Đặc điểm chung về kinh tế nông nghiệp của thị trấn giai đoạn 2011 - 2013 được thống kê trong bảng sau:
Bảng: 4.3: Tình hình kinh tế nông nghiệp của thị trấn qua 3 năm (2011 - 2013) Tiêu chí 2011 2012 2013 So sánh GT (tr.đ) CC (%) GT (tr.đ) CC (%) GT (tr.đ) CC (%) 12/11 13/12 BQC Tổng giá trị sản xuất NN 23,45 100 25.03 100 29,35 100 106,73 117,26 111,99 - Trồng trọt 3,17 13,52 3,2 12,78 3,5 11,92 100,95 109,37 105,16 - Chăn nuôi 12,05 51,39 14,23 56,85 13,98 47,63 118,09 98,24 108,16 - Lâm nghiệp 8,23 35,09 7,6 30,37 11,87 40,45 92,34 156,18 124,26 (Nguồn: UBND thị trấn Hùng Quốc [1])
Nhìn vào bảng ta thấy tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng đều qua 3 năm mỗi năm đạt 11,99 % mức tăng khá ít so với bình quân chung của huyện, tỉnh.
Tổng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt liên tục tăng qua các năm, bình quân chung tăng 5,16 % trong 3 năm, trồng trọt liên tục tăng lên là do có sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ chính quyền địa phương quan tâm sát sao
luôn có chính sách hỗ trợ và tuyên truyền để nông dân không bỏ ruộng hoang, tăng gia sản xuất. Nhìn chung ngành trồng trọt vẫn phát triển được nông dân cho lên hàng đầu trong các ngành.
Ngành chăn nuôi biến động không đều trong 3 năm lại đây. Do người dân mới được vay vốn để đầu tư sản xuất nên chăn nuôi được người dân đầu tư mạnh vì vậy giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng mạnh năm 2011 là 12,05 triệu đồng lên 14,23 năm 2012 tăng 18,09 %. tuy nhiên năm sau có dịch bệnh nên số lượng gia súc gia cầm bị nhiễm dịch khá nhiều, phần lớn nông dân nghe tin có dịch thường phân tán đi chỗ khác hoặc nhanh chóng xuất chuồng để tránh bị thiệt hại. Từ năm 2012 đến 2013 giảm 1,76 %, như vậy đến năm 2013 giá trị chăn nuôi của toàn thị trấn chỉ còn 13,98 triệu đồng. Trước tình hình đó chính quyền địa phương các cấp các ngành đặc biệt là ngành thú y luôn bám sát theo dõi hiện tượng dịch bệnh để tuyên truyền nông dân kịp thời đề phòng dịch lây lan rộng.
Ngành lâm nghiệp cũng có xu hướng tăng mạnh vào năm 2013. Do đến năm 2013 một lượng lớn hồi cho thu hoạch, năm 2012: 7,6 triệu đồng lên 11,87 triệu đồng năm 2013 tăng 56,18 %. Như vây tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp qua 3 năm đạt 24,26 %.
4.1.3.4.Tình hình sản xuất của tiểu ngành nông nghiệp.
Hiện nay nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ yếu của thị trấn Hùng Quốc. Tỉ trọng của ngành nông nghiệp giảm, nhưng giá trị của nó không ngừng nâng cao.
* Về trồng trọt: Năm 2013 dưới sự chỉ đạo của UBND thị trấn ngay từ đầu vụ như cơ cấu giống cây trồng, cộng với việc áp dụng thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của người nông dân, gắn liền với việc cung ứng giống, vật tư phân bón kịp thời, đặc biệt tập trung chỉ đạo cương quyết bảo vệ và chăm sóc cây lúa, ngô một cách đồng bộ và đạt kết quả tốt. UBND thị trấn đã chỉ đạo người dân chủ động phòng ngừa sâu bệnh cho cây lúa, ngô phát triển tốt. Các vụ gieo cấy đúng thời vụ nên cho năng suất và sản lượng cao hơn so với năm 2012. Trong năm 2013 tuy UBND thị trấn đã có sự chỉ đạo ngay từ đầu nhưng do điều kiện thời tiết bất thường, tình hình dịch bệnh thường xuyên sảy ra, hạn hán đầu vụ, thiếu nước gieo trồng đã gây không ít khó khăn cho việc sản xuất, sự biến động của thị trường về giá cả, vật tư nông nghiệp tăng… Nhưng với sự chỉ đạo sát xao của UBND thị trấn cùng với sự nỗ lực của bà con nông dân, sản suất nông nghiệp đã đạt được những kết quả quan trọng.
- Kết quả sản xuất ngành trồng trọt:
Cây lương thực: Diện tích gieo trồng: Lúa cả năm 260 ha, năng suất bình quân đạt 52,5 tạ/ha; ngô cả năm 147 ha, năng suất bình quân đạt 46,5 tạ/ha, tổng sản lượng lương thực: lúa, ngô đạt 1.365, 679 tấn; cây đậu tương cả năm 55 ha, năng suất bình quân đạt 8,1 tạ/ha, sản lượng đạt 40,1 tấn. Cây khoai tây 25 ha, năng suất 156,0 ta/ha, sản lượng đạt 390 tấn. Ngoài ra thị trấn còn có một điểm trồng cây thuốc lá với diện tích là 10 ha... Năng suất lúa, ngô của thị trấn đạt thấp so với bình quân chung của huyện, tỉnh. Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, nhìn chung ngành trồng trọt của thị trấn còn gặp nhiều khó khăn.
* Về chăn nuôi: Địa phương tập trung chăm sóc tốt đàn gia súc, gia cầm. Dịch lở mồm long móng và cúm gia cầm đã được khống chế; tình hình gia súc, gia cầm ổn định. Công tác kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y được thực hiện chặt chẽ để hạn chế sự lây lan dịch bệnh cũng như đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Công tác kiểm dịch được đảm bảo, trong năm 2013 có 2 trường hợp lở mồm long móng đã được ngành thú y xử lý kịp thời. Địa phương chưa có quy mô trang trại nào, chủ yếu là chăn nuôi hộ.
- Kết quả sản xuất của ngành chăn nuôi 2013: Trâu có 540 con; bò có 160 con; lợn có 1820 con; gia cầm có 9800 con. Số liệu cho thấy với tiềm năng của thị trấn là vùng đồi núi, khí hậu thuận lợi cho việc chăn nuôi, nhưng gia súc gia cầm chưa đạt so với tiềm năng của thị trấn.
* Lâm nghiệp: Trong những năm gần đây nông dân chú trọng hơn đến
trồng cây lâm nghiệp để tăng thêm thu nhập và tạo việc làm cho chính họ, diện tích đất lâm nghiệp trong những năm gần đây tuy có tăng nhưng vẫn chiếm chiếm tỉ lệ nhỏ so với đất nông nghiệp. Hiện nay người dân địa phương chủ yếu tập trung trồng cây hồi, do cây hồi còn bé nên nhiều hộ nông dân chưa có thu nhập từ lâm nghiệp.