Cấu trúc tổ thành tầng cây cao ở độ cao trên 700m

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài Thiết Sam Giả Lá Ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975) tại Khu bảo tồn Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 43)

Bảng 4.5:Cấu trúc tổ thành cây cao nơi có loài Thiết Sam Giả Lá Ngắn phân bố tại đai độ cao trên 700m

STT Tên Loài Số cây D1.3tb (cm) Hvntb (m) ∑ G (m2) ∑N% ∑G% IV% 1 Thiết Sam Giả Lá

Ngắn 77 18.27 12.77 2.30 25.41 40.93 33.17 2 Cẩm Chỉ 66 13.71 10.06 1.06 21.78 18.86 20.32 3 Nghiến 38 16.15 13.36 0.46 12.54 8.19 10.36 4 Quéo 25 14.25 10.92 0.77 8.25 13.70 10.98 5 Xoài Rừng 22 13.09 11.13 0.33 7.26 5.87 6.57 6 Kháo 21 11 10.90 0.21 6.93 3.74 5.33 7 Dẻ Lá Nâu 12 12.83 9.75 0.16 3.96 2.85 3.40 8 Cây Hồng Bì Rừng 9 10.67 8.22 0.08 2.97 1.42 2.20 9 Lịch Vài 5 13 10.6 0.06 1.65 1.07 1.36 10 Cây Sếu 5 9.2 9.4 0.03 1.65 0.53 1.09 11 Hồi Núi 5 11.4 10 0.05 1.65 0.89 1.27 12 Nhiệt Quế 4 8.5 9 0.02 1.32 0.36 0.84 13 Trai 4 11.5 10.5 0.04 1.32 0.71 1.02 14 Chân Chim 4 9.5 9.25 0.02 1.32 0.36 0.84 15 Cây Chay Rừng 4 7.25 6.25 0.01 1.32 0.18 0.75 16 Thích Lá Xẻ 2 11 8.5 0.02 0.66 0.36 0.51 Tổng 303 5.62 100 100 100

Ở đai cao trên 700m, Thiết Sam Giả Lá Ngắn cũng là cây ưu thế và cũng đóng vai trò quan trọng nhất, Thiết Sam Giả Lá Ngắn có chỉ số IV% là 33,17% với D1.3tb là 18,27cm và Hvntb là 12,77m. Ở đai độ cao này xuất

34

hiện 16 loài, tuy nhiên chỉ có 6 loài ưu thế. Ngoài Thiết Sam Giả Lá Ngắn thì còn một số loài ưu thế đóng vai trò quan trọng là Cẩm Chỉ ( 20,32%), Nghiến (10,36%), Quéo (10,98%). Các cây còn lại không tham gia vào CTTT do chỉ

số IV% < 5%.

CTTT tầng cây cao của đai độ cao trên 700m là:

33,17%Ts + 20,32Cc + 10,36N + 10,98Q + 6,57Xr + 5,33K + 13,27Lk

(Ghi chú: Ts – Thiết Sam Giả Lá Ngắn; Xr – Xoài Rừng; Cc – Cẩm Chỉ; Nq– Nhiệt Quế; C – Chân Chim; Q – Quéo ; N – Nghiến; Lk – Loài khác; K- Kháo).

Qua bảng 4.5, có thể thấy các loài có thiết diện lớn ở đai cao này là: Thiết Sam Giả Lá Ngắnvới tổng thiết diện lớn nhất (2,3 m2), Cẩm Chỉ (1,07 m2), Nghiến (0.46 m2) và Quéo (0,77 m2).

Bảng 4.6: Công thức tổ thành rừng các đai độ cao nơi có loài Thiết Sam Giả Lá Ngắn ngăn phân bố

(Ghi chú: Ts – Thiết Sam Giả Lá Ngắn; Xr – Xoài Rừng; Cc – Cẩm Chỉ; Nq– Nhiệt Quế; C – Chân Chim; Q – Quéo ; N – Nghiến;K: Kháo; Lk – Loài khác). STT Đai độ cao Công thức tổ thành 1 Dưới 700m 31,75Ts + 15,92Xr + 14,41Cc+ 8,42Nq+ 7,45C + 6,72Q +15,32Lk 2 Trên 700 33,17%Ts + 20,32Cc + 10,36N + 10,98Q + 6,57Xr + 5,33K + 13,27L

35

Từ công thức tổ thành, có một số nhận xét như sau:

Số loài tham gia cao, các loài cây giữ vai trò quan chính vào công thức tổ thành khá thấp, dao động từ 4 – 6 loài. Ở các đai độ trọng chủ yếu là các loài Xoài Rừng, Cẩm chỉ, Nghiến, Quéo.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự khác biệt nhỏ về các loài cây tham gia CTTT rừng tại 2 đai độ cao. Hệ số tổ thành của Thiết Sam Giả Lá Ngắn tại 2 đai độ cao là gần bằng nhau. Thiết Sam Giả Lá Ngắn xuất hiện tương đối nhiều, đều tham gia và đóng vai trò quan trọng nhất trong CTTT ở cả 2 đai độ

cao. Kết quả cho thấy Thiết Sam Giả Lá Ngắn là loài ưu thế và vai trò của Thiết Sam Giả Lá Ngắn là quan trọng nhất thông qua chỉ số IV%. Tuy nhiên khi nghiên cứu 2 đai độ cao dưới 700m và trên 700m, chỉ số IV% của đai trên 700m lại cao hơn so với đai dưới 700m. Điều này chứng tỏ Thiết Sam Giả Lá Ngắn có sự khác biệt vềưu thế sinh thái ởđai độ cao dưới 700m và đai độ cao trên 700m.

Từ số liệu các ÔTC và kết quả bảng 4.6 cho thấy có tất cả 8 loài ưu thế, nơi mà Thiết Sam Giả Lá Ngắn đóng vai trò quan trọng trong Quần xã thực vật rừng (QXTVR). Ở các đai độ cao khác nhau, số loài ưu thế ở đai dưới 700m là 6 loài và ởđai độ cao trên 700m là 6 loài. Số lượng các loài ưu thế ở

các đai độ cao khác nhau là không có sự khác biệt.

Các loài ưu thế xuất hiện ở cả 2 đai độ cao là: Thiết Sam Giả Lá Ngắn, Cẩm chỉ, Xoài rừng và Quéo. Ở đai độ cao dưới 700m số lượng loài xuất hiện là 12 loài, 259 cây. Đai trên 700m số lượng loài xuất hiện là 16, tổng số 303 cây. Tuy con số loài của từng đai chưa nói lên được tính quy luật, càng lên cao thì mật độ cây giảm dần, ở đai thấp tuy số lượng loài không nhiều nhưng số lượng cá thể của chúng lại khá cao.

Ở cả 2 đai độ cao nghiên cứu trên, hầu hết các loài đều có Hvntb thuộc tầm trung bình. Dao động từ 8m đến 18m.

36

Tổng hợp kết quả nghiên cứu tổ thành các loài cây gỗ:

Số lượng các loài cây gỗ trong 2 đai độ cao là 19 loài và có 8 loài ưu thế. Trong số các loài ưu thế có 4 loài xuất hiện ở cả 2 đai cao, cụ thể là :

Thiết Sam Giả Lá Ngắn, Cẩm Chỉ, Xoài Rừng, Quéo.

4.3.3. Cu trúc mt độ tng cây cao ti đai độ cao dưới 700m

Qua điều tra tại khu vực nghiên cứu, ta thấy được mật độ của các loài cây tại 2 đai độ cao điều tra, cụ thể được thể hiện trong bảng 4.7:

Bảng 4.7: Mật độ lâm phần của tầng cây cao và Thiết Sam Giả Lá Ngắn tại đai độ cao dưới 700m

STT Tên Loài Số cây

(13 ÔTC)

Mật độ (cây/ha)

1 Thiết Sam Giả Lá Ngắn 63 93

2 Xoài Rừng 50 77 3 Cẩm Chỉ 30 46 4 Nhiệt Quế 29 45 5 Chân Chim 24 37 6 Quéo 21 32 7 Lịch Vài 12 18 8 Trai 7 11 9 Dẻ Lá Nâu 7 11 10 Cây Sồi 7 11 11 Tông Dù 5 8 12 Nghiến 4 6 Tổng 259 398

37

Từ bảng 4.7 và số liệu điều tra ta thấy, ở đai độ cao dưới 700m mật độ

tầng cây cao là 398 cây/ha, trong đó mật độ Thiết Sam Giả Lá Ngắn lớn nhất là 93 cây/ha, tiếp theo là Xoài Rừng với 77 cây/ha, Cẩm Chỉ 46 cây/ha và Nhiệt Quế 45cây/ha.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài Thiết Sam Giả Lá Ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975) tại Khu bảo tồn Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)