Kinh tế Nga thời kỳ khủng hoảng 200 8 2012

Một phần của tài liệu Cải cách kinh tế liên bang Nga và tác động của nó đến vị thế của Nga trên trường quốc tế (2000-2012) (Trang 46)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2. Kinh tế Nga thời kỳ khủng hoảng 200 8 2012

Như đã nói ở trên, nền kinh tế Nga phụ thuộc nhiều vào thị trường toàn cầu và dễ bị tổn thương khi có biến động mạnh về giá cả nguyên nhiên liệu trên thế giới. Chính vì vậy mà khủng hoảng tài chính xảy ra ở Mỹ vào nửa cuối năm 2008 rồi nhanh chóng lan ra toàn cầu không chỉ tác động trực tiếp tới thị trường tài chính và chứng khoán mà còn tác động nặng nề tới nền kinh tế Nga. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lần này bắt đầu từ việc bong bóng bất động sản khổng lồ với các khoản nợ ước tính tới 12.000 tỷ USD nổ tung làm sụp đổ không chỉ hệ thống tài chính tín dụng Mỹ mà còn tạo ra dư chấn trên khắp toàn cầu. Khủng hoảng tài chính gây nên sự co rút tín dụng dẫn tới giảm sút thương mại, đầu tư, tác động tiêu cực tới khu vực kinh tế thực trên toàn cầu và tác động mạnh nhất tới xuất khẩu, lĩnh vực đầu tầu của nền kinh tế Nga, đồng thời đẩy các doanh nghiệp của Nga trong lĩnh vực này rơi vào cảnh nợ nần, thiếu vốn trầm trọng.

45 Nguyễn An Hà chủ biên (2011), Liên bang Nga hai thập niên đầu thế kỷ XXI, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.49

Nửa đầu năm 2008, trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng, lạm phát gia tăng trên toàn cầu, triển vọng tăng trưởng của Mỹ và EU đều ảm đạm thì nền kinh tế Nga vẫn tiếp tục đà tăng trưởng ấn tượng. Sáu tháng đầu năm 2008, tốc độ tăng trưởng GDP của Nga vẫn đạt mức 8%. Nhờ giá dầu tăng cao, xuất khẩu của Nga đạt 240 tỷ USD, còn nhập khẩu đạt 135,2 tỷ USD. Cán cân thương mại thặng dư cao đã giúp cho dự trữ ngoại tệ của Nga tháng 8/2008 lên tới 597,5 tỷ USD. Tốc độ lạm phát giảm từ mức 11,9% năm 2007, nửa đầu năm 2008 còn 8,7%. Đời sống nhân dân được cải thiện, thất nghiệp ở mức thấp 6,2%, thu nhập thực tế của người dân tăng 11,8%.

Tuy nhiên, nguyên nhiên liệu thô vẫn chiếm tới 80% cơ cấu xuất khẩu của Nga và đóng góp 30% thu nhập ngân sách. Điều này làm cho kinh tế đất nước phụ thuộc nhiều vào tình hình thị trường thế giới và dễ bị tổn thương khi có biến động mạnh về giá cả thế giới. Và điều đó đã xảy ra vào nửa cuối năm 2008. Do khủng hoảng tài chính, giá dầu sau khi đạt mức đỉnh điểm 147 USD/thùng vào ngày 4/7/2008 đã giảm mạnh, có lúc chỉ ở mức dưới 50 USD/thùng. Do đặc thù này mà khủng hoảng tài chính lần này không chỉ tác động trực tiếp tới thị trường tài chính và chứng khoán mà còn tác động nặng nề tới nền kinh tế Liên bang Nga46.

Khủng hoảng tài chính khiến thị trường cổ phiếu Nga chịu nhiều ảnh hưởng. Chỉ trong vòng gần 1 tháng (từ ngày 16/9 đến ngày 7/10/2008), thị trường chứng khoán Nga bị đóng cửa 2 lần. Ngày 16/9/2008 là một ngày đen tối nhất của thị trường tài chính Nga, trong 1 ngày, cổ phiếu của các ngân hàng lớn, các công ty lớn bị mất đi gần 1/3 giá trị. Ngày 7/10/2008, cổ phiếu bị hạ điểm thấp nhất trong vòng 3 năm qua. Bộ trưởng Tài chính Nga tuyên bố giá trị thị trường cổ phiếu về tổng thể đã tổn thất 52%47

. Mức sụt giảm chưa từng có của hàng loạt cổ phiếu đã buộc các nhà đầu tư Nga phải bán tháo ở mức thấp. Hy vọng tăng giá cổ phiếu được đặt vào hệ thống tiền tệ tín dụng. Tuy nhiên, trong giai đoạn khủng hoảng tài chính, chính bản thân các cơ sở cho vay, trước tiên là các ngân hàng, lại bắt đầu bán tháo giá cổ phiếu của họ trên diện rộng và điều này càng làm gia tăng khủng hoảng tài chính.

46 Nguyễn An Hà (2008), Khủng hoảng tài chính thế giới và những tác động tới Liên bang Nga, Nghiên cứu châu Âu, số 12 (99), tr.14

47 Nguyễn Cảnh Toàn (2009), Những vấn đề kinh tế - xã hội nổi bật của Liên bang Nga 2008 - Triển vọng 2009, Nghiên cứu châu Âu, số 4 (103), tr.38

Khủng hoảng tài chính đã gây ra những tác động tiêu cực đối với một số ngành công nghiệp của Nga. Ngay từ tháng 10/2008, sản xuất công nghiệp đã ở trong tình trạng đình trệ, một số ngành đã tuyên bố giảm sản xuất như nhà máy thép lớn nhất của Nga Magnitogorski quý IV/2008 giảm từ 15 - 25%. Khoảng 3.000 công nhân đã thất nghiệp. Nhà máy xe hơi KAMAZ lên kế hoạch hạ 20% kế hoạch sản xuất/năm. Riêng tháng 10/2008, đã có hơn 1.000 doanh nghiệp tuyên bố cắt giảm nhân viên, tổng số lên tới 4,6 vạn người48.

Khủng hoảng tài chính ngay lập tức khiến dự trữ ngoại tệ của Nga giảm mạnh. Trong vòng 3 tháng, dự trữ ngoại tệ của Nga đã giảm từ mức đỉnh 597,5 tỷ USD hồi tháng 8/2008 xuống còn 453,5 tỷ USD vào giữa tháng 11, giảm 144 tỷ USD hay 24%. Chỉ tính riêng đến ngày 17/10/2008, dự trữ ngoại tệ của Nga đã giảm 110 tỷ USD do với đầu tháng, tức là giảm gần 20%. Theo tuần báo tin tức của Mỹ ngày 11/12/2008, kể từ tháng 9/2008, tiền vốn của Nga chảy ra ngoài mỗi tuần từ 3 đến 7 tỷ USD.

Lạm phát cũng tăng cao do cơn bão tài chính lần này. Lạm phát giá cả các mặt hàng tiêu dùng từ tháng 1 đến tháng 8/2008 trên mức 14,8%, còn thực phẩm là 15,3%, mức lạm phát trung bình là 12,5% so với mức 10,6% cùng thời kỳ năm 2007. Tỷ giá của đồng rup so với USD đã vượt qua 28 rup/USD kể từ đầu năm 2006. Trong tháng 11/2008, Ngân hàng Trung ương Nga đã 2 lần nới rộng biên độ dao động của tỷ giá. Việc chống lạm phát bằng cách nâng lãi suất cho vay của Ngân hàng Trung ương và dự trữ bắt buộc của các ngân hàng trùng với thời điểm các doanh nghiệp cần tiền để thanh toán thuế đã làm cho khả năng thanh toán của hệ thống ngân hàng Nga rơi vào tình trạng tồi tệ vào đầu tháng 9/2008, riêng ngày 1/9, khoảng 100 tỷ rup đã được rút khỏi thị trường. Đến giữa tháng 9, Ngân hàng Trung ương đã phải bơm cho 3 ngân hàng thương mại lớn nhất là Sberbank, VTB Bank và Gazprombank 1.130 tỷ rup (khoảng 44 tỷ USD), đồng thời giảm bớt dự trữ bắt buộc để cải thiện khả năng thanh toán của các ngân hàng này49.

Rõ ràng là cuộc khủng hoảng lần này bắt đầu từ Mỹ, không chỉ tác động tới nền kinh tế toàn cầu mà còn tới Liên bang Nga với cấp độ mạnh hơn so với khủng hoảng

48

Nguyễn Cảnh Toàn (2009), Những vấn đề kinh tế - xã hội nổi bật của Liên bang Nga 2008 - Triển vọng 2009, Nghiên cứu châu Âu, số 4 (103), tr.38

49 Nguyễn An Hà (2008), Khủng hoảng tài chính thế giới và những tác động tới Liên bang Nga, Nghiên cứu châu Âu, số 12 (99), tr.12

tài chính châu Á 1997. Tuy nhiên, thế và lực của Liên bang Nga đã khác hẳn 10 năm về trước, Tổng thống Medvedev và Thủ tướng V.Putin cũng dày dặn kinh nghiệm hơn trong việc chèo chống nền kinh tế Nga trong cơn bão khủng hoảng tài chính lần này. Sự ổn định kinh tế vĩ mô cùng với dự trữ ngoại tệ mạnh và sự can thiệp kịp thời của Nhà nước đã góp phần giảm thiểu thiệt hại do khủng hoảng gây ra. Chính quyền Nga ngay lập tức đưa ra và thực thi các biện pháp cần thiết để ngăn chặn những khuynh hướng và ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thế gới, bảo đảm sự ổn định tương đối cho nền kinh tế, cải thiện đời sống của người dân.

Một phần của tài liệu Cải cách kinh tế liên bang Nga và tác động của nó đến vị thế của Nga trên trường quốc tế (2000-2012) (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)