Thành tựu kinh tế giai đoạn 2000-2008

Một phần của tài liệu Cải cách kinh tế liên bang Nga và tác động của nó đến vị thế của Nga trên trường quốc tế (2000-2012) (Trang 36)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Thành tựu kinh tế giai đoạn 2000-2008

Kinh tế tăng trưởng nhanh và mạnh

Đây là thành tựu quan trọng nhất của nền kinh tế Liên bang Nga trong những năm cầm quyền của Tổng thống Putin (2000 - 2008). Trong giai đoạn này, GDP của Nga đạt tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 7%/năm. Trong đó, từ năm 2000 - 2003, GDP tăng gần 1/3, đạt 29,9%; trong khi giai đoạn 1996 - 1999 giảm 1,5%. Năm 2003, tăng trưởng GDP là 7,3%, đạt 465,2 tỷ USD (năm 1999 đạt 220 tỷ USD), GDP bình quân đầu người đạt 3.200 USD24

. Trong Thông điệp Liên bang năm 2003, Tổng thống Putin khẳng định, GDP của Nga sẽ tăng gấp đôi trong vòng 10 năm (2001 - 2010) và coi đây là nhiệm vụ hàng đầu của nước Nga. Thực tế, tính đến hết năm 2005, GDP của Nga đã tăng vọt, đạt 800 tỷ USD. Năm 2007 là năm ghi nhận kỷ lục mới về tốc độ tăng trưởng GDP của Nga với 8,1%. Trong thời kỳ này, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Nga chỉ đứng sau Trung Quốc trong số các cường quốc (Xem bảng 2.1). Năm 2008, Nga đã vượt qua Tây Ban Nha và Italia để trở thành nền kinh tế lớn thứ 8 của thế giới. Nếu tính GDP theo ngang giá sức mua PPP, Nga còn vượt qua cả Anh và Pháp để chiếm vị trí thứ 6 ngay sau Đức (IMF, 2008). Năm 2008, GDP đầu người của Nga là 12.000 USD, gấp 4 lần thu nhập của Trung Quốc25.

24 Nguyễn Quang Thuấn (2004), Nhìn lại kết quả cải cách trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Putin, Nghiên cứu châu Âu số 5 (97), tr.32 - 37.

25

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng của một số quốc gia và khu vực trong giai đoạn 2000 - 2007 (% so với năm trước)26

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tốc độ trung bình Mỹ 3,7 0,8 1,6 2.5 3,6 3,1 2,9 1,9 2,5 EUROzone 3,8 1,9 0,9 0,8 2,0 1,5 2,8 2,5 2,0 Nhật Bản 2,9 0,2 0,3 1,4 2,7 1,9 2,2 2,0 1,7 Brazil 4,3 1,3 2,7 1,1 5,7 2,9 3,7 4,4 3,3 Nga 10,0 5,1 4,7 7,3 7,2 6,4 7,4 8,1 7,0 Trung Quốc 8,4 8,3 9,1 10,0 10,1 10,4 11,1 11,5 9,9 Ấn Độ 5,4 3,9 4,5 6,9 7,9 9,0 9,7 8,9 7,0

Các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ của Nga cũng có sự khởi sắc liên tục. Trong giai đoạn 2000 - 2004, sản lượng công nghiệp gia tăng trung bình hàng năm đạt 6,4%. Liên bang Nga là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, đặc biệt là dầu mỏ, khí tự nhiên, kim loại quý, than đá và gỗ. Trữ lượng tài nguyên đã thăm dò chiếm 21% của thế giới và tổng giá trị 30.000 tỷ USD, gấp 3 lần so với Mỹ. Liên bang Nga chiếm 13% tổng trữ lượng dầu mỏ, sản lượng khai thác đạt 9,3 triệu thùng/ngày; chiếm 3/4 trữ lượng khí đốt của thế giới. Trong cán cân thương mại, Nga đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu dầu lửa và khí đốt. Năm 2005, sản lượng khai thác dầu lửa là 470 triệu tấn, xuất khẩu 252,3 triệu tấn, sản lượng khí đốt 638 tỷ m3, xuất khẩu 206,8 tỷ m3 27. Sản lượng điện của Nga chiếm 12% sản lượng điện toàn cầu. Tổ hợp năng lượng - nhiên liệu Nga phát triển nhanh nhất, chiếm khoảng 1/4 GDP, chiếm 1/3 sản lượng công nghiệp và 1/2 nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Nhờ giá cả nhiên liệu trên thị trường thế giới liên tục tăng trong suốt hơn một thập kỷ qua, cán cân thương mại của Liên bang Nga liên tục thặng dư trong những năm gần đây. Xuất khẩu năm 2003 đạt mức

26

Nguyễn An Hà chủ biên (2011), Liên bang Nga hai thập niên đầu thế kỷ XXI, NXB Khoa học Xã hội, tr.43 27 Nguyễn An Hà (2008), Liên bang Nga trên con đường phát triển những năm đầu thế kỷ XXI, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.84.

136 tỷ USD, năm 2004 tăng lên 178 tỷ USD, trong đó nhiên liệu - năng lượng chiếm 60,4%, kim loại và các sản phẩm kim loại chiếm 17,9%. Xuất khẩu năm 2005 đạt 245 tỷ USD, tăng 33,9%, còn nhập khẩu đạt 125,1 tỷ USD, tăng 28,5% so với năm 2004. Theo đó, cán cân thương mại thặng dư 120,2 tỷ USD so với 85,8 tỷ USD của năm 200428. Đối với ngoại thương của Liên bang Nga, tính đến tháng 9/2007, kim ngạch thương mại của Nga đạt 379,6 tỷ USD, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm 2006. Kim ngạch của Nga với các nước Viễn Đông 321,3 tỷ USD, tăng 19,6%; với những nước SNG đạt 58,3 tỷ USD, tăng 24,2%. Kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng đạt 242,8 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2006, trong đó xuất khẩu sang các nước khu vực Viễn Đông đạt 205,9 tỷ USD, tăng 7,9%, sang các nước SNG là 36,9 tỷ USD, tăng 17,9%. Kim ngạch nhập khẩu là 136,8 tỷ USD, tăng 46,5% so với cùng kỳ năm 2006, trong đó kim ngạch nhập khẩu từ các nước khu vực Viễn Đông là 115,4 tỷ USD, tăng 48,4%, từ các nước SNG là 21,4 tỷ USD, tăng 37%. Các đối tác thương mại chính của Liên bang Nga là Đức với khối lượng mậu dịch của hai nước là 35,7 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2006; Hà Lan là 32,4 tỷ USD, tăng 14,2%; Trung Quốc là 27,4 tỷ USD, tăng 37,4%; Italia là 24,5 tỷ USD, tăng 7,6%; Nhật Bản là 13,9 tỷ USD, tăng 164,6%...29

Một trong những thành tựu của Nga được cả thế giới biết đến trong những năm đầu thế kỷ XXI là năm 2002, Nga đã vượt qua Arập Xêút với tư cách là một nước xuất khẩu dầu lửa lớn nhất thế giới và tiếp đó, đến năm 2004 đã đuổi kịp Mỹ với tư cách là một trong những nước sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới. Chính nguồn thu ngoại tệ từ hai ngành này là nguồn thu chủ yếu cho sự tăng trưởng GDP của Nga. Nhờ vậy, tỷ trọng của Liên bang Nga trong công nghiệp thế giới tăng lên nhanh chóng, từ chỗ chỉ chiếm 1,8% sản lượng công nghiệp thế giới vào năm 1997 thì đến năm 2003, con số này đã tăng lên 4,9%. Ngoài lĩnh vực công nghiệp khai khoáng, hóa chất phát triển với tốc độ nhanh, các ngành chế tạo máy, sản xuất hàng tiêu dùng cũng được Nhà nước Liên bang chú trọng đầu tư phát triển nên đã đẩy lùi được suy thoái của giai đoạn cuối thế kỷ XX. Dưới thời Tổng thống Putin, Liên bang Nga đã xây dựng được ngành công nghiệp thông tin sản xuất máy tính, các phương tiện tin học và truyền thông cùng các sản phẩm phần mềm.

28

Nguyễn An Hà (2008), Liên bang Nga trên con đường phát triển những năm đầu thế kỷ XXI, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.84.

29 Phạm Thái Quốc (2008), Kinh tế Nga và Trung Quốc năm 2007: Những đặc điểm chủ yếu, Những vấn đề kinh tế Việt Nam và Thế giới, số 3 (143).

Đây là ngành đặc trưng của kinh tế hậu công nghiệp, xác định trình độ kinh tế của các quốc gia trong giai đoạn hiện nay.

Bên cạnh những ngành sản xuất truyền thống, nền công nghiệp quốc phòng của Liên bang Nga cũng rất phát triển. Trong 8 năm qua, ngành công nghiệp quốc phòng của Nga đã thoát khỏi khó khăn và lấy lại phong độ tương xứng với tiềm năng của mình. Cơ cấu thương mại quân sự của Nga năm 2007 cho thấy Nga vẫn là cường quốc hàng không quân sự duy nhất trên thế giới có thể so sánh với Mỹ, ngành công nghiệp hàng không của Nga hoàn toàn có khả năng tự thiết kế và sản xuất các loại máy bay quân sự và tàu vũ trụ hiện đại nhất thế giới. Kim ngạch xuất khẩu thiết bị hàng không của Nga chiếm 61% tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí quân sự, đứng thứ hai là thiết bị quân sự lục quân (chiếm 21%), tiếp theo là hệ thống phòng không (10%) và trang bị vũ khí hải quân (8%)30. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Nga đứng thứ hai thế giới sau Mỹ nhưng vẫn vượt xa các đối thủ châu Âu. Mỗi năm, Nga lại nhận thêm được nhiều hợp đồng cung cấp vũ khí cho nhiều nước với giá trị hợp đồng rất lớn. Trong chiến lược phát triển của mình, Liên bang Nga vẫn chủ trương tiếp tục đầu tư phát triển công nghiệp quốc phòng hiện đại, vừa hiện đại hóa các lực lượng vũ trang, vừa đẩy mạnh buôn bán, xuất nhập khẩu vũ khí, khí tài, cải thiện vị thế cường quốc quân sự của mình.

Cùng với sự phát triển của công nghiệp, nền nông nghiệp Liên bang Nga tăng trưởng tích cực với những chỉ số tăng năng suất lao động. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (World Bank), nếu như trong thập niên 90 của thế kỷ trước, năng suất lao động của Liên bang Nga liên tục giảm sút và cao hơn 2 lần năng suất lao động trung bình của thế giới thì đến đến năm 2000 - 2003 đã gấp 3,6 lần mức trung bình của thế giới. Theo số liệu của Ủy ban thống kê Nhà nước Liên bang Nga, ngay năm 2000, sản lượng ngũ cốc đã đạt mức kỷ lục 69 triệu tấn, tăng 12,5 triệu tấn so với năm 1999. Lần đầu tiên sau nhiều năm, Liên bang Nga hoàn toàn có thể tự túc được lương thực, thậm chí còn dư để xuất khẩu khoảng 2 triệu tấn ngũ cốc sang các nước láng giềng. Tiếp tục đà tăng trưởng trên, trong những năm tiếp theo của nhiệm kỳ thứ nhất dưới thời Tổng thống Putin, sản lượng nông nghiệp của Nga tăng liên tục. Nhờ đó, mỗi năm, Nga đã xuất khẩu trung bình 5 triệu tấn lương thực

30 Nguyễn An Hà chủ biên (2011), Liên bang Nga hai thập niên đầu thế kỷ XXI, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.133

và hàng triệu tấn ngũ cốc thức ăn gia súc sang các thị trường truyền thống ở vùng ngoại Kavkaz, Trung Đông và châu Âu. Liên bang Nga thành nước lớn mạnh trên thị trường ngũ cốc. Tính chung, trong vòng 10 năm, từ một nước nhập khẩu (năm 1998 Nga phải mua 20 triệu tấn ngũ cốc) thì đến đầu năm 2008, Nga đã trở thành nguồn cung cấp ổn định cho thị trường thế giới, với lượng xuất khẩu ngũ cốc là 14 triệu tấn. Theo số liệu của Hội Ngũ cốc Liên bang Nga, nước này đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu lúa mì, sau Mỹ và Canada, vượt qua các tổ chức và quốc gia xưa nay làm mưa làm gió trên thị trường lương thực như EU, Arhentina và Ôxtrâylia. Thành tựu này khiến cho có người bình luận là “Nga có thể cứu đói cho cả hành tinh”31.

Nền kinh tế được phục hồi cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao như vậy đã tạo điều kiện để Nga tăng lượng dự trữ vàng và ngoại tệ. Nếu như năm 1999, dự trữ vàng và ngoại tệ của Nga chỉ có 9 tỷ USD thì đến năm 2007 đã đạt 246 tỷ USD, đứng thứ tư thế giới sau Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản. Tính đến tháng 8/2008, trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu, lượng dự trữ vàng và ngoại tệ của Nga đã lên tới 598 tỷ USD32. Nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức khá cao mà Nga đã từng bước giải quyết được nợ nước ngoài. Năm 2000, Nga phải đối mặt với khó khăn lớn nhất là phải thanh toán khoản nợ khổng lồ lên đến 158,4 tỷ USD, chiếm gần 90% GDP Nga. Thế nhưng, Liên bang Nga đã thanh toán nợ một cách không mấy khó khăn và làm giảm được áp lực của các khoản trả nợ nước ngoài đối với nền kinh tế quốc gia. Năm 1998, thâm hụt ngân sách của Nga khoảng 9% GDP. Năm 2000, ngân sách bắt đầu thặng dư và đến năm 2007, thặng dư ngân sách đạt mức 5,4% GDP33. Năm 1999, nợ nước ngoài của Nga là 100% GDP, tính đến cuối năm 2003 chỉ còn 26% GDP (119,1 tỷ USD). Trong năm 2006, Nga đã trả nợ cho IMF 3,3 tỷ USD và chỉ trong vòng 6 ngày từ 15 - 21/8/2006, Nga đã thanh toán nợ còn lại 21,6 tỷ USD đối với Câu lạc bộ Paris, giảm được 1/3 tổng số nợ nước ngoài của họ. Tính đến tháng 10/2007, khoản nợ của nhà nước chỉ còn 46,95 tỷ USD…34.

31 Nguyễn Công Khanh, Hoàng Mạnh Hùng (2010), Tìm hiểu nguyên nhân phục hồi và phát triển kinh tế Liên bang Nga dưới thời Tổng thống V.Putin (2000 - 2008), Nghiên cứu châu Âu, số 3 (114),tr.47 32 Nguyễn An Hà (2012), Nga gia nhập WTO: Những cơ hội và thách thức, Nghiên cứu châu Âu, số 11 (146),tr.12

33 Nguyễn An Hà (2012), Nga gia nhập WTO: Những cơ hội và thách thức, Nghiên cứu châu Âu, số 11 (146),tr.12

34 Nguyễn Công Khanh, Hoàng Mạnh Hùng (2010), Tìm hiểu nguyên nhân phục hồi và phát triển kinh tế Liên bang Nga dưới thời Tổng thống V.Putin (2000 - 2008), Nghiên cứu châu Âu, số 3 (114), tr.47

Trong thập niên 90 của thế kỷ trước, do khủng hoảng kinh tế, nguồn thu chi ngân sách của Liên bang Nga luôn thâm hụt do tình trạng không thanh toán, trốn thuế, nợ đọng, sử dụng ngân sách tràn lan không hiệu quả. Bước sang thế kỷ XXI, chính sách về ngân sách của nhà nước Liên bang dưới thời Tổng thống Putin được cải tổ theo hướng tăng cường quản lý nguồn thu thông qua cải cách hệ thống thuế, việc chi ngân sách cũng hướng tới tăng cường hiệu quả thông qua thực hiện các chương trình mục tiêu. Vì thế, ngân sách của Liên bang Nga luôn thặng dư. Năm 2000 là năm đầu tiên trong suốt quá trình cải tổ, ngân sách Liên bang Nga thoát khỏi tình trạng thâm hụt, đạt mức thặng dư 2.5%. Năm 2004, việc nợ lương giảm 40% và ngân sách Liên bang thặng dư hơn 750 tỷ rup, tương đương 4,9% GDP. Bước sang năm 2005, các khoản thu ngân sách là 5.121 tỷ rup, đạt mức 23,6% GDP, cao hơn năm trước 3,5%; các khoản chi là 3.584,2 tỷ rup, ở mức 16,2%, cao hơn năm 2004 là 0,3%, do đó thặng dư ngân sách là hơn 1.536 tỷ rup hay 7,4% GDP35

. Nhờ vào việc bán hết tài sản của công ty dầu mỏ Yukos, nguồn thu ngân sách đạt mức kỷ lục. Chỉ riêng trong tháng 10/2007, nguồn thu ngân sách Liên bang đạt 1,2 nghìn tỷ rup, nguồn chi là 637,643 tỷ USD. Thặng dư ngân sách là 466,929 tỷ USD, tương đương với 15,1% GDP. Tính chung cả năm 2007, ngân sách Liên bang có thể vượt 2 lần so với chỉ tiêu đặt ra36.

Nếu như những năm 90 của thế kỷ trước, Liên bang Nga chỉ có 12 tỷ USD dự trữ ngoại hối thì tính đến cuối tháng 10/2007, dự trữ ngoại hối của Nga là 441,3 tỷ USD, đứng thứ ba thế giới sau Trung Quốc và Nhật Bản. Cùng với Quỹ bình ổn 147,6 tỷ USD (tính đến đầu tháng 11/2007), Liên bang Nga có nguồn lực để đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế, phòng ngừa khả năng giá dầu mỏ và khí đốt là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nga bị sụt giảm trên thị trường quốc tế.

Những yếu tố thuận lợi trong cán cân thương mại và ổn định ngân sách cùng với những cải tổ trong hệ thống ngân hàng tài chính đã góp phần củng cố giá trị đồng rup, phát triển thị trường tài chính của Liên bang Nga. Nếu như thập niên 90 của thế kỷ trước là thời kỳ của “tự do” lạm phát với tốc độ phi mã 2.510% (1992) và 63,5% (1999) thì trong những năm đầu thế kỷ XXI, Chính phủ Liên bang Nga thực hiện tốt chính sách kiềm chế nên nạn lạm phát đã được kiểm soát, liên tục

35 Nguyễn An Hà (2008), Liên bang Nga trên con đường phát triển những năm đầu thế kỷ XXI, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội,tr.86.

36 Phạm Thái Quốc (2008), Kinh tế Nga và Trung Quốc năm 2007: Những đặc điểm chủ yếu, Những vấn đề kinh tế Việt Nam và Thế giới, số 3 (143)

giảm từ mức 18,6% năm 2001 xuống chỉ còn một con số là 9% năm 2006. Trong năm 2005, tỷ giá đồng rup nằm trong khoảng 27,5 - 29 rup/1 USD. Lượng ngoại tệ dự trữ của ngân hàng Nga đạt tới con số kỷ lục trong lịch sử: 180 tỷ rup. Điều này đã tạo điều kiện để duy trì tỷ giá đồng rup trong những hoàn cảnh gay go nhất. Năm 2003, tài sản của các tổ chức tín dụng tăng 35%, góp phần cải thiện lòng tin của

Một phần của tài liệu Cải cách kinh tế liên bang Nga và tác động của nó đến vị thế của Nga trên trường quốc tế (2000-2012) (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)