. Tại đây có nhiều loài cây gỗ quý, các loại cây có giá trị dược liệu, các loài đặc hữu như: Các loài gỗ quý Thông pà cò (Pinus kwangtungensis) Thường tập trung trên các đỉnh núi KBT, Chò đãi (Annamocarya sinensis) thường tập trung dọc các khe suối ẩm và thung lũng, Huỳnh đường (Dysoxylum loureiri),
Nghiến (Excentrodendron tonkinense) là loài đặc hữu của miền Bắc Việt Nam và miền Nam của Trung Quốc, Đây cũng là loài chiếm ưu thế ở các sườn núi
đá vôi khu vực Nam Xuân Lạc. Các loài cây dược liệu quý Mã hồ (Mahonia nepalensis), Bát giác liên (Podophyllum tonkinense)..., Hoàng tinh cách (Disporopsis longifolia) phân bố rải rác trong KBT. Các loài Lan Hài: Tiên
hài (Paphiopedilum hirsutissimum), Hài mạng đỏ tía (Paphiopedilum micranthum), Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus)..., và Tuế (Cycas balansae) cũng là những đối tượng quan trọng của công tác bảo tồn trong khu vực [1].
• Vềđộng vật
Theo kết quả nghiên cứu sơ bộ của tổ chức BirdLife năm 2000 đã ghi nhận tổng số 373 loài động vật thuộc 70 họ, 22 bộ, 5 lớp trong đó 34 loài thú (có 8 loài Dơi), 159 loài chim, 19 loài bò sát, 14 loài ếch nhái và 150 loài bướm ở khu vực Nam Xuân Lạc. Trong đó có 20 loài quý hiếm bao gồm 9 loài thú, 1 loài chim, 9 loài bò sát và 1 loài ếch nhái. Có 11 loài bịđe dọa cấp toàn cầu ghi trong Danh lục Đỏ IUCN (2000) gồm 3 loài bậc EN, 4 loài bậc
VU, 2 loài bậc LR/nt và 2 loài bậc DD. Các loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trong KBT loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc được liệt kê một số trong các loài này có thể không còn tồn tại. Đặc biệt, hệ động vật đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong những năm gần đây do nạn khai thác gỗ, săn bắn động vật hoang dã trái phép trong KBT.
2.3.2. Tình hình dân cư kinh tế
Khu bảo tồn nằm trên địa bàn của xã Xuân Lạc và xã Bản Thi với tổng số 986 hộ, 4750 khẩu, phần lớn là đồng bào Dao và Tày.
Bảng 2.1: Tình hình dân số xã Xuân Lạc và xã Bản Thi
STT Tên xã Số hộ Số khẩu Mật độ dân số người/km 2 Số hộ nghèo Số hộ % 1 Xuân lạc 628 3247 38 340 54,14 2 Bản Thi 358 1503 23 105 29,3 Tổng số 986 4750 445 45,13
(Nguồn: Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, năm 2009)
(Chú thích: Tỉ lệ hộ nghèo được xác định theo chuẩn nghèo của Bộ lao
động - Thương binh và xã hội áp dụng cho khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân: 400.000 VND/người/tháng).
Cư dân trong vùng chủ yếu sống tập trung thành các bản, những hộ ở
trên cao rải rác đã chuyển xuống thấp sống cùng bản làng, phần lớn trong số
2.3.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp
2.3.3.1. Tình hình phát triển ngành trồng trọt
Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ quá nhỏ so với tổng diện tích. Trong đó đất trồng lúa, màu bình quân 383m2/khẩu. Sản phẩm trồng trọt chủ
yếu là Lúa nước, Ngô, Lúa nương, Sắn, …
Ruộng nước được phân bố nơi thấp gần khu dân cư, ven suối và một số
diện tích nhỏ ruộng bậc thang. Năng suất lúa thấp do kỹ thuật canh tác chưa cao phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, giống chưa được cải thiện. Lúa nương được canh tác trên các sườn đồi hoặc núi thấp. Do đất dốc và hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên năng suất không cao và bấp bênh. Diện tích lúa nương thường không ổn định do sự du canh qua nhiều vùng khác nhau quanh các điểm dân cư.
2.3.3.2. Tình hình phát triển lâm nghiệp
Trong khu vực không có hoạt động sản xuất lâm nghiệp của các Lâm trường, Khai thác gỗ của nhân dân mà chủ yếu là thu hái lâm sản tự phát. Trước đây, lâm sản chính do người dân khai thác từ rừng chủ yếu là gỗ, các loài động vật để phục vụ làm nhà và làm nguồn thực phẩm, đôi khi trở thành hàng hoá. Hiện nay, người dân chủ yếu thu hái nguồn lâm sản ngoài gỗ phục vụ nhu cầu tại chỗ.Hoạt động khai thác củi đun: người dân thường lấy cành khô, cây khô từ KBT, đặc biệt để có củi khô thì sau những lần đi lấy củi họ đều chặt một số cây tươi trong khu vực để lần sau lại có củi khô.
Người dân địa phương đặc biệt là người dân tộc thiểu số thường thu hái các loại thảo dược để dùng cho mục đích chữa bệnh. Nhìn chung, việc thu hái cây thuốc của các thầy Lang là không nhiều và không ảnh hưởng lớn đến sự đa dạng sinh học, sự bền vững vì nó phụ thuộc vào nhu cầu của người bệnh đi tìm thầy Lang.
2.3.4.Nhận xét chung về những thuận lợi và khó khăn của địa phương
• Thuận lợi:
- KBT Nam Xuân Lạc huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn có diện tích đất
đai rộng lớn và tính chất đất còn tốt do vậy đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho sựđa dạng về thành phần loài và hệ sinh thái của địa phương.
- KBT có hệ thống ban quản lý với số lượng lớn và chất lượng cao do vậy việc bảo tồn được duy trì và phát triển tốt, đóng góp lớn vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học cho KBT.
- Địa hình phức tạp hiểm trở do vậy việc khai thác trái phép và các hoạt
động làm suy giảm giá trịđa dạng sinh học ít.
- Khí hậu là điều kiện thuận lợi để KBT lưu giữ và bảo tồn một số loài
động thực vật đặc hữu. • Khó khăn.
- Một số hộ dân còn sống và làm nương bãi trong vùng lõi KBT khu vực Lũng Trang Và Khuổi Lịa.
- KBT có hệ động thực vật còn tương đối phong phú là nơi nhòm ngó của các đối tượng khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên.
- Địa hình hiểm trở khiến cho công tác quản lý và bảo vệ còn gặp khó khăn.
- KBT rộng nhưng số kiểm lâm viên địa bàn thì quá ít không đáp ứng
được nhu cầu về bảo vệ của KBT.
- Người dân sống một phần chủ yếu dựa vào rừng nên cần có thời gian thay đổi lối sống này.
- Dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số nên trình độ dân trí chưa cao, chủ yếu là trồng trọt và khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trong rừng làm cho diện tích rừng bị giảm đi nhanh chóng.
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Một số đặc điểm sinh học và tình trạng của loài cây loài Chò đãi
(Annamocarya sinensis (Dode) Leroy.) phân bố tự nhiên tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc - Bắc Kạn.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc trong diện tích rừng tự nhiên thuộc các xã Bản Thi và Xuân Lạc
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu 3.2.1 Địa điểm tiến hành nghiên cứu
Địa điểm: Đề tài được thực hiện tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc
3.2.2 Thời gian tiến hành nghiên cứu
Thời gian tiến hành: Khóa luận tiến hành thu thập số liệu nghiên cứu, phân tích và tổng hợp tài liệu hoàn thiện đề tài từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 5 năm 2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu, tiến hành điều tra khảo sát địa điểm đã chọn tại các khu vực rừng tự nhiên trong KBT với các nội dung chính sau:
- Đặc điểm sử dụng và sự hiểu biết của người dân về loài cây Chò đãi
- Một sốđặc điểm sinh học của loài cây Chò đãi.
- Tổ thành sinh thái tầng cây cao. - Ánh sáng (độ tàn che).
- Ảnh hưởng của cây bụi thảm tươi tới tái sinh cây Chò đãi.
- Đặc điểm đất nơi cây Chò đãi phân bố.
- Đặc điểm phân bố của loài.
- Tác động của con người tới khu bảo tồn và loài cây nghiên cứu.
- Đề xuất một số biện pháp phát triển và bảo tồn các loài Chò đãi tại
khu vực nghiên cứu.
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp ngoại nghiệp
3.4.1.1 phương pháp phỏng vấn người dân
Tiến hành chọn đối tượng phỏng vấn và sử dụng công cụ RRA đểđánh giá, những người được phỏng vấn gồm những người từng được khai thác và sử dụng các loài cây gỗ và lâm sản ngoại gỗđể sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày, trao đổi mua bán. Các cán bộ kiểm lâm, cụ già, cán bộ tuần rừng và
những người am hiểu rõ về các loài cây trong khu vực.
3.4.1.2 Phương pháp điều tra theo tuyến
Tuyến điều tra được lập từ chân tới đỉnh, đi qua các trạng thái rừng.
Tiến hành lập ÔTC đại diện cho các trạng thái rừng trong khu vực. Theo điều
kiện tiến hành lập tuyến điều tra theo các khu vực chính là: khu vực giáp Nặm
Thung, Lũng Lỳ và Nặm Phiêng.
Số liệu thu thập các tuyến điều tra là tần số gặp loài cây Chò đãi và phân bố của nó theo các dạng địa hình:
- Phân bố: chân núi, đỉnh núi, sườn núi...
- Loài cây sinh sống cùng cây Chò đãi khác trong khu vực.
Nếu gặp các loài cây nghiên cứu cần tiến hành đo dếm chi tiết đặc điểm hình thái, sinh thái để làm cở sở cho việc phân biệt loài cây nghiên cứu với
các loài cây khác.
(dưới tán, đỉnh tán, giữa tán) và các hướng khác nhau, đo đường kính D1.3 và
Hvn. Lấy kết quả trung bình và mô tả đặc điểm của lá vào mẫu bảng 02 (phục
lục 3). Đo đếm chiều cao Hvn, số lá của các cây tái sinh.
3.4.1.3 Phương pháp lập ÔTC
ÔTC đặt tại vị trí có tính đại diện cao, địa hình tương đối đồng nhất, cây phân bố tương đối điều, sinh trưởng bình thường. Diện tích ÔTC tối thiểu 1000m2 trở lên. Tuy nhiên do địa hình khu vực nghiên cứu đều là đồi núi khó
có thể lập ÔTC theo dạng cở bản như hình chữ nhật 40x50 có diện tích
2000m2 nên các ÔTC sẽ được thiết lập gần các tuyến tuần rừng (tuyến đường
mòn) và các tuyến khảo sát (cách đường tuần rừng từ 100m trở lên), bằng
cách dựa vào bản đồ địa hình và bản đồ quản lý khu vực của cán bộ quản lý
khu bảo tồn để xác định sơ bộ và thiết lập ÔTC.
Điều tra các ô tiêu chuẩn điển hình để xác định về đặc tính sinh thái, tính đa dạng của thực vật nhất là đối với điều tra mật độ loài, mức độ thường gặp,...trong điều tra theo tuyến không thể hiện được các chỉ tiêu này.
Các ÔTC có diện tích 2000m2 (40m X 50m) đối với các trạng thái rừng có tầng cây cao (D≥ 6cm), chiều dài theo đường đồng mức của địa hình, ÔTC
được chọn ngẫu nhiên và đại diện cho các khu vực khác nhau trong phạm vi nghiên cứu. Nơi địa hình dốc, tiến hành lập các ÔTC có diện tích nhỏ hơn (có thể 100-200m2 ) có cùng độ cao, gần nhau thay thế cho ô có diện tích lớn, mỗi trạng thái rừng lập 1 ÔTC. Cứ 100m độ cao lập 1 ÔTC. Các chỉ tiêu đo đếm
được xác định theo mẫu bảng 04 (Phụ lục 2).
Đo độ tàn che tại 5 vị trí của ÔTC lấy độ tàn che của ÔTC bằng giá trị
trung bình cộng của 5 điểm đo. Các điểm đo ở các vị trí khác nhau (Tại các
• Điều tra tổ thành sinh thái
Trong các ÔTC mô tả các chỉ tiêu: Vị trí, độ dốc, độ cao, hướng phơi, xác định tên loài cây, các chỉ tiêu sinh trưởng
- Đường kính ngang ngực (D1,3, cm) theo 2 hướng lấy trị số bình quân. - Chiều vao vút ngọn (Hvn, m) của cây rừng được xác định từ gốc tới
đỉnh sinh trưởng của cây, các chỉ tiêu đo đếm được xác định theo mẫu bảng 06 (Phụ lục 2).
+ Phương pháp nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng - Tổ thành tầng cây gỗ
Tổ thành là chỉ tiêu biểu thị tỉ lệ mỗi loài hay nhóm loài tham gia tạo thành rừng, tùy thuộc vào số lượng loài có mặt trong lâm phần mà phân chia lâm phần thành rừng thuần loài hay rừng hỗn loài, các lâm phần rừng có tổ thành loài khác nhau thì chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và
tính đa dạng sinh học cũng khác nhau.
Để đánh giá đặc điểm cấu trúc tổ thành sinh thái của quần hợp cây gỗ