Công thức bạch cầu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý bệnh tiên mao trùng do trypanosoma evansi gây bệnh thực nghiệm trên chó (Trang 54)

Công thức bạch cầu trong máu theo Schilling là tỷ lệ phần trăm của 5 loại bạch cầu: đơn nhân, ái toan, ái kiềm, trung tính, lymphocyte. Trong cơ thể các loại bạch cầu thực hiện ba chức năng chính là: Thực bào, miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể (Nguyễn Như Thanh, 1974).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46 Để biết rõ sự tiến triển của bệnh, người ta phân loại bạch cầu. Mặt khác mỗi loại bạch cầu có chức năng riêng và tăng giảm trong các bệnh khác nhau nên muốn chẩn đoán bệnh chính xác, chỉ dựa vào số lượng bạch cầu thì chưa đủ còn phải dựa vào công thức bạch cầu để tìm nguyên nhân bệnh. Trong quá trình bệnh lý số lượng và hình thái của các loại bạch cầu có sự thay đổi như sau:

Bạch cầu ái toan tăng trong các bệnh ký sinh trùng đường ruột, hen suyễn, u ác tính, bệnh ở các cơ quan tạo máu ở thời kỳ hồi phục. Giảm khi bị nhiễm độc và tiêm ACTH. Chúng tham gia vào sự điều hoà miễn dịch bằng cách ức chế hiện tượng phản vệ thông qua cơ chế tiết histaminaza.

Lâm ba cầu được tạo ra từ tuỷ xương, túi Fabricius và hạch lâm ba. Lâm ba cầu tăng trong các bệnh nhiễm khuẩn mạn tính, các bệnh do virus,…giảm trong một số bệnh nhiễm khuẩn cấp tính…

Phân loại bạch cầu theo Schilling ở 10 chó được gây nhiễm T.evansi (bảng 3.6) cho thấy công thức bạch cầu ở chó khỏe mạnh là:

Tỷ lệ bạch cầu đơn nhân lớn trung bình là 3,21 ± 0,07%, dao động trong khoảng 2,99 – 3,67%.

Tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính trung bình là 22,65 ± 0,17 %, dao động trong khoảng 21,78 – 23,560%.

Tỷ lệ bạch cầu ái toan trung bình là 6,26 ± 0,15 %, dao động trong khoảng 5,63 – 7,07%.

Tỷ lệ bạch cầu ái kiềm trung bình là 0,84 ± 0,05 %, dao động trong khoảng 0,57 – 1,13%.

Tỷ lệ lymphocyte trung bình là 59,90 ± 0,73%, dao động trong khoảng 55,76 – 63,42%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47

Bảng 3.6. Số lượng bạch cầu của máu chó được gây nhiễm Trypanosoma evansi

(n = 10) Chỉ tiêu Thời gian Số lượng bạch cầu (Nghìn/mm3) Công thức bạch cầu (%) Đơn nhân lớn Đa nhân

trung tính Ái toan Ái kiềm Lymphocyte

X ± mx X ± mx X ± mx X ± mx X ± mx X ± mx Chó khỏe mạnh bình thường 10,00 ± 0,25 3,21 ± 0,07 22,65 ± 0,17 6,26 ± 0,15 0,84 ± 0,05 59,90 ± 0,73 Chó sau gây nhiễm T.evansi (ngày) 1 – 5 13,02 ± 0,23 3,50 ± 0,06 24,50 ± 0,24 8,08 ± 0,20 0,74 ± 0,05 56,04 ± 0,66 6 – 10 11,09 ± 0,25 4,43 ± 0,11 26,70 ± 0,26 9,34 ± 0,20 0,65 ± 0,04 52,27 ± 0,48 11 – 15 10,57 ± 0,27 5,30 ± 0,13 27,38 ± 0,20 9,74 ± 0,20 0,58 ± 0,04 51,16 ± 0,47 16 – 20 10,37 ± 0,28 5,70 ± 0,11 27,62 ± 0,20 10,42 ± 0,17 0,52 ± 0,03 49,83 ± 0,45 21 – 25 11,37 ± 0,24 6,31 ± 0,11 27,82 ± 0,17 10,66 ± 0,15 0,49 ± 0,03 48,80 ± 0,29 26 – 30 11,66 ± 0,22 7,30 ± 0,11 28,24 ± 0,11 10,88 ± 0,13 0,43 ± 0,02 47,74 ± 0,20

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48 Khi xác định công thức bạch cầu của chó được gây nhiễm T. evansi chúng tôi thấy tỷ lệ bạch cầu đơn nhân lớn, bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu ái toan tăng, nhưng bạch cầu ái kiềm, lymphocyte lại giảm dần theo thời gian so với chó khoẻ mạnh bình thường. Cụ thể là:

Bạch cầu đơn nhân lớn

Sau 1 – 5 ngày gây nhiễm số lượng bạch đơn nhân lớn trung bình là 3,50 ± 0,06 %, dao động trong khoảng 3,23 – 3,82 %.

Sau 6 – 10 ngày gây nhiễm, số lượng bạch cầu đơn nhân lớn trung bình tăng lên 4,33 ± 0,11 %, dao động trong khoảng 4,09 – 4,92 %.

Sau 11 – 15 ngày gây nhiễm, số lượng bạch cầu đơn nhân lớn trung bình là 5,30 ± 0,13 %, dao động trong khoảng 4,93 – 6,00 %.

Sau 16 – 20 ngày gây nhiễm, số lượng số lượng bạch cầu đơn nhân lớn trung bình là 5,70 ± 0,11 %, dao động trong khoảng 5,37 – 6,34 %.

Sau 21 – 25 ngày gây nhiễm, số lượng bạch cầu đơn nhân lớn trung bình là 6,31 ± 0,11 %, dao động trong khoảng 6,00 – 6,88 %.

Sau 26 – 30 ngày gây nhiễm, số lượng bạch cầu đơn nhân lớn trung bình là 7,30 ± 0,11 %, dao động trong khoảng 6,99 – 7,91 %.

Bạch cầu đa nhân trung tính

Sau 1 – 5 ngày gây nhiễm, số lượng bạch cầu đa nhân trung tính là 24,50 ± 0,24 %, dao động trong khoảng 23,15 – 25,70 %.

Sau 6 – 10 ngày gây nhiễm, số lượng bạch cầu đa nhân trung tính tăng lên 26,70 ± 0,26%, dao động trong khoảng 5,30 – 27,80 %

Sau 11 – 15 ngày gây nhiễn, số lượng bạch cầu đa nhân trung tính là 27,38 ± 0,20%, dao động trong khoảng 26,01 – 28,11%.

Sau 16 – 20 ngày, 21 – 25 ngày và 26 – 30 ngày sau gây nhiễm số lượng bạch cầu đa nhân trung tính trung bình lần lượt là 27,62 ± 0,20; 27,82 ± 0,17và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49 28,24 ± 0,11 %, dao động trong khoảng 26,44 – 28,42; 26,89 – 28,51 và 27,80 – 28,78%.

Bạch cầu ái toan

Sau 1 – 5 ngày sau gây nhiễm, lượng bạch cầu ái toan tăng trung bình 8,08 ± 0,3120%, dao động trong khoảng 7,23 – 9,01 %. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau 6 – 10 và 11 – 15 ngày sau gây nhiễm, lượng bạch cầu ái toan tăng trung bình tăng lên 9,34 ± 0,20 và 9,74 ± 0,20 %, lần lượt dao động trong khoảng 8,65 – 10,56 và 9,12 – 11,23 %.

Sau 16 – 20 ngày sau gây nhiêm T. evansi số lượng bạch cầu ái toan trung bình tăng lên 10,42 ± 0,17 %, dao động trong khoảng 9,78 – 11,44 %.

Sau 21 – 25 ngày và 26 – 30 ngày sau gây nhiêm số lượng bạch cầu ái toan tiếp tục tăng lên 10,66 ± 0,15 % và 10,88 ± 0,13 %, dao động trong khoảng 1,09 – 11,58 % và 10,19 – 11,67%.

Bạch cầu ái kiềm

Sau 1 – 5 ngày gây nhiễm số lượng bạch cầu ái kiềm trung bình bắt đầu giảm 0,714 ± 0,05 %, dao động trong khoảng 0,50 – 1,00 %

Sau đó số lượng bạch cầu ái kiềm trung bình tiếp tục giảm xuống 0,65± 0,04 %, dao động trong khoảng 0,42 – 0,89 % (sau 6 – 10 ngày); 0,58 ± 0,04

%, dao động trong khoảng 0,38 – 0,80 % (sau 11 – 15 ngày); 0,52 ± 0,03 %, dao động trong khoảng 0,38 – 0,76 % (sau 16 – 20 ngày); 0,49 ± 0,03 % dao động trong khoảng 0,38 – 0,73 % (sau 21 – 25 ngày); 0,43 ± 0,02, dao động trong khoảng 0,34 – 0,70 % (sau 26 – 30 ngày).

Lymphocyte

Sau 1 – 5 ngày sau gây nhiễm, số lượng lymphocyte trung bình giảm xuống 59,90 ± 0,73%, dao động trong khoảng 51,77 – 59,23%.

Sau 6 – 10 ngày sau gây nhiễm, số lượng lymphocyte trung bình là 52,27 ± 0,48%, dao động trong khoảng 50,16 – 54,18%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50

Sau 11 – 15 ngày sau gây nhiễm, số lượng lymphocyte trung bình là 51,16 ± 0,47 %, dao động trong khoảng 49,87 – 54,01 %.

Sau 16 – 20 ngày sau gây nhiễm, số lượng lymphocyte trung bình là 49,83 ± 0,45 %, dao động trong khoảng 48,10 – 51,88 %

Sau 21 – 25 ngày sau gây nhiễm, số lượng lymphocyte trung bình giảm xuống còn 48,80 ± 0,29%, dao động trong khoảng 47,89 – 50,38 %.

Sau 25 – 30 ngày sau gây nhiễm, số lượng lymphocyte trung bình giảm xuống còn 47,74 ± 0,20%, dao động trong khoảng 47,00 – 48,77 %.

Như vậy, qua bảng 3.6 chúng tôi nhận thấy khi chó được gây nhiễm

T.evansi bạch cầu trung tính, bạch cầu đơn nhân lớn và bạch cầu ái toan đều tăng.

Theo Vũ Triệu An, bạch cầu ái toan tăng do cơ thể nhiễm bệnh ký sinh trùng (Vũ Triệu An, 1978). Như vậy, kết quả của chúng tôi phù hợp với kết luận của tác giả trên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý bệnh tiên mao trùng do trypanosoma evansi gây bệnh thực nghiệm trên chó (Trang 54)