Kinh nghiệm quản lý thuế đối với các doanh nghiệp ở một sốn ước trên thế giớ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 31)

trên thế gii

2.2.1.1. Kinh nghiệm quản lý thuế tại Mỹ

Tại Mỹ, người nộp thuế sẽ có nghĩa vụ khai tờ khai thuế của mình vào ngày 15 tháng 4 hàng năm. Nếu người nộp thuế không có khả năng khai tờ khai đúng hạn, người đó có thể đề nghị gia hạn tự động thời gian khai thuế cho đến ngày 15 tháng 10, tuy nhiên vẫn phải nộp thuế.

Theo nguyên tắc chung, người nộp thuế có thể bị cơ quan thuế thanh tra trong phạm vi ba năm kể từ ngày tờ khai thuế được khai. Tuy nhiên, giới hạn thời gian này có thể được kéo dài nếu người nộp thuế đã kê khai thiếu thuế một cách nghiêm trọng hoặc kê khai gian lận tờ khai thuế. Nếu một tờ khai là gian lận hoặc không được khai, việc thanh tra là không giới hạn. Nếu một người nộp thuế kê khai thiếu từ 25% số thuế phải nộp trở lên trong một tờ khai thì giới hạn thời gian thanh tra là 6 năm. Cơ quan thuế Mỹ (IRS-Inland

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23 Revenue Service) phải thông tin với người nộp thuế rằng người đó không được yêu cầu để gia hạn thời gian thanh tra.

Người nộp thuế cần được thông báo về việc thanh tra. Người nộp thuế sẽ nhận được một “bức thư 30 ngày" thông báo rằng người đó đã được thanh tra và sẽ thông báo cho người đó các điều chỉnh và thay đổi mà IRS đề xuất. Người nộp thuế có được một thời hạn 30 ngày để trả lời bức thư đó. Tất nhiên việc trả lời cũng có thể được thực hiện bởi luật sư hoặc kế toán của NNT.

(Tổng cục Thuế, 2008;)

2.2.1.2. Kinh nghiệm quản lý thuế tại Trung Quốc Thứ nhất, tổ chức bộ máy.

- Tổ chức bộ máy Tổng cục thuế theo hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương: Tổng cục thuế - Cục thuế tỉnh, thành phố - Chi cục thuế huyện, quận và các xã. Cơ quan thuế được tổ chức gắn với từng địa bàn tỉnh, huyện, xã.

- Bên cạnh bộ máy thuế quốc gia còn có bộ máy thuế địa phương thuộc UBND tỉnh, thành phố có nhiệm vụ quản lý thu thuế địa phương. Tuy nhiên, bộ máy này chịu sự quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng cục thuế quốc gia. Bộ máy thuế địa phương gồm Cục thuế tỉnh, thành phố, Chi cục thuế quận, huyện, phòng thuế xã.

Hệ thống thuế trung ương của Trung Quốc chủ yếu quản lý hai loại thuế gián thu là thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt. Số thu từ thuế giá trị gia tăng chiếm trên dưới 50% tổng thu về thuế cả NSNN. Vì vậy, việc quản lý thuế của Trung quốc chủ yếu tập trung vào sắc thuế này.

Thứ hai, quản lý thuế

- Phương pháp tự kê khai:

Các doanh nghiệp dân doanh tự kê khai giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ tự kê khai và nộp thuế theo quy định của luật thuế. Cơ quan thuế không ra thông báo thuế mà chỉ thực hiện việc kiểm tra sau khi các doanh nghiệp dân doanh kê khai. Quy định này nhằm nâng cao ý thức tự giác

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24 của người nộp thuế. Cơ quan thuế dành thời gian và nhân lực cho việc thanh, kiểm tra đối tượng nộp thuế .

Các doanh nghiệp có trụ sở chính ở địa phương nào thì đăng ký và kê khai nộp thuế ở địa phương đó. Các doanh nghiệp có chi nhánh ở địa phương khác phải đăng ký nộp thuế GTGT ở địa phương đó và xuất hoá đơn GTGT riêng.

- Công tác thanh tra, kiểm tra thuế:

Toàn bộ hệ thống thuế Trung Quốc có 3.000 tổ chức, kiểm tra, kiểm soát thuế trực thuộc cơ quan thuế các cấp, với 80.000 cán bộ làm công tác kiểm tra. Năm 1996, Quốc vụ viện Trung quốc thông qua phương án cải cách thu thuế trong đó có biện pháp lấy công tác thanh tra, kiểm tra làm trọng điểm của cải cách quản lý thu.

Việc sử dụng cán bộ quản lý cũng như cán bộ kiểm tra thu thuế ở Trung Quốc đã thực hiện cải cách một bước, từ chỗ sử dụng cán bộ chuyên quản để quản lý đối tượng, bao gồm nhiều loại thuế chuyển sang sử dụng cán bộ chuyên môn hóa theo từng sắc thuế.

- Tuyên truyền thuế:

Cơ quan thuế thành lập tổ chức chuyên trách về tuyên truyền thuế ở các tỉnh, thành phố. Các trung tâm tuyên truyền thuế ngoài nhiệm vụ tuyên truyền chính sách thuế hiện hành còn có nhiệm vụ tuyên truyền cả nội dung về tổ chức quản lý thuế để nâng cao ý thức cho các doanh nghiệp, làm cho luật thuế đi vào đời sống kinh tế, xã hội.

Nội dung tuyên truyền được xác định hàng năm với trọng điểm, trọng tâm nhất định. Trong các biện pháp tuyên truyền có hiệu quả của ngành thuế Trung Quốc, đặc biệt có việc đưa nội dung thuế vào chương trình giáo dục phổ thông, nội dung trên cả 2 mặt: tuyên truyền mặt tốt và phê bình mặt xấu.

- Tổ chức và hoạt động tư vấn thuế:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25 sách cải cách thuế toàn diện.

Trung tâm tư vấn thuế là cơ quan có nhiệm vụ quản lý Nhà nước về hoạt động tư vấn thuế, thực hiện thẩm định và cấp giấy phép hoạt động và quản lý hoạt động các tổ chức tư vấn thuế.

Ở Trung ương có Trung tâm tư vấn thuế trực thuộc Tổng cục Thuế Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các trung tâm tư vấn thuế trực thuộc các tỉnh, thành phố.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)