Những nhân tố ảnh hưởng đến tính tích cực

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp thực nghiệm vào việc tổ chức dạy học một số kiến thức chương Cảm ứng điện từ vật lý lớp 11 - nâng cao theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh (Trang 34)

Trên đây ta đã tìm hiểu bản chất, những thuộc tính bên trong của TCNT. Bây giờ ta sẽ xét đến những tác động bên ngoài có ảnh hưởng đến TCNT. Điều này hết

sức quan trọng, bời vì có tích cực hóa được nhận thức học sinh nhờ những tác động

từ ngoài là điều thầy giáo cần phải biết, để từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động một cách khoa học và có hiệu quả. Tác động bên ngoài phải tiến hành với nghệ thuật cao để ảnh hưởng đến nội tâm học sinh. TTCNT của học sinh tuy nảy sinh trong quá trình học tập nhưng nó lại chịu ảnh hưởng của nhân tố và là hậu quả của nhiều nguyên nhân: Có những nguyên nhân phát sinh lúc học tập, có những nguyên nhân được hình thành từ quá khứ, thậm chí từ lịch sử dài lâu của nhân cách.

Nhìn chung, TTCNT phục thuộc vào những nhân tố sau đây: - Bản thân học sinh: TTCNT phụ thuộc vào:

+ Đặc điểm hoạt động trí tuệ, kĩ năng, kinh nghiệm hoạt động sáng tạo, tự trải nghiệm cuộc sống.

+ Tình trạng sức khỏe.

+ Trạng thái tâm sinh lí: Hứng thú, chú ý, nhu cầu, động cơ, ý chí, xúc cảm + Phẩm chất: Các giá trị đạo đức, thẩm mĩ, lòng yêu khoa học, tinh thần trách nhiệm .

- Nhà trường.

+ Chất lượng quá trình dạy học. Mục đích;

Nội dung; Phương pháp; Phương tiện; Hình thức;

Kích thích động viên, kiểm tra, đánh giá + Quan hệ thầy trò.

+ Không khí đạo đức trong nhà trường. - Gia đình.

Gia đình có ảnh hưởng cực kì quan trọng không những đến TTCNT mà còn đến nhân cách và toàn bộ cuộc đời của các em.

Qua bố mẹ các em đã được truyền lại những tố chất cần thiết, là tiền đề cho sự phát triển trí tuệ nói chung và tính tích cực, năng động, sáng tạo nói riêng. Tuy nhiên, các tố chất do di truyền mà có, có thể phát triển lên hoặc tàn lụi, thoái hóa do ảnh hưởng của gia đình. Vì vậy, di truyền không phải là một cái gì bất biến, quyết định đến sự thành đạt của mỗi con người, mà nó có thể cải tạo và bù đắp bằng những khả năng khác mà bản thân các em và gia đình có thể tạo ra.

Mỗi gia đình lại có một hệ thống giá rị, thái độ, niềm tin, một phong cách, lối sống riêng mà ta gọi là văn hóa. Nét văn hóa riêng đặc trưng của mỗi gia đình như: Kính trọng người già, thương yêu em nhỏ, cần kiệm, giản dị, nề nếp, kỉ cương, coi trọng sự học . Tồn tại và được duy trì qua nhiều thế hệ sẽ trở thành truyền thống.

Truyền thống gia đình nhỏ thường là sự thừa kế và phát huy của gia đình lớn, của ông, bà, tổ tiên và dòng họ. Truyền thống này ảnh hưởng rất lớn đến các em thông qua tấm gương của bố mẹ và không khí đạo đức chung của gia đình.

Gia đình cũng là cái nôi nuôi dưỡng bản sắc văn hóa dân tộc và nhờ đó mà ảnh hưởng đến các em.

Đối với với những em có tài năng và ý chí, nếu được giáo dục và rèn luyện tốt, truyền thống gia đình và dân tộc được phát huy, tạo ra những thành đạt có khi vượt qua những giới hạn mà gia đình có được lịch sử.

Việc tham gia trực tiếp giáo dục con cái, sự quan tâm theo dõi, động viên, nhắc nhở thường xuyên của bố mẹ có ý nghĩa vô cùng quan trọng và ảnh hưởng hết sức to lớn đối tới tinh thần học tập, việc rèn luyện đạo đức và kết quả học tập của các em.

- Xã hội.

Xã hội có trách nhiệm xác định mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học giáo dục để đào tạo nên những công dân có trách nhiệm và hòa nhập tốt. Vì xã hội hiện đại với đặc điểm là khoa học kĩ thuật phát triển nhanh và cạnh tranh quyết liệt ở quy mô toàn cầu, việc đào tạo những con người tích cực, năng động, sáng tạo đã trở thành chiến lược, là lẽ sống của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.

Cho nên, nhà trường luôn luôn phải thay đổi, phải cải cách quá trình dạy học giáo dục cho phù hợp với yêu cầu xã hội. Quy mô, mạng lưới cũng như các loại hình nhà trường cũng luôn luôn phải thay đổi cho phù hợp với nhu cầu học tập của người dân.

Tất cả những điều đó đã tạo nên những tiền đề vĩ mô cho sự tích cực hóa hoạt động học tập.

Các tổ chức xã hội trong nhà trường như các nhóm bạn, đoàn thanh niên, tập thể lớp với tình thân ái đã luôn luôn động viên, giúp đỡ nhau trong học tập, cố gắng vươn lên đạt đỉnh cao trong các kì thi, vì danh dự của nhà trường, gia đình và bản thân. Tất cả những điều đó là những động lực xã hội rất quan trọng của tính tích cực học tập.

Qua những điều đã trình bày, có thể thấy TTCNT của học sinh chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố. Nhưng cần nhấn mạnh rằng nhà trường, đặc biệt là người thầy giáo khi đứng lớp giữ vai trò quan trọng nhất trong việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. Nhà trường cần tổ chức phối hợp các nhân tố trên để phát huy tinh thần tích cực học tập của các em nhằm nâng cao hiệu quả học tập.

Trong những nhân tố trên đây, có những nhân tố có thể hình thành ngay, nhưng có những nhân tố chỉ được hình thành qua một quá trình dài lâu, dưới ảnh hưởng của rất nhiều tác động.

Như vậy, việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh đòi hỏi một kế hoạch dài lâu và toàn diện khi phối hợp hoạt động của gia đình, nhà trường và xã hội.

Có thể tóm tắt những điều đã nói qua sơ đồ sau:

Sơ đồ về các nhân tố ảnh hưởng đến TTCNT của học sinh.

Nhóm bạn Họ tộc

Nhà trường Gia đình Xã hội

Tính tích cực nhận thức

- Cảm giác, tri giác - Tư duy - Tưởng tượng - Ngôn ngữ Trí tuệ Tri thức Phẩm chất Nhu cầu động cơ ý chí Sức khỏe Kinh nghiệm Xúc cảm

1.2.5. Hứng thú và vấn đề tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. Để tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh thì hứng thú là vấn đề được các thầy giáo quan tâm nhất trong số các phạm trù tâm lí học vì:

- Hứng thú có quan hệ chặt chẽ đến tinh thần học tâp. Khi học sinh đã hứng thú một vấn đề nào đó thì các em tích cực học tập ngay, điều đó xảy ra như một phản xạ dây truyền rất tự nhiên và trực tiếp mà không cần một thao tác trung gian nào khác.

- Hứng thú là một yếu tố rất đông, có tính biện chứng rất cao, có thể hình thành ở học sinh một cách nhanh chóng và ở bất cứ lúc nào trong quá trình dạy học.

- Có thể gây hứng thú ở học sinh mọi độ tuổi.

Thật vậy, để hình thanh nhu cầu, động cơ hay ý chí thì các em phải khôn lớn đến một mức độ nào đấy mới thực hiện được. Nhưng hứng thú lại diễn ra trên miền rất rộng về độ tuổi: Từ các cháu lên hai, lên ba đã biết cười như nắc nẻ khi gặp điều lí thú cho đến các cụ già 80, 90 mươi tuổi cũng lấy làm thích thú khi được nghe một bản nhạc hay, một câu chuyện cảm động

- Điều quan trọng hơn cả là nó nằm trong tầm tay của người thầy. Người thầy có thể điều khiển hứng thú của học sinh qua các yếu tố của quá trình dạy học: Nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức; qua các bước lên lớp; mở bài, giảng bài mới, củng cố, vận dụng, kiểm tra kiến thức; qua mối quan hệ thầy trò , nghĩa là qua hoạt động hàng ngày của học.

Để kích thích hứng thú học tập cần chú ý đến những vấn đề gì?

Mọi người đều biết, hứng thú là sự phản ánh thái độ (mối quan hệ) của chủ thể đối với thực tiễn khách quan. Đây là sự phản ánh có chọn lọc. Thực tiễn rất rộng lớn, nhưng con người chỉ hứng thú những cái gì cần thiết, quan trọng, gắn liền với kinh nghiệm và sự phát triển tương lai của họ. Muốn kích thích hứng thú thì điều quan trọng nhất là phải nắm được khả năng, nhu cầu, nguyện vọng và định hướng giá trị của học sinh.

Xét về môi trường, hứng thú là sự thống nhất giữa bản chất bên trong của chủ thể và thế giới khách quan. Như vậy, hứng thú không phải là một quá trình tự lập và

khép kín mà phải có nguồn gốc từ cuộc sống tự nhiên và xã hội xung quanh. Nếu ta thay đổi điều kiện sống thì hứng thú có thể thay đổi. Điều đó có nghĩa là có thể điều khiển được hứng thú, khác với quan niệm cho rằng hứng thú là một cái gì bẩm sinh, bất biến.

Sự thống nhất giữa môi trường và chủ thể ở đây trước hết phải thể hiện ở sự thống nhất giữa mục đích cá nhân và mục đích xã hội; ở sự đồng đều về hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, ở sự đồng cảm trong quan hệ thầy trò; ở không khí đạo đức chung của tập thể (trường lớp) ở sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục.

Tất cả những điều trên là cần thiết, nhưng chúng thường được triển khai trong một kế hoạch dài lâu và có sự phối hợp của nhiều người, nhiều thành phần xãh ội. Điều mà thầy giáo phải thực hiện thường xuyên là kích thích hứng thú trong quá trình dạy học; thông qua các yếu tố của nó; nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, lúc mở bài, lúc dạy bài mới, lúc kiểm tra, đánh giá Hiện nay, việc tích cực hóa hoạt dộng nhận thức của học sinh chủ yếu đang tập trung vào hướng này.

1.2.6. Các biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức.

Phát huy TTCNT không phải là vấn đề mới. Từ thời cổ đại các nhà sư phạm tiền bố như Khổng Tử, Aristot đã từng nói đến tầm quan trọng to lớn của việc phát huy tích cực, chủ động của học sinh và đã nêu lên nhiều biện pháp phát huy TTCNT.

Từ 26 thế kỉ trước, Khổng Tử (551 – 479 trước CN) đã nói: "Không giận vì muốn biết thì không gợi mở cho, không bực vì không rõ thì không bày vẽ cho. Vật có bốn góc, bảo cho biết một góc mà không suy ra được ba góc kia thì không dạy nữa"

Xôcrát (469 - 399 trước CN) đã nói: "Chỉ khi nào ham học, bạn mới trở thành người có học". Ông thường sử dụng một PPDH mà người đời thường gọi là "Phương pháp Xôcrát". Đó chính là phương pháp đàm thoại mà ta còn dùng mãi đến ngày nay.

J.A. Komenxki nhà sư phạm Tiệp Khắc lỗi lạc (1592 – 1670) đã đưa ra những biện pháp dạy học bắt học sinh phải tìm tòi, suy nghĩ để tự nắm được bản chất của sự vật, hiện tượng.

Komensky rất coi trọng việc hình thành ý thức học tập ở các em, nhen nhóm lên ở các em lòng yêu khoa học, yêu kiến thức, Ông viết: "Các trường thường đòi hỏi chiết cành kiến thức, đạo đức và niềm tin trước khi thân cây bén rễ, nghĩa là trước khi nhen nhóm lên lòng ham học tập ở các em". "Trước khi dạy học nhà trường đã không làm vệ sinh tư tưởng để các em giữ được kỉ luật một cách khiêm nhường, làm quen với trật tự và tránh những việc làm vô ích".

Ông đã ví lòng ham học như một cái dạ dày đang đói và viết: "với một cái dạ dày đang đói nói sẽ tiếp thu một cách ngấu nghiến, việc tiêu hóa sẽ tốt và ẽ biến toàn bộ thức ăn thành chất bổ và máu nuôi cơ thể".

J.J. Ruxô cũng cho rằng phải hướng học sinh tích cực, tự giành lấy kiến thức bằng cách tìm hiểu, khám phá và sáng tạo.

A. Distecvec thì cho rằng người giáo viên tồi là người cung cấp cho học sinh chân lí, người giáo viên giỏi là người dạy cho họ tìm ra chân lí.

J.D.Usinxki đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc điều khiển dẫn dắt học sinh của các thầy giáo.

Trong thế kỉ XX, các nhà giáo dục phương Đông, phương Tây đều tìm kiếm con đường tích cwcjh óa hoạt động dạy học. Chúng ta thường kể đến tư tưởng của các nhà giáo dục nổi tiếng như Iu. K. Babanxki, I. IA. Lecne B.P. Eexipôp, M. A. Danilôp. M.N. Xcatkin I. F. Kharlmôp, I. I. Xamôva (Liên Xô), Okon (Ba Lan), Deway, Skinne (Mỹ) ở Việt Nam các nhà lí luận dạy học cũng đã viết nhiều về TTCNT như GS. Hà Thế Ngữ, GS. Nguyễn Ngọc Quang, GS. Đặng Vũ Hoạt . và rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã thành công.

Gần đây, tư tưởng dạy học tích cực sáng tạo đã là một chủ trương quan trọng của Đảng, nhà nhà nước của ngành giáo dục nước ta, đã được giới thiệu rộng rãi trên các báo cáo và tạp chí khoa học chuyên ngành.

Các nhà nghiên cứu đã tiếp cận vấn đề này dưới nhiều góc độ khác nhau: Nhận thức luận, điều khiển học, xã hội học, tâm lí học

Nhưng, các thầy giáo thì quan tâm nhất là vấn đề nâng cao TTCNT trong giờ lên lớp. Vì vậy có thể nói phần lớn các luận án tiến sĩ, các luận văn thạc sĩ đều hướng đến vấn đề quan trọng này để giải quyết những vấn đề bức xúc của nhà trường.

Các biện pháp nhằm nâng cao TTCNT của học sinh rất đa dạng, có thể tóm tắt như sau:

1.2.6.1. Nhóm biện pháp cho các thày giáo đứng lớp.

Nhóm biện pháp này rất quan trọng vì nó tác động trực tiếp đến học sinh và về thời gian thì dạy học chiếm hơn 80% hoạt động của nhà trường. Nó rất phong phú, đa dạng bao gồm một số vấn đề sau:

- Giác ngộ ý thức học tập, kích thích tinh thần trách nhiệm và hứng thú học tập của các em bằng cách nói lên ý nghĩa lí thuyết và thực tiễn, tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu.

- Khích thích hứng thú qua nội dung: Đây là biện pháp mà các thầy giáo hay sử dụng nhất. Tùy thế mạnh của từng môn học mà cách kích thích hứng thú sẽ khác nhau. Thí dụ, môn toán tuy khó và khố khan nhưng vẫn được nhiều người ưa thích vì logic chặt chẽ, vì tính rõ ràng cân đối và hàm súc của nội dung. Những bài giải hay thường đi đến kết luận một cách gọn gàng, minh bạch. Môn vật lí, sinh vật, văn, lịch sử đều có những đặc thù và thế mạnh riêng trong việc kích thích hứng thú.

Nhưng nhìn chung, muốn kích thích được hứng thú của học sinh thì nội dung phải mới, nhưng cái mới ở đây không phải một cía gì quá xa lạ với các em, mà cái mới phải liên hệ và phát triển cái cũ, phát triển những kiến thức và kinh nghiệm mà các em đã có, phải gắn liền với cuộc sống hiện tại và sự phát triển tương lai của các em.

Kiến thức phải có tính thực tiễn, gần gũi với sinh hoạt và suy nghĩ hàng ngày, phải thỏa mãn nhu cầu nhận thức và thực tiễn của các em.

- Khích thích hứng thú qua PPDH: Cùng một nội dung như nhau nhưng bài học diễn ra có hứng thú không, có để lại những ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn các em không thì phụ thuộc rất lớn vào PPDH, sự nhạy cảm, và tài năng sáng tạo của người thầy.

Để tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh phải phối hợp nhiều phương pháp với nhau, nhưng những phương pháp có tác dụng tốt nhất trong việc

tích cực hóa hoạt động nhận thức là: Dạy học nêu vấn đề, thí nghiệm, thực hành, sử

dụng các phương tiện hiện đại, thảo luận, tự học, trò chơi học tập .

Để các biện pháp có thể đi vào cuộc sống các nhà khoa học, các thầy giáo phải biên soạn những tài liệu hết sức cụ thể, thiết thực, thí dụ, xây dựng tình huống có vấn đề khi học chương nào đấy, môn học nào đấy; các thí nghiệm, thực hành cũng phải rất cụ thể nhằm giúp thầy giáo giải quyết được những vấn đề kĩ thuật cụ

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp thực nghiệm vào việc tổ chức dạy học một số kiến thức chương Cảm ứng điện từ vật lý lớp 11 - nâng cao theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)