Những biểu hiện của tính tích cực

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp thực nghiệm vào việc tổ chức dạy học một số kiến thức chương Cảm ứng điện từ vật lý lớp 11 - nâng cao theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh (Trang 27)

Muốn tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh, trước hết thầy giáo phải nắm được thực trạng của TTCNT nhờ dựa vào những dấu hiệu, những biểu hiện cụ thể.

1.2.2.1Những dấu hiệu biểu thị tính tích cực.

Theo chúng tôi, có thể nhận biết TTCNTcủa các em bằng các dấu hiệu sau: 1.2.2.1.1 Thứ nhất là, những dấu hiệu bề ngoài qua thái độ, hành vi và hứng thú.

Hứng thú nhận thức là thái độ, là sự lựa chọn của cá nhân về đối tượng nhận thức, trong đó cá nhân không chỉ dừn lại ở những đặc điểm bên ngoài của sự vật, hiện tượng, mà hướg vào các thuộc tính bên trong của sự vật hiện tượng muốn nhận thức.

Hứng thú nhận thức là động cơ quan trọng của quá trình nhận thức và thường biểu lộ ra ngoài dưới dạng tính tò mò, lòng khao khát cái mới Dưới ảnh hưởng của hứng thú nhận thức, các em tích cực tri giác hơn, tưởng tượng trở nên sáng tạo hơn

và có hiệu quả hơn Như vậy, nhờ có húng thú nhận thức mà hoạt động diễn ra thuận lợi hơn, lâu hơn và có hiệu quả hơn.

Việc thoả mãn hứng thú còn tạo ra hứng thú mới, nâng cao mức độ hoạt động nhận thức. Độ bền vững của hứng thú, một mặt được thể hiện bằng thời gian tồn tại và cường độ của hứng thú, mặt khác được xác định bằng sự nỗ lực của các nhân vượt qua khó khăn khi thực hiện hoạt động.

Nhu cầu nhận thức được hiểu là lòng ham thích, sự mong muốn tìm hiểu và nhận thức thế giới xung quanh, được tạo ra bởi những đòi hỏi tất yếu của cá nhân đối với việc cải tạo hoàn cảnh xung quanh. Nhu cầu nhận thức vừa là tiền đề vừa là kết quả của quá trình nhận thức. Có lòng ham muốn nhận thức là dấu hiệu tốt song chưa đủ, mà cần phải làm cho nó vận động và chuyển hoá hành động bên ngoài thành động cơ bên trong Vì thế muốn hình thành tính tích cực nhận thức, trước hết cần hình thành cho trẻ lòng ham muốn, sự say mê và ý chí nỗ lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ nhận thức.

Sự kích thích nhu cầu, hứng thú nhận thức trong quá trình học tập chủ yếu dựa vào nội dung dạy học. Nừu nội dung học tập chứa đựng các yếu tố mới, hấp dẫn thì sẽ càng kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của các em và thúc đẩy hoạt động nhận thức phát triển.

Nhu cầu, hứng thú nhận thức của các em được thể hiện bằng những dấu hiệu cụ thể sau:

- Thích thú, chủ động tiếp xúc với đồi tượng

Các em hay đặt những câu hỏi và những thắc mắc đối với giáo viên, đối với người lớn và yêu cầu giải thích cặn kẽ. Việc đặt câu hỏi của các em thể hiện lòng ham muốn hiểu biết nhiều hơn, sâu sắc hơn về những đối tượng mà các em đang tiếp xúc. Những câu hỏi dạng: Đây là cái gì? Dùng để làm gì? Có thể được không? Tại sao? Như thế nào? Từ đâu mà có? những thắc mắc do các em đưa ra biểu hiện sự tích cực tìm kiếm, lòng ham hiểu biết, trí tò mò đang khuấy động các em. Học tập thụ động, không hứng thú sẽ không có câu hỏi và cũng sẽ không có phản ứng nêu câu hỏi không được trả lời.

Các thầy cô cần trả lời kịp thời những câu hỏi do các em đưa ra và kích thích các em đặt câu hỏi. Đấy không chỉ là biểu hiện của sự tôn trọng mà là con đường quan trọng nhất để củng cố hứng thú nhận thức của các em.

- Chú ý quan sát, chăm chú nghe và theo dõi những gì thầy cô làm.

-Giơ tay phát biểu, nhiệt tình hưởng ứng, bổ sung ý kiến vào các câu trả lời của bạn và thích tham gia vào các hoạt động cũng là một biểu hiện của hứng thú. Thông qua quan sát, thầy giáo có thể xác định được những biểu hiện cảm xúc hứng thú nhận thức như niềm vui sướng, sự hài lòng khi được người khác giải đáp những câu hỏi, những câu hỏi, những thắc mắc, khi tự mình tìm ra những câu trả lời đúng hay là những thành công trong hoạt động. Ngoài ra, sự bực mình, nỗi thất vọng nếu trí tò mò không được thoả mãn hoặc khi không thành công trong hoạt động đều là những biểu hiện của tích cực nhận thức.

1.2.2.1.2. Thứ hai là những dấu hiệu bên trong như sự căng thẳng trí tuệ, sự nỗ lực hoạt động, sự phát triển của tư duy, ý chí và xúc cảm

Thực ra, những dấu hiệu bên trong này cũng chỉ có thể phát hiện được qua những biểu hiện bên ngoài, nhưng phải tích luỹ một lượng thông tin đủ lớn và phải qua một qúa trình xử lí thông tin mới thấy được, cụ thể là:

- Các em tích cực sử dụng các thao tác nhận thức, đặc biệt là các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa vào việc giải quyết các nhiệm vụ nhận thức.

- Tích cực vận dụng vố kiến thức và kỹ năng đã tích lũy được vào việc giải quyết các tình huống và các bài tập khác nhau, đặc biệt là vào việc xử lí các tình huống mới.

- Phát hiện nhanh chóng, chính xác nội dung được quan sát. - Hiểu lời người khác và diễn đạt cho người khác hiểu ý của mình.

- Có những biểu hiện của tính độc lập, sáng tạo trong qúa trình giải quyết các nhiệm vụ nhận thức tự tin khi trả lòi câu hỏi, có sáng kiến, tự tìm ra một vài cách giải quyết khác nhau cho các bài tập và tình huống, biết lựa chọn cách giải quyết hay nhất.

- Có những biểu hiện của ý chí trong quá trình nhận thức, như sự nỗ lực, cố gắng vượt qua các tác động nhiễu bên ngoài và các khó khăn để thực hiện đến cùng các nhiệm vụ được giao, sự phản ứng khi có tín hiệu thông báo hết giờ.

1.2.2.1.3. Ba là kết quả học tập. Kết quả học tập là một dấu hiệu quan trọng và có tính chất khái quát của tính tích cực nhận thức. Chỉ tích cực học tập một cách thường xuyên, liên tục, tự giác mới có kết qủa học tập tốt.

Trên đây đã trình bày dấu hiệu thể hiện tính tích cực nhận thức. Có cụ thể hóa ba dấu hiệu đó qua một số câu hỏi sau đây:

Dấu hiệu bên ngoài:

- Các em có chú ý, tập trung tư tưởng học tập hay không?

- Có hăng hái tham gia vào mọi hình thức của hoạt động học tập không? (Thể hiện ở chỗ giơ tay phát biểu ý kiến, ghi chép )

- Có đọc thêm, làm thêm các bài tập khác không? - Tốc độ học tập có nhanh không?

- Có thường xuyên hỏi thầy cô, trao đổi với bạn bè, tích cực tham gia học nhóm, học tổ không?

- Có hay lui tới thư viện, cửa hàng sách không?

- Thân hình có gày gò, tiều tụy đi không? Sức khỏe có bị giảm sút không? - Có thì giờ vui chơi giải trí không?

- Có thì giờ thăm viếng bạn bè, bà con, tham gia các hoạt động xã hội không? Dấu hiệu bên trong:

- Có biểu hiện hứng thú, say mê, có hoài bão học tập không? - Có ý chí vượt khó khăn trong học tập không?

- Có sự phát triển về năng lực phân tích, tổng hợp năng lực tư duy nói chung không?

Kết quả học tập:

- Có hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao không? - Có ghi nhớ tốt những điều đã học không?

- Có vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tế không? - Có phát triển tính năng động sáng tạo không?

- Kết quả kiểm tra thi cử có cao không? 1.2.2.2. Về mức độ tích cực của học sinh.

Trên đây đẫ trình bày những dấu hiệu thể hiện tính tích cực nhận thức. Tuy nhiên, mức độ tích cực của học sinh trong quá trình học tập không giống nhau. Thầy giáo có thể phát hiện được điều đó qua một số chỉ tiêu.

Thí dụ:

- Mức độ hoạt động của học sinh trong giờ học (4 mức độ): Mđ1: Thụ động hoàn toàn (đơn thuần ghi chép).

Mđ2: Nhận biết không chủ định (giáo viên nói gì ghi đó, không phân đúng -sai). Mđ3: Nhận biết có chủ định (tiếp thu có chọn lọc, ghi theo ý riêng của mình). Mđ4: Tích cực suy nghĩ, tìm tòi, tham gia giải quyết vấn đề (được lượng bằng số % số học sinh phát biểu xây dựng bài).

- Sự tập trung chú ý của học sinh trong tiến trình học bìa (4 mức độ): Mđ1: Hoàn toàn không chú ý (làm việc riêng, nói chuyện, không tập trung). Mđ2: Chú ý giả tạo (ngồi nghiêm chỉnh, nhưng óc trống rỗng).

Mđ3: Chăm chú theo dõi, quan sát.

Mđ4: Tập trung chú ý cao độ (tập trung, hăng say phát biểu xây dựng bài ). - Hứng thú nhận thức của học sinh (4 mức độ):

Mđ1: Không thích.

Mđ4: Rất thích.

- Kết quả học tập: (sau một giờ, một quá trình dạy học) – Có thể kết quả học tập bằng hai phương án.

+ Điểm số: Đánh giá kết quả nhận thức.

+ Đánh giá mức độ nắm vững kiến thức, kỹ năng (theo 4 mức độ): Mđ1: sự ghi nhớ (nhớ lại, tái hiện, nhận biết).

Mđ2: Hiểu bài (hiểu vấn đề, có thể trình bày lại các luận điểm của bài bằng ngôn ngữ riêng của mình).

Mđ3: Có khả năng vận dụng (vận dụng tri thức vào các tình huống quen thuộc và không quen thuộc; giải quyết những vấn đề do thực tế đặt ra).

Mđ4: Sáng tạo (có cách giải quyết độc đáo, nghĩ ra những cách làm mới).

Ngoài việc lượng hóa mức độ tích cực của học sinh qua một số tiêu chí như đã trình bày (thông qua các nhà nghiên cứu, các chuyên gia) các bậc phụ huynh có thể biết được mức độ tích cực của các em qua những vấn đề sau:

- Có tự giác học tập không hay bị bắt buộc bởi những tác động bên ngoài (gia đình, bạn bè, xã hội ).

- Thực hiện nhiệm vụ của thầy giáo theo yêu cầu tối thiểu hay tối đa; - Tích cực nhất thời hay thường xuyên, liên tục.

- Có kiên trì vượt khó hay không? - Có sáng tạo trong học tập hay không? - Có tiến bộ trong học tập hay không?

- Kết quả kiểm tra, đánh giá của trường có tốt không? 1.2.3. Một vài đặc điểm tính tích cực nhận thức của học sinh.

Tính tích cực nhận thức của học sinh có mặt tự phát và mặt tự giác.

Mặt tự phát của học sinh là những yếu tố tiềm ẩn, bẩm sinh thể hiện ở tính tò mò, hiếu kì, hiếu động, linh hoạt và sôi nổi trong hành vi mà ở mỗi đứa trẻ đều có,

tùy mức độ khác nhau. Cần coi trọng những yếu tố tự phát này, cần nuôi dưỡng, phát triển chúng trong dạy học.

Mặt tự giác của tính tích cực thể hiện ở chỗ tính tích cực có mục đích và đối tượng rõ rệt, do đó có hoạt động chiếm lĩnh đối tượng đó. Tính tích cực, tự giác thể hiện ở óc quan sát, tính phê phán trong tư duy, trí tò mò khoa học

Tính tích cực nhận thức phát sinh không chỉ từ nhu cầu nhận thức mà cả từ những nhu cầu bậc thấp như nhu cầu sinh học, nhu cầu đạo đức; thẩm mĩ, nhu cầu giao lưu văn hóa

Hạt nhân của TTCNT là hoạt động tư duy và tưởng tượng cuả cá nhân được tạo nên do sự thúc đẩy của hệ thống nhu cầu đa dạng.

Tính tích cực nhận thức và tính tích cực học tập có liên quan chặt chẽ với nhau nhưng không phải là một. Có một số trường hợp, có thể tích cực học tập thể hiện ở sự tích cực bên ngoài, mà không phải là tích cực trong tư duy. Đó là điều cần chú ý khi đánh giá TTCNT của học sinh.

Gần đây, một số nhà lí luận dạy học cho rằng: với những học sinh khá, giỏi, thông minh việc sử dụng biện pháp dùng giáo cụ trực quan, nêu vấn đề đôi khi như vật cản, làm chậm quá trình tư duy vốn rất nhanh của các em. Đối với những học sinh này, trong nhiều trường hợp tri thức được lĩnh hội bằng trực giác.

Ngày nay, dạy học tích cực có thể xem là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của nhà trường hiện đại và có thể lấy đó để phân biệt với nhà trường truyền thống qua so sánh sau đây:

Dạy học truyền thống Dạy học tích cực 1. Cung cấp sự kiện, nhớ tốt, đọc

thuộc

1. Cung cấp kiến thức cơ bản, có chọn lọc.

2. Giáo viên là nguồn kiến thức duy nhất.

2. Ngòai kiến thức được học ở lớp, còn nhiều nguồn kiến thức khác: bạn bè, phương tiện thông tin đại chúng.

3. Học sinh làm việc một mình. 3. Tự học, kết hợp với tổ nhóm và sự giúp đỡ của thầy giáo.

4. Dạy thành từng bài riêng biệt. 4. Hệ thống bài học.

5. Coi trọng trí nhớ. 5. Coi trọng độ sâu của kiến thức, không chỉ nhớ mà suy nghĩ, đặt ra nhiều vấn đề mới.

6. Ghi chép tóm tắt. 6. Làm mô hình, sơ đồ, bộc lộ cấu trúc của bài học giúp học sinh dễ nhớ và vận dụng.

7. Chỉ dừng lại ở câu hỏi, bài tập. 7. Thực hành nêu ý kiến riêng. 8. Không gắn lí thuyết với thực hành. 8. Lí thuyết kết hợp với thực hành,

vận dụng kiến thức vào cuộc sống. 9. Dùng thời gian học để nắm kiến

thức do thầy truỳên thụ.

9. Cổ vũ học sinh tìm tòi, bổ sung kiến thức đã có.

10. Nguồn kiến thức hạn hẹp. 10. Nguồn kiến thức rộng rãi.

1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến tính tích cực nhận thức.

Trên đây ta đã tìm hiểu bản chất, những thuộc tính bên trong của TCNT. Bây giờ ta sẽ xét đến những tác động bên ngoài có ảnh hưởng đến TCNT. Điều này hết

sức quan trọng, bời vì có tích cực hóa được nhận thức học sinh nhờ những tác động

từ ngoài là điều thầy giáo cần phải biết, để từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động một cách khoa học và có hiệu quả. Tác động bên ngoài phải tiến hành với nghệ thuật cao để ảnh hưởng đến nội tâm học sinh. TTCNT của học sinh tuy nảy sinh trong quá trình học tập nhưng nó lại chịu ảnh hưởng của nhân tố và là hậu quả của nhiều nguyên nhân: Có những nguyên nhân phát sinh lúc học tập, có những nguyên nhân được hình thành từ quá khứ, thậm chí từ lịch sử dài lâu của nhân cách.

Nhìn chung, TTCNT phục thuộc vào những nhân tố sau đây: - Bản thân học sinh: TTCNT phụ thuộc vào:

+ Đặc điểm hoạt động trí tuệ, kĩ năng, kinh nghiệm hoạt động sáng tạo, tự trải nghiệm cuộc sống.

+ Tình trạng sức khỏe.

+ Trạng thái tâm sinh lí: Hứng thú, chú ý, nhu cầu, động cơ, ý chí, xúc cảm + Phẩm chất: Các giá trị đạo đức, thẩm mĩ, lòng yêu khoa học, tinh thần trách nhiệm .

- Nhà trường.

+ Chất lượng quá trình dạy học. Mục đích;

Nội dung; Phương pháp; Phương tiện; Hình thức;

Kích thích động viên, kiểm tra, đánh giá + Quan hệ thầy trò.

+ Không khí đạo đức trong nhà trường. - Gia đình.

Gia đình có ảnh hưởng cực kì quan trọng không những đến TTCNT mà còn đến nhân cách và toàn bộ cuộc đời của các em.

Qua bố mẹ các em đã được truyền lại những tố chất cần thiết, là tiền đề cho sự phát triển trí tuệ nói chung và tính tích cực, năng động, sáng tạo nói riêng. Tuy nhiên, các tố chất do di truyền mà có, có thể phát triển lên hoặc tàn lụi, thoái hóa do ảnh hưởng của gia đình. Vì vậy, di truyền không phải là một cái gì bất biến, quyết định đến sự thành đạt của mỗi con người, mà nó có thể cải tạo và bù đắp bằng những khả năng khác mà bản thân các em và gia đình có thể tạo ra.

Mỗi gia đình lại có một hệ thống giá rị, thái độ, niềm tin, một phong cách, lối sống riêng mà ta gọi là văn hóa. Nét văn hóa riêng đặc trưng của mỗi gia đình như: Kính trọng người già, thương yêu em nhỏ, cần kiệm, giản dị, nề nếp, kỉ cương, coi trọng sự học . Tồn tại và được duy trì qua nhiều thế hệ sẽ trở thành truyền thống.

Truyền thống gia đình nhỏ thường là sự thừa kế và phát huy của gia đình lớn, của

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp thực nghiệm vào việc tổ chức dạy học một số kiến thức chương Cảm ứng điện từ vật lý lớp 11 - nâng cao theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)