Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất và công thức tính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn Thị trấn Hùng Quốc - huyện Trà Lĩnh - tỉnh Cao Bằng. (Trang 25)

Số liệu điều tra bằng bảng hỏi được xử lý dựa trên cơ sở thống kê toán học thông qua phần mền máy tính Excel.

Để đánh giá tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau:

Tổng giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị các sản phẩm và dịch vụ do các hộ đạt được trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm). Đối với hộ GO gồm:

+ Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp + Giá trị sản xuất ngành nghề

+ Giá trị sản xuất buôn bán dịch vụ GO = ∑Qi.Pi Trong đó:

Qi: Khối lượng sản phẩm thứ i Pi: Giá bán sản phẩm thứ i

Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm trong một thời kỳ sản xuất. Với hệ thống trồng trọt IC bao gồm chi phí về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, dụng cụ lao động, tiền điện...Với hệ thống chăn nuôi IC bao gồm chi phí về giống, thức ăn, dịch vụ thú y…Có thể nói IC là toàn bộ chi phí của quá trình sản xuất. Tăng giảm IC có liên quan trực tiếp đến phát triển kinh tế của hộ.

IC = ∑Ci

Giá trị gia tăng (VA): Là chỉ số phản ánh kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh.

Công thức tính: VA = GO - IC.

Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy của nông hộ sản suất, bao gồm cả công lao động và lợi nhuận trong một thời kỳ sản xuất.

MI = VA - (A+T) - Tiền công lao động (nếu có) Trong đó:

A: Khấu hao tài sản cố định T: Các khoản thuế phải nộp

Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí trung gian TVA = VA/MC

Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian TMI = MI/IC

PHN 4: KT QU NGHIÊN CU VÀ THO LUN 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Hùng Quốc là thị trấn miền núi ở phía Bắc của huyện Trà Lĩnh, có tổng diện tích tự nhiên là: 1.541,11 ha. Toàn Thị trấn gồm có 17 khu hành chính. Là trung tâm văn hoá, kinh tế chính trị của huyện Trà Lĩnh.

- Phía Nam giáp xã Cao Chương. - Phía Đông giáp xã Xuân Nội. - Phía Tây giáp xã Quang Hán.

- Phía Bắc giáp Trấn Long Bang - huyện Trịnh Tây- tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc.

4.1.1.1. Địa hình và đất đai

Thị trấn Hùng Quốc được chia làm 17 khu hành chính. Địa hình của thị trấn không đồng đều, đất nông nghiệp và đất đồi rừng ở rải rác và nằm xen kẽ nhau, tạo thành ruộng bậc thang nhưng với độ dốc trung bình. Thị trấn có 2 con suối nhỏ chảy về từ hai phía: Phía Bắc và phía tây là nguồn nước chủ yếu, tạo điều kiện cho nhân dân sản xuất nông nghiệp.

4.1.1.2. Khí hậu

Thị trấn Hùng Quốc thuộc loại khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông có gió Đông Bắc thổi về đem theo khí hậu lạnh, thời tiết khô hanh, sương muối và ít mưa, độ ẩm không khí thấp. Mùa hè nóng có gió Tây và gió Đông Nam thổi trời nắng nóng, lượng mưa và độ ẩm cao, đôi khi có lốc soáy cục bộ và mưa đá xẩy ra. Thời tiết khí hậu là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp nói chung, sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói riêng. Tóm lại khí hậu của huyện Trà Lĩnh nói chung và thị trấn Hùng Quốc nói riêng có đủ lượng nhiệt, ánh sáng mặt trời hàng năm có khoảng 1720 giờ nắng, tích ôn hữu hiệu khoảng 80000

C, ẩm độ cao, lượng mưa dồi dào thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng; Cây lương thực như lúa, ngô, khoai, sắn; Cây lương thực như rau, đậu, đỗ; Cây ăn quả như mận, cam, quýt, lê. Qua đó có thể điều chỉnh thời vụ gieo trồng cho hợp lý và đồng thời áp dụng biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất và sản lượng cây lúa của thị trấn Hùng Quốc.

4.1.1.3. Thủy văn

Thị trấn Hùng Quốc có 2 con suối nhỏ chảy ra từ hai phía: Tây bắc và đông bắc đây là hai nguồn nước chính tưới tiêu cho diện tích đất nông nghiệp. Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, nhà nước thị trấn Hùng Quốc đã được đầu tư nhiều công trình thủy lợi cụ thể là: Công trình thủy lợi Bó Thẩu, đập Phai moòng, Khum Khuất.... Hệ thống thủy lợi được bê tông hóa đảm bảo việc tưới tiêu cho diện tích canh tác là trên 50% đất nông nghiệp toàn thị trấn.

4.1.2. Tình hình sử dụng đất

Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp, nó vừa là tư liệu sản xuất vừa là đối tượng sản xuất, đất đai còn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp, mặt khác nó ảnh hưởng tới cơ cấu cây trồng của mỗi vùng, chính vì vậy cần phải nắm chắc tình hình biến động đất đai cũng như cơ cấu sử dụng đất đai để từ đó đưa ra phương hướng bố trí cây trồng một cách hợp lý và có hiệu quả.

Bảng: 4.1 Tình hình sử dụng đất đai của thị trấn qua 3 năm (2011 - 2013) Tiêu chí ĐVT 2011 2012 2013 So sánh Diện tích CC (%) Diện tích CC (%) Diện tích CC (%) 12/11 13/12 BQC Tổng diện tích đất tự nhiên Ha 1541,11 100 1541,11 100 1541,11 100 100 100 100 I. Tổng diện tích đất NN Ha 1270,18 82,42 1270,18 82,42 1270,18 82,42 100 100 100 1. Đất sản xuất nông nghiệp Ha 388,02 25,18 368,23 23,89 356,12 23,1 94,90 96,71 95,81 Đất trồng cây hàng năm Ha 371,32 95,7 351,53 95,46 341,4 95,87 94,67 97,1 95,88 Đất trồng cây lâu năm Ha 16,7 4,3 16,7 4,5 14,72 4,13 100 88,14 94,07 2. Đất lâm nghiệp Ha 880,53 57,14 900,33 58,33 912,43 59,2 102,25 101,34 101,80 3. Đất nuôi trồng thủy sản Ha 1,63 0,1 1,63 0,1 1,63 0,1 100 100 100

II. Đất phi nông nghiệp Ha 162,26 10,52 162,26 10,52 162,26 10,52 100 100 100

1. Đất ở Ha 45,68 45,68 45,68 2. Đất chuyên dụng Ha 93,24 93,24 93.24 3. Đất ngĩa trang, nghĩa địa Ha 23,34 23,34 23,34 III. Đất chưa sử dụng Ha 108,68 7,05 108,68 7,05 108.68 7,05 100 100 100 Đất đồng bằng Ha Đất đồi núi Ha 108,68 108,68 108,68 Đất mặt nước Ha (Nguồn UBND thị trấn Hùng Quốc [2])

Qua bảng 4.1 ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên của thị trấn là 1541,11 ha và không có sự biến động qua 3 năm, trong đó đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng quỹ đất của thị trấn và không có sự biến động qua 3 năm. Trong tổng diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất (912,43 ha). Cây lâm nghiệp ở đây chủ yếu là trồng; cây hồi, xa mộc và cây gỗ tự nhiên... Ngoài cây lâm nghiệp, đất trồng cây hàng năm cũng chiếm ưu thế (341,4 ha) trong tổng diện tích đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm chủ yếu là lúa, ngô và hoa màu.

Đất nuôi trồng thủy sản chiếm diện tích thấp trong tổng diện tích đất nông nghiệp (1,63 ha) không có sự biến động qua 3 năm. Đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp hơn (162,26 ha) so với đất sản xuất nông nghiệp và không có sự biến động qua 3 năm.

Đất chưa sử dụng (không có số liệu từ UBND thị trấn).

Nhìn chung đất sản xuất nông nghiệp của thị trấn biến động không đáng kể, do có sự quan tâm sát sao của Đảng, chính quyền địa phương nên nông dân tập trung sản xuất, luôn có cán bộ khuyến nông tập huấn trao đổi kinh nghiệm.

4.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.3.1. Dân số và lao động

Cùng với đất đai, lao động là yếu tố đặc biệt quan trọng trong mọi quá trình sản xuất của các ngành nghề, điều này càng thể hiện rõ trong sản xuất nông nghiệp nhất là khi trình độ cơ giới hóa ở nước ta còn ở mức thấp. Chính vì vậy để có những biện pháp tổ chức, sử dụng hợp lý nguồn lao động sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao thì việc xem xét và đánh giá tình hình dân số lao động là vô cùng quan trọng. Tình hình dân số và lao động của thị trấn trong 3 năm (2011 - 2013) được thể hiện qua bảng:

Bảng: 4.2: Tình hình dân số và lao động của thị trấn qua 3 năm (2011 - 2013) Tiêu chí ĐVT 2011 2012 2013 So sánh Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) 12/11 13/12 BQC 1. Tổng số khẩu Khẩu 4.096 100 4.120 100 4.215 100 100,59 102,31 101,45 - Khẩu nông nghiệp Khẩu 3.430 83,74 3.253 78,96 3.422 81,19 94,84 105,20 100,02 - Khẩu phi nông nghiệp Khẩu 666 16,26 867 21,04 793 18,81 130,18 91,46 110,82

2. Tổng số hộ Hộ 1.076 100 1.160 100 1.170 100 107,80 100,86 104,33

- Hộ thuần nông Hộ 901 83,74 916 78,97 950 81,20 101,66 103,7 102,68 - Hộ phi nông nghiệp Hộ 175 16,26 244 21,03 220 18,80 139,43 90,16 114,79

3. Tổng số lao động Lao Động 2.937 100 2.986 100 3.053 100 101,67 102,24 101,95

- Lao động nông nghiệp Lao động 2.765 94,14 2.801 93,80 2.850 93,35 101,30 101,75 101,52 - Lao động phi nông nghiệp Lao động 172 5,86 185 6,20 203 6,65 107,56 109,73 108,65

4. Một số chỉ tiêu

- Số khẩu bình quân/hộ Khẩu/hộ 3,8 3,55 3,6 93,42 101,4 97,41 - Số lao động bình quân/hộ Lao động/hộ 2,73 2,57 2,61 94,14 101,56 97,58

Qua bảng 4.2 ta thấy, qua 3 năm nhân khẩu của thị trấn bình quân tăng 1,45%năm. Năm 2011 có người 4.096 và đến năm 2013 là người 4.215. Trong đó khẩu nông nghiệp chiếm đa số, chiếm 81,19% còn khẩu phi nông nghiệp chiếm 18,81 % năm 2013.

Tổng số hộ của thị trấn trong 3 năm tăng lên, bình quân tăng 4.33 %, số hộ trong thị trấn được chia làm 2 loại chính đó là hộ thuần nông và hộ phi nông nghiệp. Hộ thuần nông vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất (81,20 %). Tuy nhiên qua các năm thì các hộ sản xuất nông nghiệp có xu hướng tăng nhẹ, bình quân mỗi năm tăng 2,68 %. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nhiều hộ đang có xu hướng tách ra khỏi sản xuất nông nghiệp, chuyển sang làm ngành nghề hoặc buôn bán dịch vụ, loại hộ này những năm gần đây có xu hướng tăng với mức độ chậm bình quân là 14,79 %.

Về lao động: lao động của thị trấn chia làm 2 loại chính là lao động nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp, trong 3 năm lao động nông nghiệp tăng bình quân/năm từ 2.937 lao động năm 2011 lên 3.053 lao động năm 2013. Lao động phi nông nghiệp, loại hình này có tốc độ tăng nhưng với mức độ chưa cao bình quân mỗi năm tăng từ 13 lao động năm 2011 lên 18 lao động năm 2013. Như vậy sự chuyển dịch về cơ cấu hộ và cơ cấu lao động ở thị trấn có xu hướng tích cực, có xu hướng tách dần khối nông nghiệp. Tuy thị trấn đã có chợ để người dân giao lưu buôn bán nhưng chỉ là chợ để người dân trao đổi, buôn bán những nông sản sản xuất ra hàng ngày của người nông dân với quy mô nhỏ. Do vậy còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp sang dịch vụ cũng như lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp.

4.1.3.2. Cơ sở hạ tầng * Giao thông.

Hùng Quốc có đường quốc lộ 34 kéo dài (Mã Phục - Trà Lĩnh) đến cửa khẩu Trà Lĩnh (Việt Nam) - Long Bang (Trung Quốc). Đường Tỉnh lộ 210 chạy theo hướng (Thị trấn Hùng Quốc - Mỏ Mangan). Đường tỉnh lộ 211 chạy Hướng (Thị trấn Hùng Quốc - Tổng Cọt - huyện Hà Quảng). Đường từ Trung tâm thị trấn đi các xóm, tổ dân phố rất thuận tiện cho các phương tiện giao thông cơ giới đi lại. Với hệ thống đường giao thông như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông thương hàng hoá dịch vụ góp phần cho phát triển kinh tế của địa phương.

*Thủy lợi.

Nhìn chung các công trình thuỷ lợi của Hùng Quốc chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất nông nghiệp. Nguyên nhân do những năm gần đây tốc độ phát triển đô thị hoá, việc xây dựng nhà ở, xây dựng đường giao thông chưa được quy hoạch chi tiết nên đã ảnh hưởng đến hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhiều chỗ đã làm tắc mương, cống gây ngập úng cục bộ cho diện tích cấy lúa, trồng ngô và các loại cây trồng khác của địa phương. Từ năm 2007 Đảng uỷ, chính quyền địa phương đã có chủ trương khắc phục khó khăn sửa chữa và khôi phục các trạm bơm, khơi thông hệ thống kênh mương nội đồng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong mùa khô. Nhưng đến nay số diện tích được tưới chỉ đạt khoảng 50%, số diện tích còn lại phải nhờ nguồn nước tự nhiên, nước mưa và nhân dân phải dùng máy bơm dầu, bơm điện loại nhỏ khắc phục khó khăn để sản xuất.

* Giáo dục.

Thị trấn Hùng Quốc có 01 trường THCS, 02 trường TH, 01 Trường mầm non. Điều kiện cơ sở vật chất trường học thường xuyên được nâng cấp, số lượng học sinh đến trường đảm bảo đúng độ tuổi, tỷ lệ lên lớp thẳng đạt 97%. Công tác phát hiện bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, học sinh giỏi được các cấp quan tâm thường xuyên. Công tác y tế học đường và giáo dục thể chất ngày được chú trọng, công tác xã hội giáo dục được đẩy mạnh. Đội ngũ giáo viên được chuẩn hoá theo quy định.

* Bưu chính viễn thông

Thị Trấn có 01 hệ thống đài truyền thanh với 11 loa lắp đặt tại 11 điểm trung tâm của các khu dân cư. Cung cấp thông tin về kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo thông tin đến với người dân. Bên cạnh đó mạng lưới điện thoại ngày càng phát triển tại điều kiện cho việc nắm bắt thông tin, trao đổi thông tin trên mọi lĩnh vực. Thể hiện năm 2010 chỉ có 355 máy điện thoại đến năm 2012 đã có 1530 máy điện thoại.

* An ninh - quốc phòng

Giữa vững ổn định an ninh biên giới, thực hiện tốt công tác tuần tra biên giới.

Tuyên truyền công tác thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, buôn bán trái phép qua biên giới.

Làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương lãnh đạo chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ công tác quốc phòng quân sự địa phương.

Làm tốt công tác tuyển quân đi nghĩa vụ quân sự.

Xuống các thôn, xóm nắm bắt tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Phối hợp với các ban, ngành đoàn thể tuyên truyền Luật nghĩa vụ quân sự, Luật biên giới quốc gia, pháp lệnh dự bị động viên và các văn bản pháp luật khác cho lực lượng dân quân, dự bị động viên và quần chúng nhân dân được 7 lần = 1.232 lượt người nghe.

Duy trì thường xuyên quy chế phối hợp ba lực lượng, công an, biên phòng, quân sự cùng cấp, trao đổi thông tin, giao ban hàng tháng.

Tình hình an ninh trật tự xã hội được giữ vững, các vụ việc xảy ra trên địa bàn thị trấn được giải quyết kịp thời; phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc hoạt động tốt, phát huy hiệu quả.

4.1.3.3. Tình hình kinh tế nông nghiệp của thị trấn qua 3 năm (2011 - 2013)

Đặc điểm chung về kinh tế nông nghiệp của thị trấn giai đoạn 2011 - 2013 được thống kê trong bảng sau:

Bảng: 4.3: Tình hình kinh tế nông nghiệp của thị trấn qua 3 năm (2011 - 2013) Tiêu chí 2011 2012 2013 So sánh GT (tr.đ) CC (%) GT (tr.đ) CC (%) GT (tr.đ) CC (%) 12/11 13/12 BQC Tổng giá trị sản xuất NN 23,45 100 25.03 100 29,35 100 106,73 117,26 111,99 - Trồng trọt 3,17 13,52 3,2 12,78 3,5 11,92 100,95 109,37 105,16 - Chăn nuôi 12,05 51,39 14,23 56,85 13,98 47,63 118,09 98,24 108,16 - Lâm nghiệp 8,23 35,09 7,6 30,37 11,87 40,45 92,34 156,18 124,26 (Nguồn: UBND thị trấn Hùng Quốc [1])

Nhìn vào bảng ta thấy tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng đều qua 3 năm mỗi năm đạt 11,99 % mức tăng khá ít so với bình quân chung của huyện, tỉnh.

Tổng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt liên tục tăng qua các năm, bình quân chung tăng 5,16 % trong 3 năm, trồng trọt liên tục tăng lên là do có sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ chính quyền địa phương quan tâm sát sao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn Thị trấn Hùng Quốc - huyện Trà Lĩnh - tỉnh Cao Bằng. (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)