PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG:

Một phần của tài liệu Giao an TN 12_2011(Chuan KT-KN) (Trang 48)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần: 1 Kiến thức

3/PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG:

- Đã hình thành một chuỗi các trung tâm công nghiệp, lớn nhất là Đà Nẵng, tiếp đến là Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết.

- Công nghiệp chủ yếu là cơ khí, chế biến nông – lâm – thuỷ sản và sản xuất hàng tiêu dùng. - Đã hình thành một số khu công nghiệp tập trung và cả khu chế xuất.

- Rất hạn chế về tài nguyên nhiên liệu, năng lượng. Cơ sơ năng lượng (điện) chưa đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp cũng như các hoạt động kinh tế khác của vùng.

- Vấn đề công nghiệp năng lượng (điện) đựơc giải quyết theo hướng sử dụng điện lưới quốc gia qua đường dây 500 kV, xây dựng một số nhà máy thủy điện quy mô trung bình như sông Hinh (Phú Yên), Vĩnh Sơn (Bình Định), tương đối lớn như Hàm Thuận – Đa Mi (Bình Thuận), A Vương (Quảng Nam).

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đang được chú trọng đầu tư, đặc biệt với việc xây dựng khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất, công nghiệp của vùng sẽ có bước phát triển rõ nét trong những thập kỉ tới.

- Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải (nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc Nam, khôi phục hệ thống sân bay của vùng, phát triển các tuyến đường ngang, xây dựng các cảng nước sâu) tạo ra thế mở cửa cho vùng.

III. CỦNG CỐ:

1. Dựa vào Atlat địa lí VN và những kiến thức đã học, hãy kể tên các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các trung tâm CN của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

2. Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

3. Dựa vào Atlat địa lí VN và những kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có thế mạnh phát triển tổng hợp kinh tế biển?

Tiết...

Lớp Ôn A Ôn B Ôn C Ôn D

Ngày dạy

BÀI 37: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊNI. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần

1. Kiến thức

- Biết được vị trí và hình dạng lãnh thổ của vùng

- Biết được những khó khăn, thuận lợi và triển vọng của việc phát huy các thế mạnh nhiều mặt của Tây Nguyên, đặc biệt là về phát triển cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp và khai thác nguồn thủy năng - Trình bày được các tiến bộ về mặt KT-XH của Tây Nguyên gắn liền với việc khai thác các thế mạnh của vùng, những vấn đề KT-XH và môi trường với việc khai thác các thế mạnh này.

2. Kĩ năng:

- Củng cố các kĩ năng sử dụng bản đồ, biểu đồ, lược đồ, sưu tầm và xử lí các thông tin bài học - Rèn luyện kĩ năng trình bày và báo cáo các vấn đề KT-XH của một vùng

3. Thái độ

- Thêm yêu quê hương Tổ quốc, đồng thời xác định tinh thần học tập nghiêm túc để xây đựng và bảo vệ Tổ Quốc.

1/ KHÁI QUÁT CHUNG:

- Gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

- Diện tích tự nhiên gần 54,7 nghìn km2, số dân gần 4,9 triệu người (năm 2006), chiếm 16,5% diện tích và 5,8% dân số cả nứơc.

- Là vùng duy nhất không giáp biển, giáp duyên hải Nam Trung Bộ, liền kề với Đông Nam Bộ, giáp Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia.

- Đất đai màu mỡ, tài nguyên khí hậu và rừng đa dạng, tạo nhiều tiềm năng to lớn về nông, lâm nghiệp.

- Khoáng sản: Bôxit ( Trữ lượng hàng tỉ tấn).

- Trữ năng thuỷ điện khá, trên các sông Xê Xan, Xrê Pôk và thượng nguồn sông Đồng Nai.

- Là vùng thưa dân nhất nước ta, là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người với truyền thống văn hóa độc đáo.

- Điều kiện kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn: + Thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học kĩ thuật.

+ Mức sống của nhân dân còn thấp, tỉ lệ chưa biết đọc biết viết còn cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn nhiều, trước hết là mạng lưới đường giao thông, các cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, dịch vụ kĩ thuật.

+ Công nghiệp trong vùng mới trong giai đoạn hình thành, với các trung tâm công nghiệp nhỏ và điểm công nghiệp.

Một phần của tài liệu Giao an TN 12_2011(Chuan KT-KN) (Trang 48)