3.1.3.1. Thuận lợi
Trong những năm qua, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện xuất hiện nhiều yếu tố thuận lợi cho việc phát triển hoạt động tín dụng. Kinh tế của huyện tăng trưởng khá, sự phát triển kinh tế sẽ tạo điều kiện cho việc
48
phát triển tín dụng, mở rộng tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng. Những
đường lối, chính sách của huyện luôn hỗ trợ tích cực cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng để hoàn thành những mục tiêu, phương hướng đã đặt ra.
Ngoài ra, các hộ gia đình ở nông thôn đang định hình rõ nét: hộ làm ngành nghề, hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ, hộ có trang trại. hộ nuôi trồng thủy sản…Ngành chức năng đã ban hành tiêu chí cụ
thể xếp loại trang trại, từ đó có các quy chế cụ thể về hoạt động tín dụng thực hiện đối với họ.
3.1.3.2. Khó khăn
Những năm gần đây, điểm nổi bật trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng là thay đổi cơ cấu thu nhập. Nhìn chung tỷ trọng doanh thu từ hoạt
động tín dụng giảm xuống ở hầu hết các Ngân hàng, thu từ dịch vụ và nghiệp vụ khác như nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ thanh toán, đầu tư vào giấy tờ có giá…tăng lên. Tuy nhiên hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chính của Ngân hàng thương mại. Trong giai đoạn hiện nay đã xuất hiện một số
thách thức đáng lưu ý sau:
Với cơ chế điều hành lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước, đã thúc
đẩy mạnh mẽ hoạt động cạnh tranh về lãi suất, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong lĩnh vực tín dụng giữa các Ngân hàng. Trên địa bàn huyện ngoài NHNo&PTNT còn có Ngân hàng chính sách, Quỹ tín dụng nhân dân nên việc cạnh tranh là không thể tránh khỏi.
Cạnh tranh về cung cấp vốn đầu tư, trong khi tổng đầu tư xã hội sụt giảm thì đầu tư của Nhà nước lại tăng nhanh, nhưng trong tổng nguồn vốn
đầu tư chỉ có khoảng 10% là nguồn vốn huy động trong nước còn lại là nguồn vốn ODA, vốn đầu tư, tài trợ nước ngoài. Sự hiện diện của các nguồn vốn ưu đãi quốc tế rõ ràng sẽ làm giảm các cơ hội cung cấp tín dung của các Ngân hàng thương mại trong đó có NHNo&PTNT huyện Phú Lương.
49
Tính rủi ro đối với hoạt động tín dụng có xu hướng tăng lên, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường rủi ro đạo đức là rất lớn, do chính cán bộ tín dụng trong việc thực hiện các thể lệ và chế độ gây ra. Dư nợ tiếp tục tăng nhanh trong khi số lượng cán bộ tín dụng hầu như không tăng, điều kiện giao thông nông thôn, miền núi không được cải thiện làm tăng lên áp lực quá tải của cán bộ tín dụng.
3.2. Thực trạng tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Phú Lương
3.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Phú Lương
3.2.1.1. Công tác huy động vốn
a.Phương pháp huy động vốn
Xác định rõ chức năng Ngân hàng thương mại là: “Đi vay để cho vay”, do đó không thể trông chờ vào các nguồn vốn cấp trên mà phải tìm mọi biện pháp để khai thác nguồn vốn, đảm bảo hoạt động của mình. Thực hiện đa dạng hóa công tác huy động vốn, cả về hình thức lãi suất huy động. Kết hợp giữa huy động vốn trong địa bàn với huy động vốn ngoài địa bàn. Sử dụng các hình thức huy động vốn: Tiền gửi tiết kiệm các loại, kỳ phiếu, tiền gửi tổ
chức kho bạc, tiền gửi các tổ chức kinh tế…, với thời hạn và mức lãi suất khác nhau. Vận động mở tài khoản cá nhân và thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng…Ngoài ra Ngân hàng còn sử dụng hoạt động Marketing trong việc huy động vốn bằng các hình thức quà tặng tùy theo giá trị khoản tiền gửi vào Ngân hàng, khen thưởng và tuyên dương các hộ sản xuất kinh doanh làm ăn hiệu quả từ nguồn vốn vay Ngân hàng.
Trong những năm qua NHNo&PTNT huyện Phú Lương luôn là một trong những Ngân hàng huyện có thành tích xuất sắc về công tác huy động vốn, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vay vốn của nhân dân địa phương. b. Kết quả huy động vốn
50
Bảng 3.2: Kết quả huy động vốn qua các năm của NHNo&PTNT huyện Phú Lương
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh Số tiền (tr.đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr. đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đồng) Tỷ trọng (%) 2012/2011 2013/2012 Bình quân Số tiền (tr. đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr. đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đồng) Tỷ trọng (%) 1. Phân theo thời gian
1.1. Tiền gửi không kỳ hạn 24.319 7,91 30.842 7,60 31.291 7,08 6.523 26,82 0.449 1,46 3.486 6,26
1.2. Tiền gửi có kỳ hạn 283.112 92,09 374.796 92,4 410.691 92,92 91.684 32,38 35.895 9,58 63.789 17,61
2. Phân theo loại tiền
2.1. Nội tệ 295.340 96,07 396.849 97,83 430.829 97,48 101.509 34,37 33.980 8,56 67.745 17,15
2.2. Ngoại tệ 12.091 3,93 8.789 2,17 11.155 2,52 -3.302 -27,31 2.366 26,92 -0.468 -27,11
3. Phân theo đối tượng khách hàng
3.1.Tiền gửi dân cư 207.561 67,51 354.859 87,48 406.646 92,00 147.298 70,97 51.787 14,59 99.543 32,18 3.2.Tiền gửi các tổ chức kinh tế 19.870 6,46 20.779 5,12 26.338 5,96 0.909 4,57 5.559 26,75 3.234 11,06 3.3.Tiền gửi tổ chức tín dụng 80.000 26,03 30.000 7,40 9.000 2,04 -49.000 -61,25 -22.000 -70,97 -35.500 -65,93 Tổng vốn huy động 307.431 100 405.638 100 441.984 100 98.207 31,94 36.346 8,96 67.276 16,92
51
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng khá nhanh qua các năm, năm 2011 tổng nguồn vốn huy động đạt 307.431 triệu đồng nhưng đến năm 2012 đã tăng lên thành 405.638 triệu đồng, đạt với mức tăng trưởng 31,94%. Đến năm 2013 tổng nguồn vốn huy động đạt 441.984 triệu đồng, tăng 36.346 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng mức tăng trưởng 8,96%. Trong đó:
- Phân theo thời gian:
Hình 3.1: Biểu đồ cơ cấu vốn huy động theo thời gian của NHNo&PTNT huyện Phú Lương 2011 - 2013
Qua biểu đồ ta thấy, tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động và lượng tiền gửi này tăng qua các năm tương đối thấp. Năm 2011, tiền gửi huy động từ nguồn này đạt 24.319 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 7,94% trong tổng nguồn vốn. Năm 2012 và 2013 số tiền huy động tăng lên lần lượt là 30.842 triệu đồng chiếm tỷ trọng 7,60% và 31.291 triệu
đồng chiếm tỷ trọng 7,08% trong tổng nguồn vốn huy động, tương đương mức tăng trưởng 26,82% và 1,46%.
Ngược lại, nguồn tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2011 số tiền huy động từ nguồn này là 283.112 triệu đồng, chiếm 92,06% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2012, số tiền
52
huy động từ nguồn này tăng lên là 374.796 triệu đồng, tương đương mức tăng trưởng 32,38%, chiếm tỷ trọng 92,4% trong tổng nguồn vốn huy động. Đến năm 2013, số tiền huy động được từ nguồn này tiếp tục tăng lên là 410.691 triệu đồng, tương đương mức tăng trưởng 9,58%, chiếm tỷ trọng 92,92% trong tổng nguồn vốn huy động.
Sự tăng trưởng vượt trội của nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn là do Ngân hàng có những điều chỉnh lãi suất hợp lý giúp ổn định tâm lý người dân. Do
đó, cán bộ cơ quan NHNo&PTNT Phú Lương nhận định cần có giải pháp để
khắc phục, tăng cường công tác huy động vốn tiền gửi không kỳ hạn. - Phân theo loại tiền:
Hình 3.2: Biểu đồ cơ cấu vốn huy động theo loại tiền của NHNo&PTNT huyện Phú Lương 2011 - 2013
Qua biểu đồ trên ta thấy công tác huy động vốn nội tệ có mức tăng trưởng nhanh so với ngoại tệ, nội tệ chiếm vị trí chủ đạo trong nguồn vốn huy
động, chiếm trên 95% tỷ trọng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Cụ thể
năm 2012 nguồn vốn huy động từ nội tệ là 396.849 triệu đồng chiếm tỷ trọng 97,83%, tăng 101.509 triệu đồng tương đương 34,37% so với năm 2011. Năm 2013, nguồn vốn huy động từ nội tệ đạt 430.829 triệu đồng, chiếm 97,48% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 33.980 triệu đồng tương đương 8,56% so với năm 2012.
53
Nguồn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn, chỉ chiếm không đến 5% nguồn vốn huy động nhưng nó giữ vai trò khá quan trọng trong nguồn vốn Ngân hàng. Năm 2012, nguồn vốn ngoại tệ quy đổi là 8.789 triệu
đồng, chiếm 2,17%, giảm 3.302 triệu đồng so với năm 2011, tương đương mức tăng trưởng giảm 27,31%. Đến năm 2013, nguồn vốn ngoại tệ có xu hướng tăng đạt 11.155 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 2,52% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 2.366 triệu đồng so với năm 2012, tương đương mức tăng trưởng 26,92%. Sự tăng trưởng này là do nền kinh tế thế giới bắt đầu có sự ổn
định và sự tác động của kinh tế trong nước. - Phân theo đối tượng khách hàng:
Hình 3.3: Biểu đồ cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng của NHNo&PTNT huyện Phú Lương 2011 - 2013
Một điều dễ nhận thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu là từ dân cư. Vì thế nguồn vốn của NHNo&PTNT Phú Lương luôn tăng trưởng
ổn định vững chắc, chủ động được vốn trong thanh toán. Năm 2011 nguồn vốn huy động từ dân cư là 207.561 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 67,51% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2012 nguồn vốn huy động từ dân cư tăng lên 354.859 triệu đồng, tăng 147.298 triệu đồng so với năm 2011, tương đương 70,97%. Đến năm 2013 số tiền huy động từ nguồn này là 406.646 triệu đồng,
54
tăng 51.787 triệu đồng so với năm 2012, tương đương 14,59%. Trong hai năm 2012 và 2013, NHNo&PTNT huyện Phú Lương đã có những chỉ đạo cụ thể
và quyết liệt trong công tác huy động vốn, luôn vận dụng linh hoạt các hình thức huy động vốn tiết kiệm như: Tiền gửi tiết kiệm thông thường, tiền gửi góp, tiết kiệm dự thưởng bằng vàng, kỳ phiếu dự thưởng, chứng chỉ dự
thưởng…Ngoài ra, Ngân hàng không ngừng quảng cáo, tuyên truyền các sản phẩm tiền gửi của NHNo&PTNT, tiện ích, thuận lợi.
Tuy nhiên, nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và nguồn tiền gửi, tiền vay từ các tổ chức tín dụng là nguồn vốn có chi phí rẻ nhưng chỉ chiếm tỷ
trọng rất khiêm tốn trong tổng nguồn vốn huy động được (vốn được ủy thác nằm trong nguồn này). Năm 2011, số tiền huy động từ các nguồn này đạt 99.870 triệu đồng, chiếm 32,49% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2012 nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế và các tổ chức tín dụng giảm chỉ còn 51.779 triệu
đồng, tương đương mức tăng trưởng -48,15%, chiếm 12,76% trong tổng cơ
cấu nguồn vốn. Năm 2013, nguồn vốn này chỉ đạt 35.338 triệu đồng, mức tăng trưởng giảm còn -31,75%, chiếm 7,99% tổng nguồn vốn huy động. Điều này cho thấy tại NHNo&PTNT Phú Lương nguồn vốn rẻ là rất ít, ảnh hưởng
đến thu nhập tài chính của Ngân hàng. Vì vậy, việc vận động, lôi kéo các tổ
chức kinh tế và các tổ chức tín dụng mở tài khoản cần phải quan tâm hơn nữa.
3.2.1.2. Công tác tín dụng
Hoạt động cho vay của NHNo&PTNT huyện Phú Lương luôn bám sát mục tiêu, chương trình kinh tế của địa phương. Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp nông thôn, đa dạng hóa đối tượng đầu tư, khơi dậy làng nghề truyền thống, tìm kiếm những phương án và dự án đầu tư, tạo lòng tin với khách hàng. Xác định hộ sản xuất là người bạn đồng hành với Ngân hàng nông nghiệp. Do đó trong thời gian qua NHNo&PTNT huyện Phú Lương không ngừng tăng trưởng và được NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên đánh giá là đơn vị
55
Bảng 3.3: Quy mô và tỷ lệ tín dụng qua các năm của NHNo&PTNT huyện Phú Lương
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 2013/2012 Bình quân Số tiền (tr.đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đồng) Tỷ trọng (%)
1.Phân theo loại vay
1.1. Vay ngắn hạn 205.192 77,21 311.391 80,84 341.969 70,74 106.199 51,76 30.578 9,82 68.388 22,54 1.2. Vay trung & dài hạn 60.565 22,79 73.818 19,16 141.468 29,26 13.253 21,88 67.650 91,64 40.451 44,78
2. Phân theo loại tiền
2.1.Vay nội tệ 265.757 100 385.209 100 483.437 100 119.452 44,95 98.228 25,50 108.840 33,86
2.2.Vay ngoại tệ 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
3. Phân theo thành phần kinh tế
3.1. Vay của doanh nghiệp
ngoài quốc doanh 23.470 8,83 35.356 9,18 41.182 8,52 11.886 50,64 5.826 16,49 8.856 28,90
3.2.Vay của cá nhân, hộ gia
đình 242.287 91,17 349.853 90,82 442.255 91,48 107.566 44,40 92.402 26,41 99.984 34,24
Tổng số 265.757 100 385.209 100 483.437 100 - - - - - -
56
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng các khoản đầu tư cho vay năm 2013 là: 483.437 triệu đồng tăng so với 31/12/2011 là 217.68 triệu đồng và tăng so với 31/12/2012 là 98.228 triệu đồng. Các khoản đầu tư cho vay của Ngân hàng tăng đều qua các năm là do nhu cầu vay vốn ngày càng cao của người vay để sản xuất, kinh doanh và phục vụđời sống, ngoài ra nguồn vốn vay này bao gồm cả các món nợ quá hạn được Ngân hàng gia hạn trả nợ khi thấy phương án trả nợ của hộ khả thi.
- Phân theo loại vay:
Hình 3.4: Biểu đồ cơ cấu các khoản đầu tư cho vay theo loại vay của NHNo&PTNT huyện Phú Lương 2011-2013
Qua biểu trên ta thấy các khoản đầu tư cho vay của Ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn (luôn chiếm trên 70% tỷ trọng cho vay). Cụ thể, năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng là 205.192 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 77,21% trong tổng số cho vay; năm 2012 doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên đạt 311.391 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 80,84%, tăng 106.199 triệu so với năm 2011, tương đương mức tăng trưởng 51,76%. Đến năm 2013 doanh số cho vay ngắn hạn là 341.969 triệu, chiếm tỷ trọng 70,74%, tăng so với năm
57
2012 là 30.578 triệu, tương đương mức tăng trưởng 9,82%. Ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn nhiều là do thời gian thu hồi vốn và lãi nhanh, phù hợp với tính chất lao động ở nông thôn.
Các khoản vay trung và dài hạn cũng có xu hướng tăng khá nhanh qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng tương đối thấp. Năm 2012 doanh số cho vay khoản này là 73.818 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 19,16%, tăng 13.253 triệu so với năm 2011, tương đương mức tăng trưởng 21,88%. Đến năm 2013 doanh số cho vay trung và dài hạn đạt 141.468 triệu, chiếm tỷ trọng 29,26%, tăng so với năm 2012 là 67.650 triệu đồng 91,64%. Nguyên nhân dẫn đến việc tăng mạnh các khoản vay này là do Ngân hàng mở rộng cho vay với các dự án, phương án kinh doanh, đầu tư dài hạn.
- Phân theo loại tiền: ta có thể thấy 100% các khoản đầu tư cho vay của Ngân hàng là bằng nội tệ. Vì đối tượng vay ở trong nước, mục đích vay của họ là để sản xuất kinh doanh ở trong nước nên họ vay nội tệ chứ không vay ngoại tệ.
- Phân theo thành phần kinh tế:
Hình 3.5: Biểu đồ cơ cấu các khoản đầu tư cho vay phân theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT huyện Phú Lương 2011 - 2013
58
Ta có thể dễ dàng nhận thấy các khoản đầu tư cho vay cá nhân, hộ
gia đình chiếm tỷ trọng rất lớn, đây là đối tượng khách hàng chính của Ngân hàng vì đối tương này chiếm đại đa số với hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp là chủ yếu. Cụ thể, năm 2011 doanh số cho vay đối tượng này là 242.287 triệu chiếm 91,17% tổng doanh số cho vay, đến năm 2012 doanh số này tăng lên đạt 349.853 triệu, chiếm 90,82% tổng doanh số
cho vay, tăng 107.566 triệu so với năm 2011, tương đương mức tăng trưởng 44,4%. Năm 2013 doanh số cho vay đối tượng này tiếp tục tăng lên