Tình hình phát triển lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài cây Chò đãi (Annamocarya sinensis (Dode) Leroy.) làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển loài tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc Tỉnh Bắc Kạn. (Trang 29)

Trong khu vực không có hoạt động sản xuất lâm nghiệp của các Lâm trường, Khai thác gỗ của nhân dân mà chủ yếu là thu hái lâm sản tự phát. Trước đây, lâm sản chính do người dân khai thác từ rừng chủ yếu là gỗ, các loài động vật để phục vụ làm nhà và làm nguồn thực phẩm, đôi khi trở thành hàng hoá. Hiện nay, người dân chủ yếu thu hái nguồn lâm sản ngoài gỗ phục vụ nhu cầu tại chỗ.Hoạt động khai thác củi đun: người dân thường lấy cành khô, cây khô từ KBT, đặc biệt để có củi khô thì sau những lần đi lấy củi họ đều chặt một số cây tươi trong khu vực để lần sau lại có củi khô.

Người dân địa phương đặc biệt là người dân tộc thiểu số thường thu hái các loại thảo dược để dùng cho mục đích chữa bệnh. Nhìn chung, việc thu hái cây thuốc của các thầy Lang là không nhiều và không ảnh hưởng lớn đến sự đa dạng sinh học, sự bền vững vì nó phụ thuộc vào nhu cầu của người bệnh đi tìm thầy Lang.

2.3.4.Nhận xét chung về những thuận lợi và khó khăn của địa phương

Thun li:

- KBT Nam Xuân Lạc huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn có diện tích đất

đai rộng lớn và tính chất đất còn tốt do vậy đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho sựđa dạng về thành phần loài và hệ sinh thái của địa phương.

- KBT có hệ thống ban quản lý với số lượng lớn và chất lượng cao do vậy việc bảo tồn được duy trì và phát triển tốt, đóng góp lớn vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học cho KBT.

- Địa hình phức tạp hiểm trở do vậy việc khai thác trái phép và các hoạt

động làm suy giảm giá trịđa dạng sinh học ít.

- Khí hậu là điều kiện thuận lợi để KBT lưu giữ và bảo tồn một số loài

động thực vật đặc hữu. • Khó khăn.

- Một số hộ dân còn sống và làm nương bãi trong vùng lõi KBT khu vực Lũng Trang Và Khuổi Lịa.

- KBT có hệ động thực vật còn tương đối phong phú là nơi nhòm ngó của các đối tượng khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên.

- Địa hình hiểm trở khiến cho công tác quản lý và bảo vệ còn gặp khó khăn.

- KBT rộng nhưng số kiểm lâm viên địa bàn thì quá ít không đáp ứng

được nhu cầu về bảo vệ của KBT.

- Người dân sống một phần chủ yếu dựa vào rừng nên cần có thời gian thay đổi lối sống này.

- Dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số nên trình độ dân trí chưa cao, chủ yếu là trồng trọt và khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trong rừng làm cho diện tích rừng bị giảm đi nhanh chóng.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Một số đặc điểm sinh học và tình trạng của loài cây loài Chò đãi

(Annamocarya sinensis (Dode) Leroy.) phân bố tự nhiên tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc - Bắc Kạn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài cây Chò đãi (Annamocarya sinensis (Dode) Leroy.) làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển loài tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc Tỉnh Bắc Kạn. (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)