Các loài cây bụi thảm tươi tại khu vực nghiên cứu được thể hiện tại bảng 4.16:
Bảng 4.16: Đặc điểm cây bụi thảm tươi tại các đai độ cao nơi có Thiết Sam Giả Lá Ngắn phân bố
TT Loài Loài cây
Độ che phủ tb
(%)
1
Cây bụi Dứa Dại, Móng Bò, Riềng Núi. Đơn Răng Cưa,
Lạc Ma, Mua ,Trúc Dây 10%
Thảm
tươi Bông Lau, Rang, Cỏ 3 Cạnh, Dương Xỉ, Lan Hành 4%
2
Cây bụi Bông Lau, Lạc Ma, Móng Bò, Ớt Rừng, Dứa Dại,
Mua, Trà Là Núi, Trúc Dây, Tu Hú 18%
Thảm tươi
Ráng, Cỏ 3 Cạnh, Gừng Núi Đá, Guột,Lan Dây,
45
Qua kết quả của bảng 4.16 ta thấy: Trúc dây là loài có độ che phủ lớn nhất, số lượng nhiều nhất. Các loại Phong Lan cũng chiếm số lượng lớn cây bụi thảm tươi tại khu vực nghiên cứu, tuy nhiên độ che phủ của chúng là rất nhỏ.
Lạc Ma, Cỏ 3 Cạnh, Dương Xỉ, Lan Hành, MóngB, Trúc Dây, Dứa Dại, Mua là các loài xuất hiện ở cả 2 đai độ cao nghiên cứu.
Cây bụi thảm tươi nơi Thiết Sam Giả Lá Ngắn phân bố chủ yếu là ưa sáng, mọc nhanh là các loài như : Mua, Dương Xỉ, Bông Bau…
4.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài Thiết Sam Giả Lá Ngắn tại Khu bảo tồn Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn
- Tỷ lệ tái sinh của Thiết Sam Giả Lá Ngắn Rất Thấp do độ che phủ của các loài cây bụi thảm tươi là rất lớn đặc biệt là loài Trúc Dây, không có không gian dinh dưỡng cho cây tái sinh. Vì vậy cần phát dọn thực bì quanh các cây Thiết Sam Giả Lá Ngắn để tạo không gian dinh dưỡng, nâng cao khả năng tái sinh của Thiết Sam Giả Lá Ngắn.
- Trồng hỗn giao Thiết Sam Giả Lá Ngắn với các loài như : Cẩm Chỉ, Xoài Rừng, Quéo...do chúng có quan hệ mật thiết, tương hỗ lẫn nhau thông qua nghiên cứu công thức tổ thành cây tầng cao.
- Do khả năng tái sinh hạt của Thiết Sam Giả Lá Ngắn rất thấp nên cần nghiên cứu và thử nghiệm các phương pháp khác như giâm hom đêr nhân giống loài này.
- Từ kết quả nghiên cứu địa hình và số liệu điều kiện tự nhiên của Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ nơi Thiết Sam Giả Lá Ngắn phân bố, gây trồng thử nghiệm Thiết Sam Giả Lá Ngắn tại địa phương khác có địa hình và điều kiện khí hậu tương tự.
46
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
1. Thiết Sam Giả Lá Ngắn là loài cây gỗ. Cây mọc đứng, cây ngắn, tán rộng, tròn đều. Vỏ nứt sâu dạng vẩy, màu xám nâu.Đường kính ngang ngực thường là 5 đến 42 cm, cao từ 5 đến 24 m. Chóp trên cây nhỏđược hình trứng và hình thức của chúng giống như bụi cây rủ xuống. Gỗ cây có màu vàng nâu với một cấu trúc tinh tế và vân thẳng.
Đoạn thân dưới cành lớn, hầu như không có cành nhánh, tròn đều và
đâm thẳng vào tán lá.
Cành phân kiểu hình núi, chia theo kiểu chữ thập, phân theo đốt, khoảng cách 3 – 6cm trên 1 tầng cành.
Gỗ có giác lõi phân biệt. Lõi có màu nâu đỏ, giác có màu nâu nhạt. Rễ chính của cây Thiết Sam Giả Lá Ngắn là rễ cọc, dài, cắm sâu. Các rễ ngang phân bố ngay cổ rễ.
2. Ởđai cao dưới 700m, có 6 loài cây ưu thế và Thiết Sam Giả Lá Ngắn là loài đóng vai trò quan trọng nhất vì có IV% cao nhất là 31,75% với D1.3tb là 14,85cm và Hvntb là 12,01m. Một số ưu thế cây đóng vai trò quan trọng là Xoài Rừng (15,92%) và Cẩm Chỉ (14,41%). Các cây ưu thế còn lại tuy tham gia vào CTTT nhưng chỉ số quan trọng IV% khá thấp: Nhiệt Quế (8,42%), Chân Chim (7,45%), Quéo (6,72%). Như vậy, CTTT tổ thành tầng cây cao của đai độ cao 600 – 700m là:
31,75Ts + 15,92Xr + 14,41Cc+ 8,42Nq+ 7,45C + 6,72Q +15,32Lk
Ở đai cao trên 700m, Thiết Sam Giả Lá Ngắn cũng là cây ưu thế và cũng đóng vai trò quan trọng nhất, Thiết Sam Giả Lá Ngắn có chỉ số IV% là 33,17% với D1.3tb là 18,27cm và Hvntb là 12,78m. Ở đai độ cao này xuất hiện 16 loài, tuy nhiên chỉ có 6 loài ưu thế. Ngoài Thiết Sam Giả Lá Ngắn thì
47
còn một số loài ưu thế đóng vai trò quan trọng là Cẩm Chỉ ( 20,32%), Nghiến (10,36%), Quéo (10,98%). Các cây còn lại không tham gia vào CTTT do chỉ
số IV% < 5%.
CTTT tầng cây cao của đai độ cao trên 700m là:
33,17%Ts + 20,32Cc + 10,36N + 10,98Q + 6,57Xr + 5,33K + 13,27Lk 3. Ở đai độ cao dưới 700m mật độ tầng cây cao là 398 cây/ha, trong đó mật độ Thiết Sam Giả Lá Ngắn lớn nhất
là 93 cây/ha, tiếp theo là Xoài Rừng với 77 cây/ ha, Cẩm Chỉ 46 cây/ha và Nhiệt Quế 45cây/ha.
Ở đai độ cao trên 700m, Thiết Sam Giả Lá Ngắn cũng là loài có mật độ
cao nhất 91 cây/ha, tiếp đến là Cẩm Chỉ 78 cây/ha và Nghiến 45 cây/ha. Mật
độ tầng cây cao tại đai độ cao này là 356 cây/ha.
4. Tại đai cao dưới 700m ,có 8 loài tham gia cào CTTT tái sinh, cụ thể
là: Cẩm Chỉ (39,83%), Chân Chim ( 14,36%), Thiết Sam Giả Lá Ngắn (7,58%), Cây Thích (6,77%), Quéo (6,77%), Xoài Rừng (5,96%), Cây Cách (5,69%) và Hồi Núi (5,14%). Trong đó Cẩm Chỉ đóng vai trò quan trọng nhất trong CTTT vì có chỉ số N% cao nhất. Vậy CTTT cây tái sinh tại đai cao dưới
700m là: 39,83Cc + 14,36C + 7,58Ts + 6,77Ct + 6,77Q +5,96Xr + 5,69Cc +
5,14Hh + 7,86Lk
Tại đai cao trên 700m , chỉ có 4 loài tham gia vào CTTT tái sinh, cụ thể
là Cẩm Chỉ (31,52%), Nghiến (14,7%) , Xoài Rừng (6,57%) và Dè (5,22%). Trong đó Cẩm chỉ với chỉ số IV% cao nhất đóng vai trò quan trọng nhất trong CTTT. Ở đai độ cao này, Thiết Sam Giả Lá Ngắn không tham gia vào CTTT do chỉ số N% không lớn hơn 5% (1,35%). CTTT cây tái sinh tại
đai cao trên 700m là:
48
5. Tại đai độ cao dưới 700m mật độ tái sinh của các loài khá thấp, cao nhất là Cẩm Chỉ với 327 cây/ha sau đó là Chân Chim 128 cây/ha. Thiết Sam Giả Lá Ngắn đứng thứ 3 với 122 cây/ha. Cây Hà Nu và Nhựa Ruồi có mật độ
tái sinh thấp nhất, 25 cây/ha.
Tại đai độ cao trên 700m, mật độ tái sinh của Thiết Sam Giả Lá Ngắn rất thấp, chỉ 34 cây/ha. Thấp hơn rất nhiều so với đai độ cao dưới 700m. Có thể cho thấy được sự khác biệt về khả năng tái sinh của Thiết Sam Giả Lá Ngắn tại hai đai độ cao. Tại đai độ cao này, Cẩm Chỉ là loài có mật độ tái sinh lớn nhất là 799 cây/ha và thấp nhất là Lịch Vài, Kháo với 24 cây/ha.
6. Số lượng cây tái sinh chất lượng tốt tại khu vực nghiên cứu lớn, chỉ
số phân bố tái sinh theo chất lượng rất cao (93,39), điều này cho thấy phần lớn các cây tái sinh ở khu vực điều tra điều tra đều sinh trưởng phát triển tốt và khả năng tái sinh mạnh. Cây chất lượng trung bình chiếm số lượng nhỏ
trong tổng số cây tái sinh, chỉ số phân bố tái sinh theo chất lượng trung bình rất nhỏ (4,6), không có cây tái sinh chất lượng xấu trong khu vực điều tra.
Phần lớn cây tái sinh trong khu vực điều tra có nguồn gốc từ hạt, chỉ số
phân bố tái sinh theo nguồn gốc của hạt là 81,03. Có 70 cây tái sinh nguồn gốc từ chồi chiếm một số lượng khá nhỏ trên tổng số cây tái sinh, chỉ số phân bố tái sinh theo nguồn gốc của các cây tái sinh chồi là 12,97. Kết quả cho thấy phương tái sinh bằng hạt là phương thức tái sinh chủ yếu của các loài cây tại khu vực điều tra.
7. Cây bụi thảm tươi nơi Thiết Sam Giả Lá Ngắn phân bố chủ yếu là ưa sáng, mọc nhanh, cụ thể là các loài như : Mua, Dương Xỉ, Bông Lau… Tại khu vực nghiên cứu, Trúc Dây là loài có độ che phủ lớn nhất, số lượng nhiều nhất. Các loại Phong Lan cũng chiếm số lượng lớn cây bụi thảm tươi tại khu vực nghiên cứu, tuy nhiên độ che phủ của chúng là rất nhỏ. Lạc Ma, Cỏ 3 Cạnh, Dương Xỉ, Lan hành, Móng Bò, Trúc Dây, Dứa Dại, Mua là các loài xuất hiện ở cả 2 đai độ cao nghiên cứu.
49
5.2. Kiến nghị
Từ những kết quả nghiên cứu, để góp phần bảo tồn và phát triển loài Thiết Sam Giả Lá Ngắn tại KBT thiên nhiên Kim Hỷ tỉnh Bắc Kạn, đề tài có một số khuyến nghị sau:
- KBT thiên nhiên Kim Hỷ cần thực hiện các biện pháp khoanh vùng trên bản đồ và thực địa, đóng cột mốc và biển cấm nơi có loài Thiết Sam Giả
Lá Ngắnphân bố, chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm của KBT và phối kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, tuần tra để kịp thời ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm vào tài nguyên rừng.
- Lấy các giải pháp kỹ thuật là chủ đạo trong bảo tồn đa dạng sinh học
đối với loài Thiết sam giả lá ngắn; kết hợp chặt chẽ giải pháp kinh tế - xã hội giải quyết sinh kế cho người dân thông qua các chính sách phát triển kinh tế
vùng đệm, tạo công ăn việc làm, từng bước tuyên truyền vận động người dân tham gia vào công tác bảo vệ, phát triển rừng của Khu bảo tồn.
- Phối hợp với các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh thực hiện các đề tài nghiên cứu chuyên sâu về kỹ thuật nhân giống và gây trồng loài Thiết Sam Giả
50
TÊN KHOA HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY
Tên tiếng việt Danh pháp khoa học
Xoài Rừng Mangifera minutifolia
Chân Chim Schefflera petelotii Merr
Quéo Mangifera inocarpoides Merr. & Perry (1941
Nghiến Burretiodendron hsienmu
Trai Fagraea fragrans
Dẻ Lá Nâu Chi Castanea
Sồi Lepidobalanus và Leucobalanus
Tông Dù Toona sinensis
Kháo Cinnadenia paniculata
Hồng Bì Rừng Clausena duniana
Hồi Núi lllicium griffithii Hook. f et. Thoms
Chay Rừng rtocarpus tonkinensis
Thích Lá Xẻ (Acer saccharum
Móng Bò Bauhinia championii
Dứa Dại Họ Pandanaceae
Riềng Núi Alpinia oxymitra
Đơn Răng Cưa Maesa balansae Mez.
Mua Elastoma candidum D. Don
Trúc Dây Phyllostachys nigra
Cây Rang Drynaria quercifolia
Dương Xỉ Polypodiaceae
Tu Hú Rubus cochinchinenis Tratt
Guột Dicranopteris dichotoma (Thunb.) Bernh
Tầm Gửi Loranthaceae
51
Tài liệu tham khảo
1. Baur G.N, (1962), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa, Vương Tấn Nhị dịch, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội
2. Nguyễn Thanh Bình (2003), Nghiên cứu một sốđặc điểm lâm học của loài Dẻ ăn quả phục hồi tự nhiên tại Bắc Giang, Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Tây (cũ). Nhị dịch, tài liệu khoa học Lâm nghiệp, Viện KH Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
3. Bộ Khoa học và công nghệ, Viện khoa học và công ngệ Việt Nam (2007),
Sách đỏ Việt Nam, Phần II-Thực vật, NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ. Hà Nội.
4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Tổng cục lâm nghiệp, tháng 12 năm 2010. Báo cáo dự án, “Điều tra đánh giá tình trạng bảo tồn các loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc danh mục nghị định 32/2006/NĐ-
CP theo vùng sinh thái”.
5. Bộ nông nghiệp và phát triẻ:n nông thôn - Vụ khoa học công nghệ và chá:t lượng sản phả:m, Tên cây rừng Việt nam (2000), NXB Nông
nghiệp,Hà nội.
6. Vũ Văn Cần (1997), Nghiên cứu một sốđặc điểm sinh vật học của cây Chò
đãi làm cơ sở cho công tác tạo giống trồng rừng ở Vườn Quốc gia Cúc Phương. Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Tây (cũ).
7. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000), Giáo trình Thực vật rừng, NXB
nông nghiệp, Hà Nôi.
8. Nguyễn Bá Chất (1996), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và biện pháp kỹ thuật gây trồng nuôi dưỡng cây Lát hoa (Chukrasia tabularis
52
A.Juss), Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, VKHLN Việt Nam, Hà Nội.
Đại học Lâm nghiệp, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
9. Hoàng Văn Chúc (2009), Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên loài Vối Thuốc (Schima wallichii) trong các trạng thái rừng tự nhiên phục hồi ở tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sỹ Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm Nghiệp, Hà Nội.
10. Chương trình hỗ trợ Lâm nghiệp xã hội (2000), Bài giảng Bảo tồn đa
dạng sinh học.
11. Trần Văn Con (2008), Nghiên cứu đặc điểm lâm học rừng sản xuất là rừng gỗ nghèo, lá rộng thường xanh và nửa rụng lá ở các vùng sinh thái
khác .Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2008, số 4, trang 92-
96.
12. Ngô Quang Đê, Triệu Văn Hùng, Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Hữu Vĩnh, Lâm Xuân Xanh, Nguyễn Hữu Lộc (1992), Giáo trình Lâm sinh học, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội.
13. Nguyễn Thị Hương Giang (2009), Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh của loài Vối Thuốc (Schima Wallichii ) tự nhiên ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.
14. Trần Hợp (2002), Tài nguyên cây gỗ Việt Nam, Nxb Nông nghiệp,TP Hồ
Chí Minh.
15. Bảo Huy (2009), Thống kê toán học trong lâm nghiệp.
16. Bảo Huy (1993), Nghiên cứu cơ sở khoa học, xác định một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng thứ sinh nghèo tại huyện Chợ Đồn, Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn.
53
17. Lương Thị Thanh Huyền (2009). Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên trong một số trạng thái thảm thực vật thứ sinh tại vùng đầu nguồn Hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái.
18. Nghịđịnh Chính Phủ 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng.
19. Bùi Chính Nghĩa (2009), Đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi sau khai thác kiệt vùng Tây Bắc. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số
12,2009. Trang 86-91.
20. Richards P.W (1968), Rừng mưa nhiệt đới, Vương Tấn Nhị dịch, Nxb Khoa học, Hà Nội.
21. Lê Xuân Thắng (2003), Nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái học loài Mỡ Sa Pa (Manglietia sapaensis N.H. Xia & Q.N. Vu) Tại vườn quốc gia Hoàng Liên, huyện Sa Pa, Tỉnh Lào Cai.
22. Nguyễn Toàn Thắng (2008), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Dẻ Anh (Castanopsis piriformis hickel & A.camus) tại Lâm Đồng, Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp, Trường ĐHLN, Hà Nội.
23. Hoàng Thị Thanh Thủy (2009), Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng thực vật trong một số trạng thái thảm thực vật ở xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
24. Lê Mộng Thân (2000), Thực vật rừng, ĐH Lâm nghiệp,Hà nội.
25. Lê Phương Triều (2003), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học loài cây Trai lý tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây (cũ).
26. Thái Văn Trừng (1978). Thảm thực vật rừng Việt Nam trên quan điểm hệ
sinh thái, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
27. Trần Minh Tuấn, (1997), Bước đầu nghiên cứu một số đặc tính sinh vật học loài Phỉ Ba mũi làm cơ sở cho việc bảo tồn và gây trồng tại Vườn
54
Quốc gia Ba Vì - Hà Tây, Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây (cũ).
28. Nguyễn Hải Tuất (2006), Nghiên cứu cơ sở khoa học của điều chế rừng tự
nhiên tại lâm trường Con Cuông, tỉnh Nghệ An, 2012.
29. Nguyễn Hải Tuất ( 2006), Phân tích thống kê trong lâm nghiệp,Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội, 324tr.
30. Nguyễn Thị Yến (2003), Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở một số kiểu thảm thực vật tại xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Nước ngoài
31.Balley, Dell, (1972), Quantifying Diameter Distribution with the
WEIBULL function, Forest Soi.
32.Carriere (1867), Traite general des coniferes.
33.David S.Gernandt and Aaron Liston (1999), Internal transcribed spacer
region evolution in larix and pseudotsuga (pinaceae).
34.Farjon, A. (1998). World Checklist and Bibliography of Conifers. Royal
Botanic Gardens, Kew. 300 trang.
35.Odum E.P (1971), Fundamentals of ecology, 3rd ed, Press of WB.
SAUNDERS Company.
Trang điện tử