triển nông thôn huyện Phú Lương
Với kinh nghiệm của NHNo&PTNT ở các tỉnh về hoạt động tín dụng
đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, một số bài học kinh nghiệm rút ra cho chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phú Lương như sau:
29
của Ngân hàng. Ngân hàng cần phải bám sát các Nghị quyết, chủ trương,
đường lối phát triển kinh tế xã hội của địa phương và mục tiêu phát triển của ngành để xác định phương hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển trong mỗi giai đoạn.
Chú trọng công tác lãnh đạo và đội ngũ nhân lực. Tăng cường sự lãnh
đạo thống nhất giữa cấp ủy Đảng, chuyên môn và đoàn thể. Coi trọng việc xây dựng đoàn kết nội bộ. Chăm lo xây dựng đội ngũ nhân lực có đạo đức và kiến thức nghề nghiệp vững vàng. Phân công công việc phù hợp, gắn trách nhiệm cá nhân với quyền lợi vật chất và tinh thần. Thường xuyên phát động các phong trào thi đua nhằm động viên cán bộ nhân viên hoàn thành các nhiệm vụđược giao.
Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Thực hiện nghiêm túc các văn bản quy định và sự chỉđạo của Ngân hàng cấp trên. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ, phát hiện và xử lý kịp thời các tồn tại sau kiểm tra.
Chú trọng công tác phục vụ khách hàng. Tổ chức khâu tiếp thị và phục vụ khách hàng. Mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh bằng cách củng cố
lại và thành lập thêm các phòng giao dịch, đồng thời đẩy mạnh việc thực hiện mô hình chuyển tải vốn tín dụng cho các hộ nông dân thong qua tổ, nhóm, thông qua các chương trình phối hợp.
Tăng cường công tác kiểm soát việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể, các hội, các trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, để hướng dẫn và trợ giúp cho nông dân về mặt kỹ thuật, giám sát việc sử dụng vốn, trợ giúp tìm kiếm thị trường đầu vào, đầu ra.
Chú trọng công tác tuyên truyền, quảng bá, xây dựng thương hiệu. Tổ
chức tốt khâu tuyên truyền, quảng bá, xây dựng thương hiệu. Nhanh chóng hiện đại hóa công nghệ thong tin, công nghệ Ngân hàng, đáp ứng được nhiều tiện ích, cung cấp được nhiều dịch vụ phù hợp với nhu cầu thực tiễn cuộc sống.
30
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Phú Lương và các hộ sản xuất có quan hệ tín dụng với NHNo&PTNT huyện Phú Lương .
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
2.1.2.1. Phạm vi về không gian nghiên cứu
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu tại NHNo&PTNT Phú Lương và địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
2.1.2.2. Phạm vi về thời gian nghiên cứu
- Thời gian thực tập từ 02/2014 - 05/2014.
- Thời gian thu thập, phản ánh số liệu qua ba năm từ 2011 - 2013. - Thời gian thu thập số liệu sơ cấp từ 02/2014 - 05/2014.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tìm hiểu hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Phú Lương
- Nghiên cứu tìm hiểu về tín dụng của các hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Phú Lương
-Nghiên cứu tìm hiểu những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả
tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Phú Lương
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng về hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của NHNo&PTNT huyện Phú Lương?
Có yếu tố, nguyên nhân chủ yếu nào ảnh hưởng?
Cần có những giải pháp chủ yếu nào để nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất ?
31
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Đề tài tiến hành thu thập thông tin từ các công trình khoa học, các báo cáo tổng kết, các bài viết có liên quan đến kinh tế hộ, tín dụng đối với kinh tế hộ.
Ngoài ra đề tài còn thu thập số liệu trực tiếp từ phòng tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Phú Lương qua các năm 2011, 2012, 2013.
2.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
a.Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Để đánh giá được tình hình hoạt động tín dụng của các hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên thì điểm nghiên cứu phải là nơi tập chung nhiều hộ sản xuất, kinh doanh, có hoạt động tín dụng diễn ra nhiều và có điều kiện kinh tế xã hội đặc trưng cho cả vùng. Căn cứ
vào các đặc điểm trên đề tài chọn điểm nghiên cứu tại thị trấn Đu, thị trấn Giang Tiên và xã Tức Tranh để làm đại diện nghiên cứu (cả ba điểm trên đều có phòng giao dịch của NHNo&PTNT huyện Phú Lương).
b. Phương pháp chọn mẫu điều tra
Điều tra chọn mẫu là không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị
của tổng thể, mà chỉ điều tra trên một số đơn vị nhằm để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. Từ những đặc điểm và tính chất của mẫu ta có thể suy ra
được đặc điểm và tính chất của cả tổng thể đó. Vấn đề quan trọng nhất là đảm bảo cho tổng thể mẫu phải có khả năng đại diện được cho tổng thể chung. Phương pháp chọn mẫu điều tra là căn cứ vào danh sách hộ sản xuất trên địa bàn tiến hành nghiên cứu chọn hộ theo tiêu chí hộ sản xuất có vay vốn tín dụng của NHNo&PTNT huyện Phú Lương.
Để khi nghiên cứu tiện cho việc đánh giá, so sánh, đồng thời làm nổi bật nên tình hình tín dụng đối với hộ sản xuất tôi lựa chọn 30 hộ nông dân trên địa
32
bàn 2 thị trấn và 1 xã là thị trấn Đu, thị trấn Giang Tiên và xã Tức Tranh để
tiến hành điều tra khảo sát (10 hộ tại thị trấn Đu, 10 hộ tại thị trấn Giang Tiên, 10 hộ tại xã Tức Tranh). Trong đó tôi quyết định chọn điều tra khảo sát 10 hộ
sản xuất nông nghiệp, 10 hộ sản xuất công nghiệp và 10 hộ sản xuất dịch vụ. Việc lựa chọn hộ hoàn toàn ngẫu nhiên trên cơ sở sắp xếp các hộ tham gia hoạt
động tín dụng theo danh sách của NHNo&PTNT huyện Phú Lương.
Bảng 2.1: Số lượng mẫu điều tra ở các điểm nghiên cứu năm 2013
Địa điểm Tổng Tổng số hộ Phân Phân loại hộ HSX nông nghiệp HSX công nghiệp HSX kinh doanh dịch vụ SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) Thị trấn Đu 10 3 30 4 40 3 30 Thị trấn Giang Tiên 10 3 30 3 30 4 40 Xã Tức Tranh 10 4 40 3 30 3 30 Tổng số 30 10 100 10 100 10 100 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu nghiên cứu)
c. Xây dựng phiếu điều tra
Phiếu điều tra bao gồm các nội dung sau:
- Những thông tin căn bản về hộ: Họ tên, địa chỉ của chủ hộ, tuổi, số
nhân khẩu, lao động, trình độ văn hóa
- Tình hình vay nợ tín dụng và cho vay tín dụng của hộ
- Tình hình trả nợ của hộ
- Mục đích vay nợ của hộ
- Những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn của hộ
- Các thông tin khác có liên quan…
Những thông tin này được thể hiện bằng những câu hỏi “đóng” kết hợp với dạng câu hỏi “mở” cụ thể dễ hiểu để người được hỏi trả lời chính xác, đầy đủ.
33
2.4.1.3. Phương pháp chuyên gia
Để phản ánh một cách chính xác các nguyên nhân dẫn đến tình hình cho vay tín dụng của Ngân hàng đề tài còn thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Phú Lương. Các cuộc phỏng vấn chủ yếu là đối thoại trực tiếp giữa tác giả với các đối tượng phỏng vấn để nắm bắt các nguyên nhân của vấn đề một cách chính xác hơn.
2.4.2. Phương pháp xử lý thông tin số liệu
- Đối với thông tin thứ cấp:
Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tựưu tiên vềđộ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì tiến hành lập các bảng biểu.
- Đối với thông tin sơ cấp:
Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý số liệu, phân tích tài liệu theo mục đích nghiên cứu.
2.4.3. Phương pháp phân tích thông tin
2.4.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này sử
dụng để phân tích tình hình kinh tế - xã hội của huyện và tình hình tín dụng, hiệu quả tín dụng của hộ sản xuất năm 2013.
2.4.3.2. Phương pháp phân tích dãy số biến động theo thời gian
Dãy số biến động theo thời gian là dãy các trị số của một chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian, dùng để phản ánh quá trình phát triển của hiện tượng. Trong dãy số biến động theo thời gian có hai yếu tố: thời gian và chỉ tiêu phản ánh hiện tượng nghiên cứu. Thời gian trong dãy số có thể là ngày, tháng, năm,... tuỳ mục đích nghiên cứu; chỉ tiêu phản ánh hiện tượng nghiên cứu có thể biểu hiện bằng số tuyệt đối, số tương đối hay số bình quân.
34
Căn cứ vào đặc điểm của dãy số biến động theo thời gian ta có thể vạch rõ xu hướng, tính quy luật phát triển của hiện tượng theo thời gian và từ đó có thể dự đoán khả năng hiện tượng có thể xảy ra trong tương lai.
2.4.3.3. Phương pháp so sánh
Được áp dụng để so sánh kết quả huy động vốn, kết quả kinh doanh, dư
nợ, thu nợ của Ngân hàng và các hộ sản xuất qua các năm. Từ kết quả so sánh tôi rút ra nhận xét, kết luận và làm cơ sở để đưa ra các khuyến cáo cũng như
các giải phá phù hợp.
2.5. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích của đề tài
Doanh số cho vay hộ sản xuất: Doanh số cho vay hộ sản xuất là chỉ
tiêu tuyệt đối phản ánh tổng thể số tiền Ngân hàng cho hộ sản xuất vay trong thời kỳ nhất định thường là một năm.
Ngoài ra Ngân hàng còn dùng chỉ tiêu tương đối phản ánh tỷ trọng cho vay hộ sản xuất trong tổng số cho vay của Ngân hàng trong một năm.
Tỷ trọng cho vay HSX = Doanh số cho vay HSX x 100% Tổng doanh số cho vay
Doanh số thu nợ hộ sản xuất: Doanh số thu nợ hộ sản xuất chỉ là chỉ
tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số tiền Ngân hàng đã thu hồi được sau khi đã giải ngân cho hộ sản xuất trong một thời kỳ.
Tỷ lệ thu nợ HSX = Doanh số thu nợ HSX x 100% Tổng dư nợ của HSX
Để phản ánh tình hình thu nợ hộ sản xuất, Ngân hàng còn sử dụng chỉ
tiêu tương đối phản ánh tỷ trọng thu hồi được trong tổng doanh số cho vay hộ
sản xuất của Ngân hàng trong thời kỳ.
Chỉ tiêu này được tính bằng công thức: Tỷ trọng thu nợ HSX = Doanh s
ố thu nợ HSX
x 100% Doanh số cho vay HSX
35
Dư nợ quá hạn hộ sản xuất: Dư nợ quá hạn hộ sản xuất là chỉ tiêu tuyệt
đối phản ánh tổng thể số tiền Ngân hàng chưa thu hôi được sau một thời gian nhất định kể từ ngày khoản vay được cho vay đến hạn thanh toán thời điểm
đang xem xét.
Bên cạnh chỉ tiêu tuyệt đối Ngân hàng cũng thường xuyên sử dụng các chỉ tiêu như:
Tỷ lệ quá hạn HSX =
Dư nợ quá hạn HSX
x 100% Tổng dư nợ của HSX
Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả tín dụng hộ sản xuất và chất lượng tín dụng đầu tư cho vay đối với hộ sản xuất. Dư nợ quá hạn càng nhỏ, tỷ lệ quá hạn thấp thì chất lượng tín dụng càng cao.
Hoạt động Ngân hàng nói chung và tín dụng Ngân hàng nói riêng đều chứa đựng nhiều rủi ro tác động đến lợi nhuận và sự an toàn trong kinh doanh của Ngân hàng. Do đó việc đảm bảo thu hồi đủ vốn cho vay đúng hạn, thể
hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn thấp là vấn đề quan trọng trong quản lý Ngân hàng tác động trực tiếp đến sự tồn tại của các Ngân hàng. Vòng quay vốn tín dụng hộ sản xuất: Vòng quay vốn tín dụng HSX = Doanh số thu nợ HSX x 100% Dư nợ bình quân HSX Trong đó: Dư nợ bình quân HSX = Dư nợ đầu năm + dư nợ cuối năm 2 Vòng quay càng lớn với số dư nợ luôn tăng, chứng tỏ đồng vốn của Ngân hàng bỏ ra đã được sử dụng một cách có hiệu quả, tiết kiệm chi phí, tạo ra lợi nhuận lớn cho Ngân hàng.
36
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát chung về NHNo&PTNT huyện Phú Lương và địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội huyện Phú Lương
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Phú Lương là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên có đường quốc lộ 3 chạy qua huyện với chiều dài 38km. Phía Tây giáp huyện Đại Từ, phía Bắc giáp huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Cạn, phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ, phía Nam giáp với thành phố Thái Nguyên.
3.1.1.2. Địa hình
Là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên có địa hình tương đối phức tạp và nhiều đồi núi dốc. Đây là mặt khó khăn của huyện trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và giao thong vận tải. Có thể chia thành 4 dạng địa hình như sau:
- Địa hình núi đá phía Tây và Tây Năm
- Địa hình núi đá dốc từ 25°C đến 30°C chiếm 70% diện tích tự nhiên - Các dải thung lũng hẹp chiếm 3,5%
- Các dải thoải có độ dốc từ 15°C đến 20°C có khoảng 4000 ha.
Huyện Phú Lương nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng núi thấp và vùng bát úp, có độ dốc trung bình 200 - 500m so với mặt nước biển. Thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam với độ dốc trung bình từ 15 - 20m, địa hình tương đối phức tạp bao gồm cả đồng bằng, đồi núi và núi đá, hệ thống sông suối, ao hồ khá phong phú nhưng chủ yếu là quy mô nhỏ và phân bố không
37
3.1.1.3. Khí hậu
Phú Lương có điều kiện khí hậu đa dạng mang đậm tính chất nhiệt đới
ẩm gió mùa đặc trưng của khí hậu Việt Nam. Trong năm khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt; mùa nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình khoảng 25-27°C; mùa đông khô hạn và giá lạnh, thời gian khô hạn kéo dài từ
tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 10-18°C có khi lạnh xuống 4-5°C. Lượng mưa trong năm tương đối lớn chủ yếu tập trung vào các tháng 6,7,8,9. Độẩm không khí vào mùa mưa trung bình từ 80-85%, còn mùa khô khoảng 12-15%.
3.1.1.4. Thủy văn
Phú Lương có mạng lưới sông, suối, ao, hồ tuy nhỏ nhưng khá phong phú chạy dọc qua 5 xã (Yên Đổ, thị trấn Đu, Phấn Mễ, thị trấn Giang Tiên, Cổ Lũng) trong đó có 4 xã (Phú Đô, Vô Tranh, Tức Tranh, Sơn Cẩm) nằm bên sông Cầu là con sông quan trọng nhất được bắt nguồn từ tỉnh Bắc Cạn, vừa là nơi phân chia địa giới giữa hai huyện Phú Lương và Đồng Hỷ vừa là nơi đem lại nguồn nước phong phú cho huyện.
Với điều kiện khí hậu, thuỷ văn như trên đã tác động rất lớn đến quá trình sản xuất và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. Vào mùa mưa với lượng nước phong phú, nhiệt độ nóng ẩm thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là lúa, ngô, khoai, lạc chè và các loại cây ăn quả khác, về mùa khô không đủ nước tưới một phần do rừng đầu nguồn bị tàn phá nên khả năng