Các thuốc có tác dụng vừa phải và kéo dài:

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRỊ SUY TIM TÂM THU (Trang 37 - 39)

3. Nhóm lợi tiểu thải kal

3.2Các thuốc có tác dụng vừa phải và kéo dài:

Gồm 3 nhóm: - Các thiazid

- Các chất ức chế men anhydrase carbonic - Các thuốc lợi tiểu giữ kali

* Nhóm thiazid

Nhóm này có nhiều thuốc ở nước ta hay dùng hydrochlorothiazid( BD

Hypothiazid). Điểm tác động của các thiazid ởđoạn pha loãng của quai Henle thuộc phần vỏ, ngoài ra có thểở cảống lượn gần, các thuốc đã ức chế việc tác hấp thu natri; men anhydrase carbonic cũng bịức chế nhưng liều điều trị thông thường chưa đủ có tác dụng. Các thiazid làm tăng đào thải vừa phải nước, natri, Cl- kèm theo kali, hoạt động trong cả môi trường nhiễm toan chuyển hoá khác với

acetazolamid và cả trong môi trường kiềm chuyển hoá; các thuốc này làm giảm

đào thải calci, acid uric

Nhóm thiazid được coi là nhóm lợi tiểu có tác dụng vừa phải và kéo dài bằng

đường uống tác dụng của thuốc bắt đầu sau 1-2 giờ, tối đa sau 4giờ và kéo dài khoảng 12h; đường tiêm không cho hiệu lực nhanh hơn nên ít dùng; liều cao làm tăng thải niệu nhưng không nhiều. Khác với nhóm lợi tiểu vùng quai, nhóm thiazid làm giảm độ lọc cầu thận bị tổn thương ở mức độ vừa phải, độ thanh thải creatinin <40ml/phút

* Các chất ức chế men anhydrase carbonic: acetazolamid( BD Diamox), vị trí tác động ởống lượn gần và cảống lượn xa. Nhóm này không được dùng trong suy tim

* Các thuốc lợi tiểu giữ kali: spironolacton(BD Aldacton), Triamteren( BD

Teriam)

Vị trí tác động của nhóm thuốc này là ở ống lượn xa(vì thế còn gọi là nhóm lợi tiểu ởống lượn xa) và cả trên phần vỏ của ống góp, các thuốc đã ngăn cản sự tái hấp thu của natri và sự trao đổi với K+ và H+ và gây lợi tiểu. Đây là nhóm thuốc lợi tiểu yếu nhưng lại không đào thải K+ nên thường không được dùng đơn thuần với mục đích chỉđể làm giảm phù vakhông có chỉđịnh dùng cho các bệnh nhân bị

suy thận vì sẽ làm tăng K+ máu nguy hiểm

Spirolacton là chất duy nhất trong nhóm này có tác dụng kháng aldosteron, trong suy tim aldosteron được vỏ thượng thận tăng tiết, hậu quả của cơ chế bù trừ làm hoạt hoá hệ RAA

Tác dụng phụ:

* Nhóm lợi tiểu tăng đào thải kali:

- Dùng liều cao và/hoặc kéo dài dễ gây mất nước ngoài tế bào, giảm kali máu, magie, chlor, nhiễm kiềm chuyển hoá, tăng acid uric. Mất nhiều nước ngoài tế bào sẽ làm giảm tiền gánh, giảm áp lực đổ đầy máu vào thất dẫn đến giảm thể tích tống máu tâm thu và giảm cung lượng tim; tình trạng này dễ gặp ở người già, khi dùng nhóm lợi tiểu quai kết hợn ăn nhạt kéo dài mà không theo dõi. Giảm kali máu dễ

gây rối loạn nhịp tim, đột tử.

- Nhóm thiazid còn làm giảm độ lọc cầu thận, có thể gây suy thận cơ năng hoặc làm nặng thêm tình trạng suy thận đã có, có thể gây rối loạn dung nạp glucose, làm tăng cholesteron, LDL-C và TG

- Dùng lâu dài nhóm lợi tiểu tăng thải kali còn hoạt hoá hệ RAA làm giảm dần tác dụng lợi tiểu

sinh dục ở nam và rối loạn kinh nguyệt ở nữ; dùng cùng với các chất ức chế men chuyển, các chất chẹn thụ thể AT1 của angiotensin II và các chất chống viêm không steroid có thể làm tăng kali máu

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRỊ SUY TIM TÂM THU (Trang 37 - 39)