Hàm lượng đường huyết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý bệnh tiên mao trùng do trypanosoma evansi gây bệnh thực nghiệm trên chó (Trang 59)

Động vật luôn cần có năng lượng để duy trì sự sống cũng như mọi hoạt động của cơ thể. Glucose là loại đường đơn mà cơ thể động vật thu được sau một loạt quá trình tiêu hóa hấp thu, sẵn sàng để được oxy hóa tạo thành năng lượng dự trữ ở gan, cơ dưới dạng glycogen và sử dụng khi cần thiết. Hàm lượng glucose

trong máu cũng là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh chế độ dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe của động vật. Hàm lượng đường huyết cân bằng, được điều hòa bởi hai quá trình hấp thu và sử dụng khi cơ thể gia súc ở trạng thái bình thường.

Chúng tôi tiến hành định lượng đường trong máu bằng máy Glucometer để đánh giá mức độ ảnh hưởng của bệnh đến khả năng hấp thu ở ruột non và chức năng gan, từ đó có cơ sở đưa ra biện pháp điều trị hiệu quả hơn. Kết quả định lượng thể hiện ở bảng 3.7.

Qua bảng số liệu 3.7 chúng tôi thấy hàm lượng đường huyết của chó khỏe mạnh bình thường là 6,37 ± 0,15 (mmol/l).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51

Bảng 3.7. Hàm lượng đường huyết và độ dự trữ kiềm trong máu của chó được gây nhiễm T.evansi (n=10)

Chỉ tiêu

Thời gian gây nhiễm

Đường huyết (mmol/l) Độ dự trữ kiềm (mg/%) X ± mx X ± mx Chó khỏe mạnh bình thường 6,37 ± 0,15 532,33 ± 3,93

Chó sau gây nhiễm

T.evansi (ngày) 1 – 5 5,73 ± 0,14 576,79 ± 5,60 6 – 10 5,25 ± 0,14 594,97 ± 5,58 11 – 15 4,72 ± 0,13 611,69 ± 4,09 16 – 20 3,84 ± 0,08 622,43 ± 3,44 21 – 25 3,57 ± 0,10 634, 48 ± 3,06 26 – 30 3,33 ± 0,07 655,30 ± 3,82 P < 0,05

Sau gây nhiễm hàm lượng đường huyết trong máu chó giảm rõ rệt so với trước gây nhiễm. Hàm lượng đường huyết ở chó sau khi gây nhiễm 1 – 5 ngày giảm xuống còn 5,73 ± 0,14 (mmol/l).

Theo dõi hàm lượng đường huyết ở chó sau 6 – 10 ngày, 11 – 15 ngày, 16 – 20 ngày gây nhiễm T.evansi lượng đường huyết là 5,25 ± 0,14; 4,72 ± 0,13; 3,84 ± 0,08 (mmol/l). Hàm lượng đường huyết giảm đi một cách rõ rệt so với trước khi gây nhiễm.

Theo dõi hàm lượng đường huyết ở những ngày tiếp theo (sau 21 – 25 và 26 – 30 ngày gây nhiễm), chúng tôi thấy hàm lượng đường huyết của chó tiếp tục giảm nhưng giảm ít hơn so với các ngày trên. Cụ thể lần lượt là: 3,57 ± 0,10 và 3,33 ± 0,07 (mmol/l) và ở những ngày cuối của bệnh hàm lượng đường huyết giảm tới mức thấp nhất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52 Theo các tác giả Hồ Văn Nam (1984), Nguyễn Thị Đào Nguyên (1993), khi trâu, bò nhiễm T.evansi thì hàm lượng đường huyết giảm. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của các tác giả trên.

Từ kết quả nghiên cứu về đường huyết, chúng tôi có nhận xét: ở chó sau khi gây nhiễm Tiên mao trùng T.evansi thì hàm lượng đường huyết giảm so với chó trước gây nhiễm.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do T.evansi phát triển nhanh trong máu, nó sử dụng glucose, chất đạm trong máu bằng phương thức thẩm thấu qua bề mặt cở thể để duy trì hoạt động sống và sinh sản. Đồng thời tiết ra độc tố

Trypanotoxin tác động lên bộ máy tiêu hóa làm giảm khả năng hấp thu ở ruột

non; đồng thời tác động lên cơ quan tạo máu làm gây thiếu máu; đặc biệt là tác động lên gan trong một thời gian dài làm rối loạn chức năng gan trầm trọng dẫn đến cơ thể thiếu năng lượng, cơ thể sẽ điều tiết bằng cách huy động lượng lớn

glucose trong máu, tăng cường phân giải glucose. Quá trình đó đã làm giảm hàm

lượng đường huyết trong máu.

Do vậy, trong điều trị bệnh do T.evansi gây ra thì cần bổ sung năng lượng cho gia súc bệnh bằng phương pháp bổ sung đường glucose ở dạng dung dịch đẳng trương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý bệnh tiên mao trùng do trypanosoma evansi gây bệnh thực nghiệm trên chó (Trang 59)