6. Cấu trúc của luận văn
2.2.1. Chính sách cải cách kinh tế
Thông qua các gói tài chính chống khủng hoảng
Ngay trong tháng 9/2008, Liên bang Nga đã thông qua gói tài chính chống khủng hoảng tới 150 tỷ USD. Ngày 18/9, Tổng thống Medvedev đã ra lệnh bơm thêm 500 tỷ rup từ ngân sách vào thị trường. Tiếp đó, đến ngày 7/10, Nga bổ sung thêm 36 tỷ USD nữa từ gói tài chính này. Cho đến ngày 13/11, Chính phủ Nga đã chi tới 222 tỷ USD hay 13,9% GDP của mình nhằm chống lại khủng hoảng, một số tiền lớn hơn nhiều lần so với giai đoạn khủng hoảng 1998.
Ngoài các khoản chi hàng trăm tỷ USD để hỗ trợ lĩnh vực tài chính ngân hàng, điều tiết tỷ giá đồng rup, Chính phủ Nga còn tiến hành hàng loạt các biện pháp để vượt qua khủng hoảng kinh tế. Về chính sách thuế và ngân sách, ngày 20/11, Chính phủ đã thông qua gói cải tổ thuế, bao gồm giảm thuế lợi tức từ 24% xuống 20% và khuyến khích các doanh nghiệp tái đầu tư sản xuất từ 10 - 30% giá trị tài sản của mình sẽ được giảm thuế lợi tức hơn nữa50. Về thuế giá trị gia tăng (VAT), trong năm 2009, không có thay đổi về mức thuế, nhưng có những cải tiến trong cách tính thuế có lợi cho người nộp thuế. Bộ trưởng tài chính Kudrin cho rằng, những giải pháp này sẽ giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm khoảng 500 tỷ rup hàng năm.
Trong Thông điệp Liên bang 2008, Tổng thống Medvedev khẳng định, Nga đã thực hiện những giải pháp linh hoạt nhằm hạn chế tối đa tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính tới hệ thống tài chính cũng như nền kinh tế Nga. Ông Medvedev cho rằng, “khủng hoảng kinh tế - không nên ảo tưởng còn lâu mới kết
50
Nguyễn An Hà (2008), Khủng hoảng tài chính thế giới và những tác động tới Liên bang Nga, Nghiên cứu châu Âu, số 12 (99), tr.15
thúc”. Liên bang Nga sẽ hướng tới “thiết lập một hệ thống tài chính hiện đại có khả năng chống lại bất cứ thách thức bên ngoài nào và có thể đảm bảo việc giải quyết ổn định các nhiệm vụ” của mình. Nga sẽ thành lập các doanh nghiệp mới, áp dụng công nghệ tiên tiến, dựa trên đường lối 5 chữ I - thể chế, đầu tư, hạ tầng, đổi mới và trí tuệ (Institutes, Investisia, Infrastructura, Inovatsia và Intellekt) cải thiện khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Nga, chiếm lĩnh những khoảng trống trong nền kinh tế thế giới. Đó là liều thuốc chống khủng hoảng hữu hiệu nhất và cũng là một bộ phận không thể tách rời của hệ tư tưởng phát triển hiện đại của Liên bang Nga tới năm 202051.
Điều chỉnh vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường
Nga tiếp tục điều chỉnh vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Trong Thông điệp Liên bang ngày 12/11/2009, Tổng thống Medvedev đã đưa ra một số biện pháp mang tính hệ thống nhằm hiện đại hóa cơ chế quản lý nhà nước, điều chỉnh vai trò của nhà nước trong nền kinh tế để khắc phục những khiếm khuyết trong hệ thống quản lý kinh tế nhà nước. Trong giai đoạn tới, Nga sẽ tập trung tái cơ cấu vai trò của nhà nước trong nền kinh tế theo 2 hướng quan trọng: Thứ nhất, đánh giá lại khu vực nào cần sự điều tiết của nhà nước, khu vực nào để thị trường vận hành; Thứ hai, giảm dần các doanh nghiệp nhà nước cũng như cổ phần hóa trong các doanh nghiệp nhà nước khác.
Nga tiến hành đợt tư nhân hóa lần thứ hai với hàng loạt chương trình tư nhân hóa then chốt. Nga tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo nguyên tắc tập trung phát triển các tập đoàn có thực lực hùng hậu, sức cạnh tranh lớn, có thể phát triển thành các tập đoàn xuyên quốc gia, xuyên khu vực, bao gồm nhiều thành phần sở hữu. Các doanh nghiệp, tập đoàn này trở thành trụ cột trong nền kinh tế quốc dân và là lực lượng cạnh tranh chủ yếu trên trường quốc tế. Nga giải thể các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, sức cạnh tranh kém, hao phí nguồn lực, kỹ thuật lạc hậu, mức độ ô nhiễm môi trường cao, đặc biệt trong các ngành khai thác than và dầu khí, nhiệt điện…52
51
Nguyễn An Hà (2008), Khủng hoảng tài chính thế giới và những tác động tới Liên bang Nga, Nghiên cứu châu Âu, số 12 (99), tr.16
52 TS. Nguyễn Thanh Hương (2013), Điều chỉnh chính sách phát triển của Liên bang Nga sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu và tác động đến Việt Nam, Đề tài cấp Bộ của Viện Nghiên cứu châu Âu, tr.67
Quá trình tư hữu hóa các doanh nghiệp lớn đã tiến thêm được một bước lớn khi Chính phủ Nga phê duyệt Chương trình tư hữu hóa giai đoạn 2011 - 2013. Đây được coi như sự khởi đầu cho giai đoạn tư hữu hóa sở hữu nhà nước lần thứ hai được tiến hành trên quy mô lớn kể từ sau giai đoạn đầu được thực hiện từ những năm 1990. Theo Chương trình tư hữu hóa giai đoạn 2011 - 2013, trong thời kỳ này, Nhà nước có kế hoạch bán được khoảng 1.000 tỷ rup, song phần lớn là từ việc bán hàng chục gói cổ phần lớn của các ngân hàng và công ty. Tại các doanh nghiệp khác, tốc độ tư hữu hóa cũng được đẩy nhanh.
Tiếp theo đó là giảm bớt sự hiện diện những tập đoàn và ngân hàng lớn mà nhà nước nắm vai trò chủ đạo hay độc quyền. Chính phủ Nga đã công bố Kế hoạch tư nhân hóa các công ty và ngân hàng lớn thuộc sở hữu nhà nước trong giai đoạn đến năm 2017. Chương trình cổ phần hóa và tư nhân hóa lần này có sửa đổi cho phù hợp tình hình mới và kéo dài tới năm 2016. Chính phủ sẽ tiến hành giảm bớt việc nắm giữ cổ phần và tư nhân hóa 200 doanh nghiệp cùng 960 công ty cổ phần nhà nước, trong đó có 10 doanh nghiệp quy mô lớn như Công ty cổ phần hàng hải quốc gia, Ngân hàng tiết kiệm quốc gia, Ngân hàng ngoại thương, Tổng công ty máy móc nông nghiệp Nga, Tổng công ty lương thực, Tập đoàn kỹ thuật Nano, Tổng công ty đường sắt quốc gia, Tổng công ty dầu khí quốc gia. Theo tính toán, chương trình này sẽ đưa lại cho nhà nước khoản thu nhập 300 tỷ rup (10 tỷ USD).
Phát triển thị trường tài chính
Trong việc hoàn thiện, hiện đại hóa nền kinh tế thị trường, việc hiện đại thị trường tài chính ngân hàng đóng vai trò quan trọng, đặc biệt sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nhiệm vụ thành lập trung tâm tài chính độc lập ở Nga đòi hỏi hoàn thiện hệ thống thuế, thiết lập chế độ thuế hấp dẫn hơn trên thị trường tài chính Nga so với thị trường tài chính các nước khác.
Ngày 11/1/2012, Kiểm toán Liên bang Nga đã thông báo kết quả kiểm toán việc phát triển thị trường tài chính Liên bang Nga, kết quả có nhiều thất vọng53. Phân tích các chỉ số chính của thị trường tài chính Nga năm 2009 - 2011 cho thấy, thị trường tài chính Nga vẫn chịu ảnh hưởng lớn của những khuynh hướng phát triển thị trường tài chính thế giới và biến động nhu cầu đối với nguồn năng lượng, thị
53 Kiểm toán Nga: Thị trường tài chính Nga vẫn còn dễ bị tổn thương,
trường tài chính dễ bị tổn thương ở mức độ cao trước những vẫn đề toàn cầu. Khiếm khuyết của thị trường chứng khoán Nga là hạn chế các công cụ tài chính mà lại quá nhiều công cụ cơ bản, như số lượng cổ phiếu. Đa dạng hóa ngành thấp, tập trung thanh khoản thị trường ở những phân khúc hẹp, các đầu tư dài hạn của người dân và người nước ngoài trong nước hoạt động kém. Việc phân tích sự phát triển thị trường tài chính cho thấy, với tốc độ tăng trưởng các chỉ số như hiện nay, chỉ có thể đạt được 2 trong 12 chỉ số trong Chiến lược phát triển thị trường tài chính đến năm 2020, đó là chỉ số Tỷ lệ vốn hóa thị trường so với GDP, phần trăm và chỉ số tỷ lệ giá trị của trái phiếu của tập đoàn trong lưu thông so với GDP. Theo Chiến lược này, đến năm 2020, mức độ vốn hóa các công ty đại chúng đến 170.000 tỷ rup, và tổng lượng cổ phiếu niêm yết trong năm là 3.000 tỷ rup, sẽ có 20 triệu nhà đầu tư tham gia trên thị trường chứng khoán, trong đó 12% cổ phiếu là của nước ngoài. Tuy vậy, tháng 11/2011 chỉ có 795.000 người tham gia trên thị trường chứng khoán Nga, trong đó chỉ có 104.000 người giao dịch ít nhất 1 lần một tháng, chỉ có một công ty nước ngoài Canada Uranium phát hành cổ phiếu và trên sàn giao dịch IPO và MICEX cả năm chỉ có một công ty “Yutinet.ru”54
.
Phát triển lĩnh vực ngân hàng
Ngày 5/4/2011, Chính phủ Liên bang Nga và Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga đã thông báo Chiến lược phát triển lĩnh vực ngân hàng Liên bang Nga đến năm 2015. Nội dung chính của giai đoạn mới phát triển lĩnh vực ngân hàng là nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng, hoàn thiện các phương pháp cung cấp dịch vụ và sản phẩm ngân hàng, đảm bảo hiệu quả lâu dài và bền vững hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Cần tích cực sử dụng thành tựu của công nghệ thông tin hiện đại, tạo cơ sở cho hiện đại hóa hoạt động ngân hàng. Chính phủ Liên bang Nga và Ngân hàng Trung ương Nga xuất phát từ sự cần thiết tiếp tục nâng cao cạnh tranh, tính minh bạch và nguyên tắc thị trường trong lĩnh vực ngân hàng, đánh giá việc hình thành hệ thống quản lý và giám sát ngân hàng hiệu quả có tầm quan trọng đặc biệt có khả năng chống lại khủng hoảng trong những năm gần đây. Quá trình hợp nhất trong lĩnh vực ngân hàng cũng thêm động lực, dựa trên lợi ích kinh tế của các thành viên thị trường. Kết quả là các tổ chức tín dụng ngày càng định hướng tới
54
TS. Nguyễn Thanh Hương (2013), Điều chỉnh chính sách phát triển của Liên bang Nga sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu và tác động đến Việt Nam, Đề tài cấp Bộ của Viện Nghiên cứu châu Âu, tr.75
kết quả hoạt động dài hạn, tiến hành kinh doanh hợp lý, xây dựng và sử dụng các hệ thống quản lý hiệu quả, bao gồm cả quản lý rủi ro. Những thay đổi này sẽ là giai đoạn chuyển tiếp sang mô hình phát triển lĩnh vực ngân hàng chuyên sâu55
.
Để đạt được những mục tiêu này, Chính phủ Liên bang Nga và Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga đã tiếp nhận Chiến lược phát triển lĩnh vực ngân hàng Liên bang Nga đến năm 2015, và trong phạm vi thực hiện chiến lược này sẽ tạo những điều kiện pháp lý và những điều kiện cần thiết khác để hình thành ở Liên bang Nga một lĩnh vực ngân hàng phát triển cao, hiện đại, có khả năng cạnh tranh, đảm bảo lợi ích kinh tế Nga và đảm bảo mức độ phục vụ cao cho người dân và các tổ chức.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ là lực lượng quan trọng quyết định sự tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế, Chính phủ Liên bang Nga chủ trương tạo ra tối đa cơ hội cho hoạt động kinh doanh vừa và nhỏ tại Nga để thu lợi ích từ những đổi mới công nghệ và tạo ra hàng triệu việc làm mới trong lĩnh vực sản xuất, để thu hút đầu tư của tư nhân, trong đó có đầu tư nước ngoài, nhằm xây dựng một ngành công nghiệp hiện đại, một ngành nông nghiệp hiệu quả cao, cơ sở hạ tầng “thông minh”, xây dựng nhà ở và lĩnh vực dịch vụ. Việc cải thiện môi trường kinh doanh là cách tốt nhất để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
Nga đã hỗ trợ lớn cho các xí nghiệp công nghiệp, các công ty xây dựng và hạ tầng cơ sở cho doanh nghiệp nhỏ, cũng đã cấp kinh phí cho doanh nghiệp lớn trên cơ sở phân tích kỹ chương trình phát triển tiếp theo của xí nghiệp, khả năng duy trì và tạo ra việc làm mới. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ ở những khu vực lớn có những thuận lợi hơn về môi trường kinh doanh và đầu tư nước ngoài trực tiếp, được tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng dễ hơn và họ cũng dễ phục hồi sau khủng hoảng hơn.
Ngoại trừ ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt, khó khăn lớn nhất trong nền kinh tế Nga là bất hợp lý về cơ cấu (cơ cấu ngành - lĩnh vực, cơ cấu vùng, cơ cấu kỹ thuật, công nghệ) và kém hiệu quả về cơ chế quản lý. Vì sự bất hợp lý và kém hiệu quả này nên nền kinh tế Nga nói chung, hàng hóa và dịch vụ của Nga nói riêng có
55 Chính phủ Liên bang Nga (2011), Chiến lược phát triển ngân hàng của Liên bang Nga giai đoạn đến năm 2015, http://base.consultant.ru/cons/cgi/online.cgi?req=doc;base=LAW;n=113016, cập nhật ngày 5/4/2011
khả năng cạnh tranh rất thấp cả trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Do đó, Chính phủ Nga đặt nhiệm vụ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ lên vị trí hàng đầu. Từ năm 2010, Chính phủ Nga đã tiến hàng đợt giảm thuế bổ sung thông qua hình thức đơn giản hóa hệ thống thuế nhằm mở rộng khả năng hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để hỗ trợ cho nhóm doanh nghiệp này trong quá trình tái cơ cấu kinh tế giai đoạn khủng hoảng và hội nhập với nền kinh tế thế giới, Nga đã xây dựng những chính sách hỗ trợ với mục tiêu phù hợp. Trọng tâm trong chính sách hỗ trợ là nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường nội địa, hỗ trợ doanh nghiệp vươn ra thị trường bên ngoài, phát triển thành các công ty xuyên quốc gia, cạnh tranh ở phạm vi khu vực và toàn thế giới.
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nga thường tập trung vào 3 nhóm chính sách chủ yếu sau56:
- Chính sách tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi. Trong đó, đảm bảo các yếu tố: Hệ thống luật pháp và hành chính rõ ràng, minh bạch, hiệu lực và hiệu quả, ít tốn kém nguồn lực thời gian và tiền bạc; bảo đảm sự ổn định của kinh tế vĩ mô, hạn chế tác động của các yếu tố bất khả kháng và biến động của thị trường đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ; có các biện pháp để bảo đảm thị trường cho doanh nghiệp vừa và nhỏ như ổn định về giá cả của hàng hóa và dịch vụ, giảm bớt hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước, ổn định về quan hệ quốc tế...
- Chính sách tăng khả năng tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn trong tình trạng khát vốn do tiềm lực tài chính tương đối hạn chế và có ít tài sản để có thể thế chấp vay vốn từ ngân hàng. Do đó, Nga áp dụng hai nhóm chính sách để hỗ trợ vốn kinh doanh cho doanh nghiệp. Thứ nhất, tăng cường nguồn vốn dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua hệ thống ngân hàng, hình thành các loại quỹ như quỹ đầu tư, quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ bảo hiểm; xây dựng các chương trình hay dự án tài chính vi mô để tăng cung tín dụng cho doanh nghiệp, thực hiện các chương trình ưu đãi thuế. Thứ hai, tăng số lượng các tài sản để doanh nghiệp có thể thế chấp vay vốn bằng việc đơn giản hóa các thủ tục đăng
56
TS. Nguyễn Thanh Hương (2013), Điều chỉnh chính sách phát triển của Liên bang Nga sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu và tác động đến Việt Nam, Đề tài cấp Bộ của Viện Nghiên cứu châu Âu, tr.83
ký tài sản, cho phép áp dụng các hình thức thế chấp linh hoạt hơn như thế chấp bằng bất động sản, trang thiết bị, tài sản đang đầu tư...
- Chính sách thúc đẩy thị trường dịch vụ phục vụ phát triển doanh nghiệp. Dịch vụ