6. Cấu trúc của luận văn
3.2. Vũ khí năng lƣợng làm tăng vị thế của Liên bang Nga đối với phƣơng Tây
Việc xuất hiện các cường quốc tiêu thụ năng lượng mới với nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng trong khi nguồn cung đang cạn kiệt đã tác động mạnh mẽ tới cơ cấu quyền lực của thế giới, vấn đề an ninh năng lượng ngày càng trở nên cấp bách. Trong thời gian vừa qua, các cuộc chiến chống khủng bố mà Mỹ phát động tại Afghanistan, Iraq, quan hệ xấu đi của Mỹ với các quốc gia Hồi giáo Trung Đông, đặc biệt là với Iran, một nước lớn về sản xuất dầu mỏ, cùng với sự gia tăng nhu cầu dầu mỏ do sự phát triển nhanh chóng của các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Ấn Độ làm ảnh hưởng sâu sắc tới quan hệ cung cầu năng lượng trên thị trường toàn cầu, giá dầu mỏ và khí đốt tăng nhanh chóng. Giá dầu liên tục tăng cao trong thời gian gần đây: Năm 2005 ở mức 70 USD/thùng, năm 2006 gần 80 USD/thùng, năm 2007 dao động dưới mức 100 USD/thùng nhưng sang mùa hè năm 2008 có lúc đã gần chạm mức 150 USD (ngày 3/7/2008 mức giá đỉnh điểm 145 USD/thùng).
Các dự báo đều cho rằng, nguồn cung dầu mỏ của thế giới chỉ có thể gia tăng thêm trong khoảng nửa thập kỷ nữa trước khi đạt tới đỉnh điểm rồi bắt đầu giảm xuống, còn nguồn cung khí đốt sẽ tiếp tục tăng thêm 1 - 2 thập kỷ nữa rồi cũng sẽ suy giảm. Điều này làm cho cuộc cạnh tranh giành giật các nguồn dầu mỏ, khí đốt, than và uranium ngày càng quyết liệt trên toàn cầu, quyền lực của cải đang chuyển dần từ những nước thiếu năng lượng như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, EU sang các nước dư thừa năng lượng như Nga, Arập Xêút và Venezuela. Vấn đề an ninh năng lượng buộc các quốc gia đều phải điều chỉnh chiến lược đối ngoại của mình, đi tìm kiếm những nguồn cung cấp năng lượng ổn định, đặc biệt là các cường quốc Mỹ, EU và Trung Quốc. Cùng với tăng cường quan hệ ngoại giao chính trị, kinh tế - thương mại vơi các khu vực, các nước nhiều dự trữ năng lượng, các cường quốc lớn luôn áp dụng các biện pháp quân sự nhằm gia tăng vị thế trong cuộc chiến về năng lượng75
.
Là một cường quốc về năng lượng trên thế giới, chỉ đứng sau Arập Xêút, Nga đã thu được nhiều lợi ích trong lĩnh vực cung cấp năng lượng. Thông qua xuất
75 Nguyễn An Hà chủ biên (2011), Liên bang Nga hai thập niên đầu thế kỷ XXI, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.101
khẩu năng lượng, nền kinh tế Nga đã khôi phục nhanh chóng và Nga cũng tận dụng vũ khí năng lượng để gây ảnh hưởng trên thế giới và khu vực. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, cả thế giới đã chứng kiến Nga sử dụng thứ vũ khí này như là con “át chủ bài” đối với EU nói riêng và phương Tây nói chung trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) - đồng minh thân cận của Mỹ và khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày càng tỏ rõ tham vọng mở rộng về phía Đông, tiến sát biên giới nước Nga, đe dọa trực tiếp không gian địa chính trị của Nga tại khu vực SNG. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) là tổ chức hợp tác của 11 trong số 15 nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây, trừ 3 nước vùng Ban-tich và Grudia. Đây là không gian địa chính trị, địa kinh tế rất quan trọng, vừa đảm bảo an ninh và phát triển kinh tế cho Nga, vừa giúp Nga khôi phục vị thế cường quốc của mình trên thế giới. Đối với Nga, SNG là ưu tiên số một trong chính sách đối ngoại. Và đương nhiên, với các nước SNG, Nga cũng là đối tác quan trọng hàng đầu do những điều kiện lịch sử và địa lý quy định. Trong khi Nga luôn cung cấp nguyên, nhiên liệu cho SNG với giá ưu đãi và dành những điều kiện tiếp cận thị trường thuận lợi cho các nước SNG thì những quốc gia này lại coi đó là một nghĩa vụ của Nga và công khai tuyên bố định hướng chiến lược của họ là hội nhập châu Âu và thực hiện các chính sách thù địch với Nga. Cách ứng xử như vậy đã buộc Nga phải có thái độ rõ ràng và tuyên bố Nga muốn đối xử với tất cả các nước trên nguyên tắc bình đẳng, tức là buộc tất cả các nước phải mua nguyên, nhiên liệu của Nga theo giá thị trường.
Vào cuối năm 2005, Tập đoàn năng lượng hàng đầu của Nga, Gazprom, tuyên bố có kế hoạch tăng giá bán khí đốt cho Ucraina - một quốc gia nằm trong SNG có vị trí chiến lược đối với Nga - từ 50 USD/1.000m3 lên 230 USD/1.000m3 với lý do họ muốn một cái giá phù hợp với thị trường. Lúc bấy giờ, Ucraina - vốn đang quan hệ mật thiết với NATO và EU - lớn tiếng tuyên bố không chấp nhận. Đặc biệt, Matxcơva còn cáo buộc Kiev mua lượng khí đốt (vốn được bán với giá rẻ) lớn hơn nhiều so với nhu cầu, sau đó bán lại lượng dư thừa này sang EU với giá cao hơn. Vào ngày 1/1/2006, thỏa thuận giữa hai nước thất bại, Gazprom khóa van khí đốt. Hậu quả lập tức xảy ra, đất nước 49 triệu dân này không còn nguồn khí sưởi ấm, trong khi nhiệt độ ngoài trời lên đến âm 20 độ C. Đây là ngón đòn độc của Kremlin để trừng phạt những người làm nên cuộc cách mạng màu cam; đồng thời dằn mặt các nước thuộc Liên Xô cũ muốn quay lưng lại với Matxcơva. Đòn trừng phạt trên không chỉ với Ucraina mà Áo, Pháp, Đức, Hungary, Italia và Ba Lan lập
tức lâm vào cuộc khủng hoảng năng lượng khi nguồn cung giảm đột ngột. Lý do đơn giản là hơn 1/4 nhu cầu khí đốt của châu Âu trông chờ vào Nga và hơn 80% trong số đó phải đi qua đường ống dẫn ở Ucraina. Vấn đề sau đó cũng được giải quyết thông qua một thỏa thuận vô cùng phức tạp. Theo đó, Ucraina mua khí đốt từ Nga (nguyên giá) và Turkmenistan (giá giảm) thông qua một công ty con của Gazprom đăng ký ở Thụy Sĩ.
Nếu chúng ta nhớ lại, vào năm 1998, khi thị trường chứng khoán Nga sụp đổ, đồng rup mất giá một cách thảm hại, ông Boris Yeltsin đành phải cầu cứu Quỹ Tiền tệ Quốc tế để vay 22 tỷ USD. Còn năm 2008 thì ông Putin hoàn toàn có thể hài lòng khi có thể trả nợ cho các nước thuộc Câu lạc bộ Paris từ 2 năm trước, dự trữ ngoại hối lên đến 600 tỷ USD, và tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là khoảng 7%. Rõ ràng là Nga đã tìm lại được vị trí của một đại cường nhờ vào nền kinh tế dựa trên nguồn lợi tức khổng lồ từ dầu khí.
Riêng Tập đoàn Gazprom, nhà cung cấp khí đốt hàng đầu thế giới, đã là một vương quốc nhỏ trong một vương quốc lớn. Tập đoàn này đảm nhiệm việc thăm dò, sản xuất cho đến phân phối khí đốt tới nhiều nước.
Chính phủ Nga đã dùng nhiều biện pháp đưa ngành dầu khí quay trở lại dưới quyền kiểm soát của Nhà nước. Một trong những chủ trương họ phục hồi quyền kiểm soát của Nhà nước đối với ngành công nghiệp năng lượng đúng vào lúc giá dầu khí tăng cao, cho nên nó đã mang lại ngân sách tăng gấp đôi, giúp giải quyết nhiều khó khăn cho đất nước và thực sự là được nhân dân Nga ủng hộ. Ngoài ra, người Nga rất muốn phục hồi lại danh dự cũng như vai trò ảnh hưởng toàn cầu của quốc gia vĩ đại này. Với một chiến lược khôn ngoan, Chính phủ Nga đã củng cố, phát triển các tổng công ty dầu khí quốc doanh khổng lồ như Gazprom, Rosneft. Họ đã tạo ra được quản lý có hiệu quả đối với hoạt động sản xuất và xuất khẩu dầu khí ra thị trường thế giới. Nhờ đó mà nước Nga đã trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu dầu khí lớn trên thế giới. Nếu như trước kia Nga bán cho các nước Tây Âu từ 50 USD/1.000m3 thì bây giờ vọt lên 230 USD/1.000m3, có nghĩa là gấp gần 5 lần. Ucraina được phép mua rẻ hơn một chút. Nga cũng cho biết là họ sẽ thay đổi những điều khoản rất quan trọng trong thỏa thuận khí đốt đối với Bungary, Rumani và những nước đã cho phép Mỹ đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ của họ. Thông điệp phía Nga rất là cứng rắn và rất rõ ràng là Nga khẳng định vị thế quan trọng toàn cầu trên mặt trận năng lượng. Nga sẵn sàng có thể trở thành một đối tác năng lượng
miễn là chủ quyền hợp pháp và an ninh của Nga được tôn trọng. Và Nga sẽ không lưỡng lự sử dụng vũ khí năng lượng của mình để chống lại bất kỳ một nước nào đe dọa an ninh và quyền lợi của Nga. Châu Âu gần như phụ thuộc hoàn toàn vào Nga ở thị trường khí đốt. Các nước Đông Á cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự và hầu như không có giải pháp thực tế nào đảo ngược được tình thế này trong vài chục năm nữa. Bởi vì muốn thay đổi một nguồn nhiên liệu và năng lượng mới thì cần phải có thời gian. Phần lớn các nước châu Á, Trung Đông, châu Phi, châu Mỹ Latinh đều không ủng hộ chính sách năng lượng ngoại giao của Mỹ. Điều này vô hình chung đã trở thành một yếu tố ủng hộ Nga. Thứ hai là Nga biến đối thủ của mình trở thành đối tác, tức là Nga biến sân sau của Mỹ thành cái vườn canh tác của mình, ví dụ như Nga - Arập Xêút, Nga phải mất hơn 70 năm để biến đối thủ từ thủa xa xưa của mình thành đối tác hợp tác với Nga trên một chiến tuyến, hoặc Nga với Venezuela hoặc Nga với Iran. Thứ ba là Nga có chính sách thưởng cho bạn, phạt đối với thù. Chiến lược thứ tư là Nga tiếp tục củng cố và bảo vệ những đường ống dẫn dầu khí đã có trước đây, đồng thời xây dựng mới các tuyến và đồng thời ra các điều kiện mới về địa kinh tế, địa chính trị và địa ngoại giao. Các phương án hình thành hệ thống cung cấp năng lượng cho các nước Đông Bắc Á chạy từ phía Nga sang Ulanbato (Mông Cổ), sang Thượng Hải (Trung Quốc), sang Seoul (Hàn Quốc) rồi sang Tokyo (Nhật Bản). Phương án hình thành hệ thống cung cấp năng lượng cho các nước Đông Bắc Á cũng rất lớn. Điểm cuối cùng là Nga coi dầu khí không chỉ đảm bảo an ninh năng lượng cho bản thân nước Nga, để nước Nga có thể duy trì với tốc độ phát triển kinh tế trung bình hàng năm từ 7 - 8%/năm và Nga đang phấn đấu đứng vào Top 5 của nền kinh tế thế giới vào khoảng năm 2015 - 2020. Ngoài ra, Nga còn tính đến an ninh năng lượng toàn cầu với quan điểm vừa hợp tác vừa đấu tranh, vừa thu được lợi nhuận, mà lợi nhuận này không chỉ về kinh tế mà cả chính trị và Nga cũng sẵn sàng áp đặt những điều kiện có lợi cho Nga. Nhiều năm qua, Nga sử dụng dầu mỏ không chỉ nhằm phục lợi cho nền kinh tế nước mình mà còn coi đó như một thứ vũ khí lợi hại chi phối châu Âu. An ninh năng lượng có thể nói là một sự đe dọa mới đối với châu Âu.
Năng lượng ngày nay là một thứ vũ khí rất lợi hại. Có thể nói, Liên bang Xô viết tan rã năm 1991 được coi là một sự kiện địa chính trị quan trọng nhất thế kỷ XX. Tất nhiên hiện vẫn còn nhiều tranh luận về nguyên nhân đưa đến sự sụp đổ của một cường quốc, tuy còn nhiều bất đồng nhưng nhiều ý kiến cho rằng, các nhà lãnh
đạo Liên bang Xô viết thời đó ngoài tạo ra một cường quốc quân sự thì không tạo được vũ khí về kinh tế. Trong khi đây là nhân tố quyết định trong những nhân tố về chính trị, kinh tế, quân sự để biến một quốc gia có thể trở thành cường quốc và ràng buộc được các quốc gia khác. Nước Nga đã tìm ra cách khắc phục những sai lầm biến nguồn dầu mỏ của mình trở thành một thứ vũ khí lợi hại để quyết tâm giành lại vị thế cường quốc cho nước Nga. Dưới thời Liên Xô, nguồn dầu mỏ khổng lồ được sử dụng gần như một thứ hàng hóa thông thường. Còn đến nay, thời Tổng thống Putin và Medvedev, dầu mỏ, khí đốt không chỉ là hàng hóa mà còn là công cụ hữu hiệu để nước Nga nâng cao ảnh hưởng và ràng buộc nước khác. Để sử dụng dầu mỏ như một công cụ gây ảnh hưởng chi phối nước khác, Nga đã thỏa mãn được 3 điều kiện không thể thiếu là: 1, Nga kiểm soát được toàn bộ nguồn dự trữ và sản xuất dầu mỏ trên toàn quốc; 2, Nga kiểm soát được tất cả hệ thống đường ống dẫn dầu trên toàn quốc và đến các nước láng giềng; 3, Nga thiết lập được hợp đồng dài hạn và chắc chắn đối với các nhà cung cấp dầu khí cho các nước EU. Gazprom trở thành nhà cung cấp khí đốt duy nhất cho Bosnia, Estonia, Phần Lan, Mônđôva, Latvia, Xlovakia, ..., cung cấp 50% khí đốt cho các nước EU, 97% cho Bungary, 90% cho Hungary, 80% cho Ba Lan, 75% cho Sec, 36% cho Đức và 25% cho Pháp, như vậy là quá lớn. Và khi trờ thành một nhà cung cấp khí đốt lớn nhất thế giới thì họ nắm một chìa khóa rất quan trọng, đó là vũ khí năng lượng.
Châu Âu lúc bấy giờ nói nhiều về những đe dọa từ việc quá phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhiên liệu của Nga. Tuy nhiên, 3 năm sau cơn giận dữ của Nga giáng xuống Ucraina, cuộc khủng hoảng tương tự lại xảy ra. Cuối năm 2008, Gazprom yêu cầu tăng giá khí đốt từ 250 USD/1.000m3
lên 400 USD/1.000m3, Kiev từ chối thẳng thừng.
Vào đúng ngày đầu năm mới 2009, Gazprom bắt đầu bơm lượng khí đốt đủ đáp ứng nhu cầu của các khách hàng ngoài Ucraina. Tuy nhiên, Ucraina sau đó bị cáo buộc đã “bòn rút” số nhiên liệu để phục vụ cho nước mình. Matxcơva lập tức cắt toàn bộ nguồn cung cấp khí đốt. Khi nhiệt độ dưới 0 độ C ùa qua nhiều khu vực Đông Nam châu Âu, những nước phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt đi qua Ucraina cạn nhiên liệu. Các nước này như rơi vào thời “kỷ băng hà”, buộc phải đóng cửa trường học và các văn phòng công quyền. Bungary đóng cửa nhiều nhà máy công nghiệp chính; Slovakia tuyên bố tình trạng khẩn cấp... Khu vực Tây Bắc châu Âu vốn bắt đầu dự trữ khí đốt từ năm 2006, ít bị ảnh hưởng hơn nhưng cũng không
khỏi điêu đứng trước tình trạng giá khí đốt trọn gói tăng ngất ngưởng, đến nỗi Brussels tuyên bố tình trạng đó “hoàn toàn không thể chấp nhận được”. Cuộc khủng hoảng này cũng chấm dứt 15 ngày sau đó với việc Ucraina cam kết mua khí đốt của Nga với giá bán cho các nước thuộc EU và tỷ lệ giảm giá trong năm 2009 là 20%.
Là một nhà sản xuất khí tự nhiên lớn nhất nhì của thế giới, Nga hoàn toàn có cơ sở để khiến châu Âu phải lo ngại nếu họ ngừng cung cấp khí đốt. Bất cứ đường ống dẫn khí đốt nào ở Ucraina ngừng hoạt động đều sẽ ảnh hưởng lớn đến nhiều phần ở châu Âu. Không giống như dầu mỏ, vốn được vận chuyển bằng các thùng chứa lớn và có giá chung toàn cầu, hầu hết lượng khí đốt được tiêu thụ ở châu Âu đều được vận chuyển và định giá bởi nước Nga. Và các tuyến đường ống dẫn này đa phần đi qua Ucraina. Điều đó khiến toàn châu Âu dễ bị ảnh hưởng một khi đường ống dẫn khí ở Ucraina ngừng hoạt động. Thực tế, với những hành động quyết liệt, Nga đã chứng tỏ được vị thế của mình thông qua thứ vũ khí năng lượng lợi hại. Có thể thấy, dù năng lượng không phải là thứ vũ khí mới của Nga nhưng mang lại hiệu quả răn đe hơn cả tên lửa hay hạt nhân.
Từ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, Nga đã dùng nhiều biện pháp để giảm nhẹ trách nhiệm của các công ty dầu khí Nga, gắn kết nâng cao sự sinh tồn và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp năng lượng. Về đối ngoại, căn cứ vào tình hình mới để điều chỉnh chính sách ngoại giao năng lượng, bảo vệ lợi ích năng lượng