Protein tổng số và các tiểu phần trong huyết thanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý bệnh tiên mao trùng do trypanosoma evansi gây bệnh thực nghiệm trên chó (Trang 62)

Protein tổng số trong huyết thanh

Protein tổng số trong huyết thanh bao gồm tất cả các protein có trong máu, không kể huyết cầu. Hàm lượng protein huyết thanh thấp hơn protein huyết tương vì nó không có fibrinogen. Protein huyết thanh giữ vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống động vật vì nó bảo đảm độ nhớt huyết tương cần thiết cho máu và các bạch cầu, giữ áp lực keo để chuyển hóa các muối, vận chuyển các chất không hòa tan, tham gia quá trình đáp ứng miễn dịch. Chính vì thế, khi cơ thể động vật ở trạng thái khỏe mạnh thì protein huyết thanh luôn được giữ ổn định bởi quá trình phân giải và tổng hợp protein.

Protein trong huyết thanh là một chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá sự sinh

trưởng và phát triển của động vật và có mối liên hệ đến chế độ dinh dưỡng, khả năng hấp thu của ruột, chức năng tổng hợp của gan,…

Để tìm hiểu tình trạng trao đổi protein trong bệnh Tiên mao trùng ở chó chúng tôi tiến hành định lượng protein tổng số bằng phương pháp khúc xạ kế Zena. Kết quả được trình bày ở bảng 3.8.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54

Bảng 3.8. Protein tng s và các tiểu phần protein trong huyết thanh của chó được gây nhiễmT.evansi (n=10)

Chỉ tiêu Thời gian Protein tổng số (g%) Albumin (%) Globulin (%) X± mx X± mx X± mx Chó khỏe mạnh bình thường 6,54 ± 0,14 32,30 ± 0,01 28,34 ± 0,01 Chó sau gây nhiễm T.evansi (ngày) 1 -5 5,54 ± 0,13 30,15 ± 0,01 25,25 ± 0,02 6 – 10 5,33 ± 0,17 31,22 ± 0,02 26,32 ± 0,02 11 - 15 5,13 ± 0,20 22,30 ± 0,01 28,40 ± 0,02 16 - 20 4,87 ± 0,23 21,12 ± 0,03 23,15 ± 0,02 21 - 25 4,69 ± 0,21 20,68 ± 0,02 21,32 ± 0,01 26 - 30 4,47 ± 0,29 19,52 ± 0,03 20,12 ± 0,03 P < 0,05

Qua bảng 3.8 chúng tôi thấy hàm lượng protein tổng số ở chó khỏe mạnh bình thường là 6,54 ± 0,14 (g%), sau khi gây nhiễm T.evansi 1 – 5 ngày hàm lượng

protein tổng số là 5,54 ± 0,13 (g%).

Kết quả bảng 3.8 cũng cho thấy, sau khi gây nhiễm 6 – 10 ngày, 11 – 15 ngày, 16 – 20 ngày thì hàm lượng protein tiếp tục giảm xuống còn: 5,33 ± 0,17; 5,13 ± 0,20; 4,87 ± 0,23 (g%), sau 21 – 25 ngày, 26 – 30 ngày gây nhiễm hàm lượng protein vẫn tiếp tục giảm: 4,69 ± 0,21; 4,47 ± 0,29 ( g%).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của Hồ Văn Nam (1984), Nguyễn Thị Đào Nguyên (1993). Các tác giả cho rằng khi gia súc nhiễm

T.evansi thì hàm lượng protein huyết thanh giảm rất thấp. Mặt khác nó còn tác động

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55 số lượng T.evansi trong máu nhiều thì hàm lượng protein huyết thanh giảm rõ rệt. Hàm lượng protein huyết thanh giảm thấp cũng phản ánh tình trạng suy dinh dưỡng của chó khi bị nhiễm T.evansi.

Các tiểu phần protein trong huyết thanh

Nhiều tài liệu cho rằng albuminglobulin là các tiểu phần protein trong huyết thanh do gan sản xuất ra. Albumin do gan tổng hợp nên và là thành phần quan trọng để tạo áp lực keo huyết tương; Globulin do hệ võng mạc nội mô sản sinh, gồm có 3 tiểu phần khác biệt đảm nhiệm các vai trò khác nhau: α-globulin chống viêm nhiễm, β-globulin chuyển hóa và vận chuyển lipid, γ -globulin có vai trò đặc biệt trong miễn dịch (Lê Khắc Thận, 1985).

Số lượng mỗi tiểu phần trong huyết thanh được điều hòa chặt chẽ, cho nên hàm lượng của nó là những số hằng định. Khi bị những tác nhân bệnh lý tác động, hoạt động của các khí quan trong cơ thể bị rối loạn thì hàm lượng các tiểu phần

protein trong huyết thanh có sự thay đổi tương ứng.

Albumin và globulin trong huyết thanh

Albumin trong huyết thanh của chó bình thường là 32,30 ± 0,01 (g%), trong

khi đó chó gây nhiễm sau 1 – 5 ngày cho thấy hàm lượng albumin trong huyết thanh giảm còn 30,15 ± 0,01 (g%) và tiếp tục theo dõi ở những ngày tiếp theo thì lượng

albumin tiếp tục giảm: cụ thể ở 6 – 10 ngày, 11 – 15 ngày, 16 – 20 ngày, 21 – 25

ngày và 26 – 30 ngày sau gây nhiễm lần lượt là: 31,22 ± 0,02; 22,30 ± 0,01; 21,12 ± 0,03; 20,68 ± 0,02; 19,52 ± 0,03 (g%).

Globulin trong huyết thanh của chó khỏe mạnh bình thường là 28,34 ± 0,01

(g%). Hàm lượng này giảm sau gây nhiễm 1 – 5 ngày là 25,25 ± 0,02 (g%). Nhưng sau 6 – 10 ngày và 11 – 15 ngày thì hàm lượng globulin lại tăng nhẹ lên 26,32 ± 0,02 và 28,40 ± 0,02 (g%). Tiếp tục theo dõi sự biến động các chỉ tiêu trên ở những ngày tiếp theo chúng tôi thấy hàm lượng globulin lại giảm xuống còn 23,15 ± 0,02; 21,32 ± 0,01; 20,12 ± 0,03 (g%) lần lượt theo các ngày 16 – 20, 21 – 25 và 26 – 30 ngày.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56

3.7. Một số bệnh tích của chó được gây nhiễm Trypanosoma evansi

Chúng tôi tiến hành mổ khám 10 chó được gây nhiễm Trypanosoma evansi,

kết quả được trình bày ở bảng 3.9.

Bảng 3.9. Bệnh tích đại thể của chó được gây nhiễm Tiên mao trùng T.evansi

(%) (n=10)

STT Bệnh tích Số con có

bệnh tích

Tỷ lệ

(%)

1 Bàng quang chó có hiện tượng xuất huyết 5 50

2 Gan xuất huyết, tập trung nhiều ở rìa gan 10 100

3 Phổi xuất huyết lan tràn,bên trong phế nang chứa

đầy bọt khí 10 100

4 Thanh quản chứa đầy bọt khí 7 70

5 Lách xuất huyết từng mảng 10 100

6 Thận tụ huyết và có đám hoại tử 8 80

7 Tim có hiện tượng đọng những cục máu bên trong 7 70

8 Hạch treo ruột sưng to 10 100

9 Hạch dưới hàm sưng 4 40

Theo bảng 3.9, chúng tôi thấy 100% chó bị nhiễm T.evansi có gan xuất huyết (tập trung chủ yếu ở phần rìa gan); phổi xuất huyết lan tràn, bên trong phế nang chứa đầy bọt khí; lách xuất huyết từng mảng; hạch treo ruột sưng to.

Chúng tôi cũng thấy ở chó được gây nhiễm T.evansi có thận xuất huyết, tụ máu thành từng mảng chiếm 80%; 70% có thanh quản chứa đầy bọt khí và tim có hiện tượng đọng những cục máu bên trong; bàng quang xuất huyết chiếm 50% và 40% số chó có hạch dưới hàm sưng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57

Một số hình ảnh bệnh tích đại thể của chó được gây nhiễm T.evansi

Hình 3.6. Manh tràng xuất huyết Hình 3.7. Hạch màng treo treo ruột sưng

Hình 3.8. Hạch dưới hàm sưng Hình 3.9. Những cục máu đông trong tim

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58

Hình 3.12. Thanh quản chứa đầy bọt khí Hình 3.13. Xuất huyết rìa gan

Hình 3.14. Lách xuất huyết Hình 3.15. Thận xuất huyết, sưng to

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu đã trình bày nêu trên, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Chó là động vật mẫn cảm với T.evansi và khi chó mắc bệnh thường ở thể cấp tính.

2. Ở chó được gây nhiễm T.evansi có hiện tượng sốt lên xuống, tần số hô hấp và tần số tim mạch đều tăng lên nhưng lực đập của tim yếu.

3. Khi chó được gây nhiễm T.evansi thường có biểu hiện lâm sàng là: kém ăn, thể trạng gầy còm, xù lông, ít vận động. Giai đoạn sau có dử mắt, khát nước, phù nề, có biểu hiện thần kinh, run rẩy cơ, đi đứng siêu vẹo.

4. Chó sau khi gây nhiễm T.evansi, một số chỉ tiêu sinh lý máu đều thay đổi: số lượng hồng cầu, tỷ khối huyết cầu, hàm lượng huyết sắc tố, lượng huyết sắc tố bình quân của hồng cầu của máu chó được gây nhiễm T. evansi đều giảm và giảm dần theo thời gian sau gây nhiễm, thể tích bình quân của hồng cầu tăng.

5. Số lượng bạch cầu ở chó được gây nhiễm T.evansi tăng so với chó khỏe mạnh bình thường và công thức bạch cầu cũng thay đổi. Cụ thể: bạch cầu ái toan, đơn nhân lớn và đa nhân trung tính tăng, nhưng bạch cầu ái kiềm và lymphocyte giảm dần so với chó khỏe mạnh bình thường.

6. Hàm lượng đường huyết ở chó được gây nhiễm T.evansi giảm so với chó khỏe mạnh bình thường và giảm theo thời gian gây bệnh.

7. Độ dự trữ kiềm trong máu chó được gây nhiễm T.evansi tăng so với chó khỏe mạnh bình thường và tăng theo thời gian gây bệnh.

8. Hàm lượng protein tổng số ở chó được gây nhiễm T.evansi giảm so với chó khỏe mạnh bình thường và giảm theo thời gian gây bệnh. Các tiểu phần trong protein huyết thanh có sự thay đổi, cụ thể: Albumin và globulin ở chó được gây nhiễm T.evansi giảm so với chó khỏe mạnh bình thường và giảm dần theo thời gian gây bệnh.

9. Bệnh tích của chó được gây nhiễm T.evansi biểu hiện: bàng quang, gan phổi, lách, thận xuất huyết, hạch dưới hàm và hạch màng treo ruột sưng to, thanh quản và phế nang chứa đầy bọt khí.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60

2. Kiến nghị

Vì thời gian và kinh phí cho đề tài còn hạn hẹp, chúng tôi đã cố gắng nghiên cứu một số chỉ lâm sàng, sinh lý, sinh hóa máu của chó được gây nhiễm

Trypanosoma evansi với lượng mẫu chưa cao và chưa nghiên cứu, đưa ra được

phác đồ điều trị phù hợp.

Để có tư liệu đầy đủ về bệnh Tiên mao trùng do T.evansi, chúng tôi đề nghị nhà trường, Khoa Thú y cho tiếp tục nghiên cứu bổ sung hoàn thành đề tài này, đồng thời mở rộng nghiên cứu trên các đối tượng khác nhau.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TRONG NƯỚC

1. Vũ Triệu An (1976), Sinh lý bệnh, NXB Y học và TDTT Hà Nội.

2. Đái Duy Ban (1980), Những vấn đề hóa sinh dinh dưỡng động vật, tập 2, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

3. Nguyễn Quốc Doanh, Lương Tố Thu, Lê Ngọc Mỹ, Phạm Sỹ Lăng

(12/1996), Kết quả dùng Trypamidium điều trị bệnh Tiên mao trùng trâu, bò do

Trypanosoma evansi gây ra, Tạp chí khoa học công nghệ và quản lý. Trang 500

- 501.

4. Nguyễn Quốc Doanh, Phạm Sỹ Lăng (1997), Hiệu lực của Trypazen trong

điều trị bệnh Tiên mao trùng trâu do Trypanosoma evansi gây ra. Tạp chí

khoa học, công nghệ và quản lý kinh tế (4). Trang 87 – 88.

5. Nguyễn Quốc Doanh (1998). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của T.

evansi (Steel, 1985) bệnh học do Trypanosoma evansi gây nên, sử dụng

kháng nguyên bảo quản trong chẩn đoán. Luận án Tiến sỹ khoa học Nông

nghiệp. Trang 45 - 47.

6. Nguyễn Quốc Doanh, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Quang Duy (1999- 2001). Kết quả nghiên cứu Tiên mao trùng (Trypanosoma) ký sinh trong máu của một số loài bò sát, ếch nhái ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và

một số đặc tính sinh học của chúng, Báo cáo khoa học Chăn nuôi của Thú

y. Trang 27-37.

7. Lương Văn Huấn, Lê Hữu Khương (1997). Giáo trình ký sinh trùngThú

y, Trường Đại học Nông lâm Thủ Đức.

8. Bùi Quý Huy, Trần Ngọc Thắng, Đặng Khánh Vân (1988). Một số

dịch sẩy thai ởđàn bò do Tiên mao trùng, Thông tin Thú y. Trang 6.

9. Phạm Văn Khuê, Phan Lục, Trần Văn Quyên, Nguyễn Văn Thọ (1996).

Tình hình nhiễm đơn bào ký sinh ở trâu, bò ở một số vùng trung du và đồng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62 10. Phạm Văn Khuê (1962). Chẩn đoán phòng trị bệnh Tiên mao trùng trâu.

Khoa học và kỹ thuật Nông nghiệp, (4). Trang 34 - 38.

11. Phạm Sỹ Lăng (1982). Một số đặc điểm dịch tể học của bệnh Tiên mao trùng

trâu, bò do Trypanosoma evansi ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Luận án Phó

Tiến sĩ khoa học Thú y.

12. Phạm Sỹ Lăng, Lê Ngọc Mỹ, Trương Quốc Thùy (1974 -1984). Một số

thay đổi về máu trâu, bò bị bệnh Tiên mao trùng do Trypanosoma evansi

(Steel1885) tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam, Kết quả nghiên cứu khoa học

kỹ thuật Thú y. Trang 153 - 159.

13. Phạm Sỹ Lăng, Vương Lan Phương, Lê Ngọc Mỹ (4/2001). Nghiên

cứu chế kháng nguyên Trypanosoma evansi dùng cho phản ứng huỳnh quang

kháng thể gián tiếp để chẩn đoán bệnh Tiên mao trùng, Báo cáo khoa học Chăn nuôi Thú y 1999-2000. Trang 16 - 26. Thành phố Hô Chí Minh. 14. Lê Ngọc Mỹ (1991 -1994). Bước đầu thiết lập ELISA để chẩn đoán bệnh

Tiên mao trùng, Công trình nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Thú y. Trang

111 -115.

15. Lê Ngọc Mỹ, Lương Tố Thu, Vũ Đình Hưng (1995). Một số đặc điểm

dịch tễ học bệnh Tiên mao trùng (do Try panosoma evansi) những năm (1990

-1994) dựa trên các phương pháp phát hiện kháng nguyên, kháng thể và ký

sinh trùng học, Khoa học kỹ thuật Thú y, (5). Trang 6 -15.

16. Hồ Văn Nam (1963). Một số nhận xét về bệnh Tiên mao trùng ở Nông trường Hà

Trung (Thanh Hoá), Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp. Trang 644.

17. Hồ Văn Nam và cộng sự (1984). Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá máu của trâu, thông tin Khoa học Nông nghiệp.

18. Nguyễn Thị Đào Nguyên (1993). Một số chỉ tiêu sinh lý, huyết học lâm sàng của trâu khoẻ mạnh và trong một số bệnh thường gặp, Luận án Phó Tiến sỹ Hà Nội.

19. Đoàn Văn Phúc (1985), Các phương pháp chẩn đoán bệnh Tiên mao trùng gia

súc, Khoa học kỹ thuật Thú y.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63 kỹ thuật Nông nghiệp. Trang 63:115 và 66: 224.

21. Trịnh Văn Thịnh (1982). Công trình nghiên cu ký sinh trùng Vit

Nam. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

22. Lương Tố Thu, Lê Ngọc Mỹ (1995). Nghiên cứu ứng dụng phương

pháp ngưng kết trên bản (CATT) để chẩn đoán và đánh giá tình hình

bệnh Tiên mao trùng (do Trypanosoma evansi) trên đàn trâu Việt Nam, Khoa

học kỹ thuật Thú y. Trang 10 -12.

23. Well, E. A. (3 -1982. Những nghiên cứu bệnh Tiên mao trùng Trypanosoma

evansi ởđộng vật, Báo cáo tại Cục Thú y Hà Nội.

TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI

24. Authie, E. (1974). Trypanosomiasis and Trypanotolerance in cattle: a

role for congopain, Elsevir science Ltd, 0169- 4758/94/07.00

25. Chen Qijun. (1992). Study on cross immunity of antibodies against different

strains of Trypanosoma evansi, Seminar Paris, (10), pp. 152.

26. Chen Qijun. (1992) Trypanosoma evansi in China, Seminar Paris, (10), pp. 200.

27. Garcia, F., Also, P. M. (1992). Association between Trypanosoma

evansiand equine infectious anemia in horses of apure state, Venezuela.

Seminar France, (10), pp. 64.

28. Gill, B. S., (1971). Drug, Resistance in Trypanosoma evansi, Tro, Anim. Health Prod. (3), pp. 95-198.

29. Gill, B. S., (1965). Study on protective immunorit of Trypanosoma

evansiinfection, J. Comp. Path. (7), pp. 223.

30. Hoare , C. A., Sulsby, E. J., (1992). BovinsTrypanosomiasisand

Lymphoceutosis parellelstudiesBiol, Haemat, 36, pp. 504-517

31. Ikede, B. O., (1975). Pathogenic mechanisms in Trypanosomiasis,

A.Rivier,14th, Dakar.,74, pp. 49.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64 33. Losos, G. J., (1979). Maladies causées par Trypanosoma evansi. FAO. Rome,

Tryp, pp. 9.

34. Morales, G. A., Caraenore. (1976). ''The proenchimya rat: a potential

laboratory best and model, or the study of Trypanosoma evansi,''Tropical

Animal Health Prod., (8), pp. 122.

35. Patel, N. M. (1986). Effect of cortisone upon the courage inspection of

Trypanosoma evansi in rabbit preliminary note, Gujurat Agricultural

University Research J. (2), pp. 74-75 (India).

36. Takarkhede, M. L., Patel , M. R. and Pandey, S. K., (1993). Physiological

and biochemical parameters of blood in male bufflo calves, Indian Vet.

J. (9), pp. 948- 949.

37. Turner (1984). Trypanosomes (reviewed by Turner, Cross, 1984 and Turner, 1985)

38. Uilenberg, G. (1988). Nomenclature of Trypanosomes the last word

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý bệnh tiên mao trùng do trypanosoma evansi gây bệnh thực nghiệm trên chó (Trang 62)