Kết quả thu được từ các nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn Thị trấn Hùng Quốc - huyện Trà Lĩnh - tỉnh Cao Bằng. (Trang 47)

4.2.4.1. Nhóm hộ trồng trọt

Để thống nhất trong hệ thống chỉ tiêu, để giảm bớt sai số trong các chỉ tiêu kết quả, trong phân tích chúng tôi tính bình quân cho một hộ/năm. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt được tổng hợp từ giá trị sản xuất từ cây lúa, màu. Kết quả sản xuất ngành trồng của nhóm hộ điều tra được thể hiện qua bảng 4.13.

Bảng 4.13: Kết quả sản xuất của nhóm hộ trồng trọt

Chỉ tiêu ĐVT Bình quân

Lúa

- Diện tích m2 360

- Năng suất Kg/sào/năm 288

- Sản lượng Tấn 103.680

- Giá bán 1000đ 5

Thành tiền 1.440

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Ngành trồng trọt chiếm tỷ lệ khá cao trong các ngành sản xuất nông nghiệp, trong đó lúa nước là cây trồng chính của thị trấn, năng suất lúa của nhóm trồng trọt là 288kg/sào/năm. Trong quá trình sản xuất nông dân cũng gặp rất nhiều khó khăn như

vốn, kỹ thuật, dịch bệnh… vì vậy trong quá trình sản xuất hộ nông dân cần được tập huấn cần sự quan tâm sát sao của cán bộ khuyến nông và chính quyền địa phương.

4.2.4.2. Kết quả của nhóm trồng trọt và chăn nuôi

Qua điều tra các nông hộ trồng lúa và chăn nuôi lợn, gà, trâu là chủ yếu điều đó thể hiện rõ ở bảng 4.14. Bảng 4.14: Kết quả sản xuất của nhóm hộ trồng trọt và chăn nuôi Chỉ tiêu ĐVT Bình quân 1.Lợn thịt - Số con/năm Con 6,4 - Trọng lượng BQ/con Kg 85 - Tổng thịt lợn xuất chuồng/năm Kg 544 - Giá bán hơi 1000đ 38 Giá trị sản xuất 20.672 2.Gia cầm

- số đầu gia cầm Con 20

- Trọng lượng BQ/con Kg 1,8 - Tổng trọng lượng đàn gia cầm 36 - Giá bán 1000đ 150 Giá trị sản xuất 4.500 3.Trâu - Số lượng Con 2,6 - Giá bình quân/con 1000đ 25.000 Giá trị sản xuất 65.000 4.Lúa -Diện tích m2 360

-Năng suất Kg/sào/năm 288

-Sản lượng Tấn 103.680 -Giá bán 1000đ 5 Thành tiền 1.440 Tổng giá trị sản xuất của trồng trọt và chăn nuôi/hộ 91.612 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Qua bảng 4.14 số liệu ta thấy hộ trồng trọt và chăn nuôi với mức đầu tư cao và chăn nuôi có quy mô lớn với mức chi phí cao và thu nhập cao, đem lại lợi nhuận cao trong tổng thu nhập của hộ. Chăn nuôi lợn tổng thu nhập sau khi xuất chuồng là 20.672 nghìn đồng, chưa trừ chi phí, sau hơn 5 tháng xuất chuồng trung bình lợn/con là 85 kg, bán với giá là 38.000/kg, gà sau 5 tháng xuất chuồng mỗi con trung bình là 1,8 kg bán với giá 150.000/kg. Số trâu

bình quân/nhóm hộ chăn nuôi là 2,6 con. Sau 1 năm xuất mỗi con có giá trị khoảng 5.00.000/con, trừ chi phí giống là 18.000.000/con. Tổng thu nhập bình quân của nhóm/hộ là 91.612 nghìn đồng (chưa trừ chi phí).Trồng lúa đem lại thu nhập là 1.260 nghìn đồng. Tuy không đem lại thu nhập cao nhưng việc trồng lúa của hộ giảm được một phần chi phí về phân bón từ chăn nuôi của hộ.

Nhìn chung nhóm hộ phát triển và đem lại hiệu quả cao, bên cạnh đó nhờ có sự giúp đỡ của cán bộ thú y, chính quyền địa phương luôn quan tâm sát sao tới nông dân, cùng với đó là đầu ra sản phẩm chính quyền và các cấp lãnh đạo thị trấn phải hướng dẫn và tạo thị trường tin cậy để nông dân tiếp tục phát triển ngành của mình. Luôn cho nông dân tập huấn tham quan mô hình trang trại nơi khác để chọn lọc thông tin để nông dân áp dụng tại địa phương, cán bộ cùng nông dân luôn tìm đến con giống tốt ưu nhược điểm của con giống để nông dân khi đầu tư vào đó tránh rủi ro.

4.2.4.3. Kết quả thu từ trồng trọt và lâm nghiệp

Bảng 4.15. Kết quả sản xuất của nhóm hộ trồng trọt và lâm nghiệp

Tiêu chí ĐVT Bình quân

1. Quả hồi

Năng suất Kg /cây 2,5

Số lượng Kg 2.915 Giá bán 1000đ 7 Thành tiền 20.405 2.Cây gỗ Số lượng Bó/năm 20 Giá bán 1000đ 50 Thành tiền 1.000 3.Lúa Diện tích M2 360

Năng suất Kg/sào/năm 252

Sản lượng Tấn 90.720

Giá bán 1000đ 5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thành tiền 1.260

Tổng thu BQ của nhóm/hộ 22.665

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Lâm nghiệp chiếm diện tích lớn trong tổng diện tích đất nông nghiệp của thị trấn vì vậy lâm nghiệp cũng mang lại cho nông dân nguồn thu lớn giúp người

dân có thêm thu nhập ngoài trồng trọt.

Nhìn vào bảng 4.15 ta thấy tổng bình quân của nhóm trồng trọt và lâm nghiệp là 22.665 nghìn đồng chưa trừ chi phí. Cây hồi là một trong những nguồn thu nhập chính cho hộ trồng cây lâm nghiệp. Cây hồi đem lại năng suất khá cao tuy là vừa mới đến tuổi ra quả với 2,5kg/cây. Người dân chủ yếu bán quả hồi tươi theo hình thức bán giao cho các thương nhân trung bình với mức giá là 7 nghìn đồng/kg, đầu mùa và cuối mùa thì mức giá cao hơn có thể giao động từ 8 nghìn đồng/kg đến 10 nghìn đồng/kg. Ngoài thu nhập từ hồi những hộ có rừng họ còn có thu nhập từ cây gỗ tự nhiên với số lượng ít 20 bó/năm với giá bán50 nghìn đồng. Tuy chỉ đem lại thu nhập rất thấp nhưng nó góp phần cho thu nhập của hộ.

Nhìn chung lâm nghiệp của thị trấn mấy năm gần đây phát triển, theo thông tin điều tra được biết nông dân đang mở rộng diện tích, một số đã và đang được trồng chưa đến tuổi khai thác, chủ yếu là ba loại gỗ như: hồi, sa mộc... Vì những loại gỗ này được nông dân trồng nhiều nhất, thời điểm điều tra nông dân chỉ khai thác vườn tỉa. Vì vậy đến thời điểm điều tra sản phẩm lâm nghiệp phần đa là chưa được khai thác. Tới đây cần đặt ra cho chính quyền địa phương và nông dân cần có hướng đi đúng đắn hơn khi khai thác lâm nghiệp,

4.2.4.5. Tình hình thu nhập của nhóm hộ hỗn hợp

Bảng 4.16: Kết quả sản xuất bình quân/hộ của nhóm hỗn hợp

Chỉ tiêu ĐVT Bình quân

1.Lúa

-Diện tích M2 360

-Năng suất Kg/sào/năm 252

-Sản lượng Tấn 90.720

-Giá bán 1000 5

-Thành tiền 1.260

2.Lợn thịt

-Số con/năm Con 3

-Trọng lượng BQ/con Con 80

-Tổng thịt lợn xuất chuồng/năm Kg 240

-Giá bán hơi 1000 38

Giá trị sản xuất 9.120

3.Gia cầm

-Số đầu gia cầm Con 13

- Trọng Lượng BQ/con Kg/con 1,5

-Tổng trọng lượng đàn gia cầm Kg 19,5

-Giá bán 1000 150

Chỉ tiêu ĐVT Bình quân 4.Trâu -Số lượng Con 1,35 -Giá bình quân/con Tr.đ 25.000 Giá trị sản xuất 33.750 5.Lâm nghiệp -Qủa hồi Năng suất 2,5 Số lượng 1662,5 Giá bán/kg 7 Thành tiền 11.637,5 -Cây gỗ Số lượng 18 Giá bán 50 Thành tiền 900 Tổng thu nhập BQ của nhóm/hộ 59.592,5 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Qua bảng 4.16 ta thấy tình hình sản xuất của nhóm tương đối ổn định, tổng thu nhập bình quân của nhóm/hộ là 59.592,5 nghìn đồng. Nhóm hỗn hợp gồm ba ngành đó là: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp nông dân đã biết áp dụng ba ngành tổng hợp để sản xuất chung, đây là nhóm chiếm đa số của thị trấn. Chăn nuôi lợn của nhóm hỗn hợp đem lại thu nhập cho nông hộ, bình quân mỗi hộ có 3 con/hộ, số lượng trâu của nhóm hỗn hợp chiếm tỷ lệ không cao bình quân 1,35 con/hộ. Đàn gà bình quân 13 con/hộ, đối với ngành chăn nuôi hiện nay giá liên tục hạ xuống gây khó khăn cho các hộ chăn nuôi và dễ gặp rủi ro như các loại dịch bệnh có thể làm cho nông dân bị mất trắng số tiền mà họ đầu tư, đây cũng là một yếu tố làm cho nông dân e ngại không dám đầu tư nhiều và phát triển quy mô của mình, nông dân đã biết tận dụng và phối hợp các ngành với nhau mà lại tiết kiệm được chi phí như một số hộ chăn nuôi lợn đã sử dụng bình bioga để tiết kiệm củi và phục vụ sinh hoạt.

Lâm nghiệp cũng mang lại thu nhập cho nhóm hỗn hợp, lâm nghiệp của thị trấn chủ yếu là cây hồi, xa mộc, cây gỗ,.. đến thời điểm điều tra số liệu về lâm nghiệp chỉ bán tỉa vườn chứ chưa đến tuổi khai thác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.5. Tình hình thu nhập thực tế từ sản xuất nông lâm nghiệp. Bảng 4.17: Thu nhập thực tế của các nhóm hộđiều tra/năm. Bảng 4.17: Thu nhập thực tế của các nhóm hộđiều tra/năm. ĐVT: nghìn đồng Chỉ tiêu Trong đó Trồng trọt Trồng trọt và chăn nuôi Trồng trọt và Lâm nghiệp Hỗn hợp Tổng thu nhập 1.440 91.612 22.665 59.592,5 Tổng chi phí 1.050 66.242,5 12.830 42.045,8 Thu nhập thực tế 390 25.369,5 9.835 17.546.7 Thu nhập BQ trồng

lúa của hộ (7 sào/hộ)

2.730 - - -

Thu nhập bình quân/người/tháng

71,84 604,04 317,26 213,98

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Qua bảng 4.17 số liệu cho thấy tổng thu nhập bình quân của nhóm hỗn hợp và nhóm trồng trọt và chăn nuôi là cao nhất, nhóm trồng trọt và chăn nuôi là 25.369,5 nghìn đồng/năm, nhóm hỗn hợp đạt 17.546,7 nghìn đồng/năm, còn nhóm trồng trọt và lâm nghiệp cũng đem lại thu nhập nhưng với thời gian lâu dài hơn, những hộ trồng trọt và lâm nghiệp cũng đầu tư chi phí khá cao. Ngoài ra các ngành như trồng trọt, chăn nuôi thu lại thường là 6 tháng hoặc 1 năm, số liệu lâm nghiệp điều tra 10 hộ trồng trọt và lâm nghiệp, đến thời điểm điều tra các hộ lâm nhiệp chỉ bán tỉa vườn chứ chưa đến tuổi khai thác, như vậy nhóm trồng trọt và lâm nghiệp thu nhập không ổn định và mang tính lâu dài.

Nhìn chung nông hộ sống ở nông thôn nhóm hỗn hợp vẫn phát triển vì nhóm này có thể tận dụng các nông sản mà mình làm ra và của vật nuôi như; trồng lúa có thể lấy phân chuồng từ chăn nuôi giảm được chi phí, lâm nghiệp cung cấp củi đun, trồng trọt cung cấp cám hay thức ăn cho chăn nuôi, như vậy ở nhóm hỗn hợp đã biết tận dụng tối đa sức người và của để phục vụ sản xuất của mình.

Nhóm hỗn hợp thu nhập bình quân/hộ đạt 17.546,7 nghìn đồng/hộ/năm, trình độ ở nhóm này về mặt bằng chung khá thấp, gặp khá nhiều khó khăn trong việc tham gia sản xuất. Ngoài ra các chủ hộ được tập huấn hướng dẫn và một số hộ tự học hỏi qua bạn bè, sách báo, tạp chí... rồi dần rút kinh nghiệm để phát triển ngành của mình.

Nhóm trồng trọt vì đây là cây trồng chính của thị trấn nên năng suất và sản lượng tương đối cao, vậy nên nhóm trồng trọt đạt năng suất cao là cây trồng chính phục vụ cho đời sống của hộ. Với mức chi phí tư liệu sản xuất khá cao và

thêm chi phí cho ngành tương đối ổn định nhóm trồng trọt có một số hộ đã sản xuất có dư thừa có thể bán nông sản với giá tương đối cao.

Nhóm trồng trọt và chăn nuôi đem lại thu nhập cao nhất trong các nhóm hộ còn lại. Ở nhóm này người dân đã giám đầu tư mạnh vào chăn nuôi. Vừa chăn nuôi vừa trồng trọt góp phần giảm chi phí cho nhau như trồng trọt tận dụng phân chuồng… của chăn nuôi. Còn chăn nuôi tân dụng thức ăn từ trồng trọt như: Rau, củ, quả, cám... nên giảm được một phần chi phí trong sản xuất.

Mặt bằng chung nhóm trồng trọt và chăn nuôi và nhóm trồng trọt và lâm nghiệp và nhóm hỗn hợp có thu nhập cao nhất, số liệu điều tra cho thấy ba nhóm này là ba nhóm phát triển chính cho nông dân, các cấp chính quyền địa phương cần có chính sách đảm bảo các hộ này tiếp tục phát huy trong thời gian tới, còn nhóm chuyên trồng trọt cần được quan tâm hơn nữa, nhóm trồng trọt cần áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản suất để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Thị trấn Hùng Quốc là là thị trấn giáp biên giới, trình độ dân trí còn thấp. Do vậy hoạt động sản xuất gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên về thu nhập bình quân đầu người đạt mức trung bình so với mặt bằng chung của huyện, tỉnh. Theo báo cáo UBND thị trấn Hùng Quốc và qua số liệu điều tra cho thấy với mức thu nhập còn thấp của nông dân như vậy rất cần được sự quan tâm từ chính quyền địa phương, Đảng và nhà nước, qua điều tra số liệu cho thấy thu nhập bình quân của các nhóm hộ như sau: Nhóm trồng trọt đạt 71,84/người/tháng, nhóm trồng trọt và chăn nuôi là 604,04 /người/tháng, nhóm trồng trọt và lâm nghiệp 317,26/người/tháng, nhóm hỗn hợp là 213,98 người/tháng. Như vậy với mức thu nhập thấp như vậy đòi hỏi thời gian tới chính quyền địa phương cần có giải pháp khắc phục và nâng cao thu nhập và mức sống nông dân nông thôn.

4.3. Tác động của chính quyền địa phương tới sản xuất nông nghiệp của thị trấn Hùng Quốc. thị trấn Hùng Quốc.

- Tác động của chính quyền địa phương về vấn đề vốn của hộ nông dân. Thời

gian qua UBND thị trấn đã tích cực huy động vốn và tạo mọi điều kiện cho mọi hộ nông dân được vay vốn thông qua hội nông dân kết hợp với ngân hàng CSXH với số tiền 30.000.000 lãi suất thấp với mức 0,65 % thời hạn vay là 5 năm và cũng với số tiền 30.000.000 lãi xuất 0,9 % nhưng thời hạn là 3 năm, với mục đích vay của người dân là khác nhau nhưng chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Tạo điều kiệu cho người dân phát triển kinh tế nông nghiệp.

- Tác động của chính quyền địa phương về vấn đề vật tư:

+ Giống: UBND thị trấn phối hợp với phòng vật tư nông nghiệp miễn giống, phân bón cho các hộ nghèo theo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ.

+ Máy móc: UBND xã phối hợp với chương trình 135 đã cung cấp cho 7 thôn 7 máy móc công nghiệp với nhiều loại máy khác nhau như: Máy làm đất, máy bừa cỡ nhỏ, máy gặt cầm tay, máy tuốt liên hoàn... Được đưa vào ngày càng nhiều phục vụ sản xuất nông nghiệp giúp giải phóng sức lao động, đồng thời tăng năng suất và hiệu quả kinh tế cho người dân.

Bảng 4.18: Các lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân thị trấn Hùng Quốc Tên lớp tập huấn Thời gian Đơn vị tổ chức

1. Kỹ thuật thâm canh lúa lai, ngô lai.

8/2013 Cán bộ khuyến nông của thị trấn phối hợp với phòng NN & TPNT huyện

2. Kỹ thuật chăm sóc phòng trừ sâu bênh hại trên cây lúa, cây ngô.

9/2013 Cán bộ khuyến nông thị trấn, cán bộ khuyến nông thị trấn trực tiếp chủ trì

3. Kỹ thuật trồng, chăm sóc phòng bệnh cây khoai tây.

10/2013 Cán bộ khuyến nông thị trấn kết hợp với cán bộ khuyến nông huyện.

4. Kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc bò cái sinh sản.

11/2013 Cán bộ khuyến nông thị trấn kết hợp với trạm thý y huyện.

5. Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái sinh sản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12/2013 Hội khuyến nông kết hợp với cán bộ khuyến nông thị trấn

(Nguồn: Tổng hợp số liệu của khuyến nông)

+ Xây dựng mô hình:

UBND thị trấn Hùng Quốc kết hợp với phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thực hiện một số mô hình đưa giống lúa, ngô mới vào ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp của thị trấn như:

* Giống lúa đại dương 8 với số 30 hộ trồng thử: là giống lúa có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, có thời gian sinh trưởng trung bình ngắn hơn các giống lúa đang được sử dụng. Giống lúa đại dương 8 khá phù hợp với diều kiện tự nhiên của thị trấn.

* Giống ngô Nk 67 với 70 hộ trồng thử: Là giống ngô có khả năng chống chịu tốt với điều kiện thời tiết, đem lại hiệu quả kinh tế cao, Không hưng giúp

tăng sản lượng ngô của hộ mà còn tạo việc làm cho người dân vì giống ngô trồng được cả vụ đông xuân và vụ hè thu. Được người địa phương ưu thích.

* Giống lạc L14 với 40 hộ trồng thử: Là giống lạc hiện nay đang được

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn Thị trấn Hùng Quốc - huyện Trà Lĩnh - tỉnh Cao Bằng. (Trang 47)