Sử dụng phương pháp điều tra trên các ô tiêu chuẩn (ÔTC) điển hình tạm thời nơi có Thiết Sam Giả Lá Ngắnphân bốở các đai độ cao khác nhau để điều tra nghiên cứu các đặc điểm lâm học. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên của KBT thiên nhiên Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn. Đề tài điều tra trên 2 đai độ cao cụ
thể như sau:
Đai I: độ cao dưới 700m với 13 ÔTC.
Đai II: độ cao trên 700m với 17 ÔTC. Tổng số ÔTC: 30 ÔTC
23
a. Nghiên cứu đặc điểm hình thái loài Thiết Sam Giả Lá Ngắn
Áp dụng phương pháp kế thừa số liệu và điều tra khảo sát bổ sung ngoài hiện trường: Trên mỗi đai độ cao quan sát 5 cây mẹ Thiết Sam Giả Lá Ngắn trung bình (cây tiêu chuẩn) đại diện cho các cây ở khu vực nghiên cứu, cây sinh trưởng tốt, thân thẳng, không cong queo, sâu bệnh, trên mỗi cây mẹ đánh dấu 3 cành tiêu chuẩn trung bình ở 3 vị trí tán: Ngọn, giữa và dưới tán. Theo dõi, quan sát với các chỉ tiêu sau: Hình thái, kích thước lá, hoa, quả, hạt.
b. Nghiên cứu đặc điểm phân bố và sinh thái loài Thiết Sam Giả Lá Ngắn
Kế thừa các công trình nghiên cứu về phân bố và sinh thái của Thiết Sam Giả Lá Ngắn và bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng của tỉnh Bắc Kạn, tiến hành điều tra tại hiện trường về vùng phân bố của Thiết Sam Giả Lá Ngắn,
định vị trên máy GPS, thu thập số liệu về vị trí địa lý, địa hình, độ cao, độ
dốc, loại rừng,….Thu thập số liệu khí hậu thủy văn tại các trạm quan trắc của khu vực nghiên cứu.
c. Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng nơi loài Thiết Sam Giả Lá Ngắn phân bố
Điều tra cây gỗ lớn trên các đai cao nơi có Thiết Sam Giả Lá Ngắn phân bố, lập các ÔTC để tiến hành nghiên cứu, vị trí các ÔTC được định vị
bằng máy GPS, diện tích ÔTC là 500 m2.
Đề tài điều tra trên 2 đai độ cao khác nhau với tổng số 30 ÔTC, cụ thể
như sau:
Đai độ cao dưới 700m: 13 ÔTC
Đai độ cao trên 700m: 17 ÔTC
d. Nghiên cứu tổ thành cây tái sinh
Điều tra cây tái sinh được tiến hành đồng thời với điều tra ÔTC. Trong mỗi ÔTC thiết lập 30 ô dạng bản (ÔDB) diện tích 4m2 (2m x 2m). Các chỉ
24