Cùng với việc kiểm tra thân nhiệt và tần số hô hấp, chúng tôi tiến hành kiểm tra tần số tim của chó trước và sau gây nhiễm. Kết quả được chúng tôi trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2 cho thấy: tần số tim của chó trước khi gây nhiễm T.evansi là 117,11 ± 1,81 (lần/phút).
Tần số tim của chó sau khi gây nhiễm T.evansi có xu hướng tăng dần theo thời gian, lần lượt sau 1 – 5, 6 – 10, 11 – 15 và 16 – 20 ngày tần số tim trung bình của chó là124,44 ± 1,94; 131,67 ± 1,72; 140,67 ± 1,88 và 148,78 ± 2,32 (lần/phút).
Theo chúng tôi, tần số tim của chó ở giai đoạn đầu tăng cao là do sốt cao đã kích thích và gây hưng phấn nút dây thần kinh tự động Keith - Flack trong tim dẫn đến tim đập nhanh. Mặt khác trong quá trình ký sinh của T.evansi cùng với sự tăng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 cường chuyển hoá các chất, các chất độc, độc tố được sinh ra trong quá trình bệnh lý tác động lên cơ quan thụ cảm của tim cũng làm cho tim đập nhanh.
Kết quả ở bảng 3.2 cũng cho thấy tần số tim mạch của chó sau khi gây nhiễm 21 – 25 ngày và 26 – 30 ngày tương ứng là: 158,89 ± 1,80; 162,78 ± 1,45 (lần/phút). Theo chúng tôi, tần số tim của chó ở giai đoạn này tăng cao hơn giai đoạn đầu là do T.evansi ký sinh trong ký chủ, tiết ra độc tố phá vỡ hồng cầu làm số lượng hồng cầu trong máu ngày càng giảm, con vật bị thiếu máu. Lượng máu trong hệ thống tuần hoàn giảm, khả năng vận chuyển O2 của hồng cầu giảm, con vật buộc phải có phản ứng bù là tăng cường tần số tim, nhưng lực đập của tim lại yếu.