Liều và cách dùng:

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRỊ SUY TIM TÂM THU (Trang 28 - 30)

Dưới đây là khuyến cáo của hội tim chây âu về suy tim mạn tính

Đối với Captoprin( BD Captopril):

Liều khởi đầu: 6,25mg* 3 lần/ngày Liều duy trì: 25-50mg * 3 lần/ngày

Đối với Enalapril(BD Renitec):Liều khởi đầu: 2,5mg/ngày Liều duy trì: 10mg* 2 lần/ngày

Đối với Lisinopril( BD Zestril):

Liều khởi đâu: 2,5mg/ngày Liều duy trì: 5-20mg/ngày

- Khi dùng UCMC nên dừng lợi tỉeu mạnh trong vài ngày ít nhất trong 24h

- Khởi đầu liều nhỏ tránh đứng trong 2-3 giờ sau khi uống thuốc, theo dõi huyết áp và tác dụng phụ trong 3 giờ với captopril, trong 6 giờ với các thuốc khác nhất là với những bệnh nhân có HA tâm thu thấp 90-100mmHg. Sau đó tăng liều thuốc dần từng tuần nhưng cần theo dõi chặt chẽđáp ứng của thuốc và tình hình huyết

động trước khi quyết định tăng liều. Trong quá trình dùng nên thăm dò liều hiệu lực. Qua các nghiên cứu thấy liều cao có lẽ tốt hơn liều thấp nhưng liều cao làm tăng bradykinin trong máu gây ho nhiều hơn

- Theo dõi các chất điện giản và chức năng thận sau 1-2 tuần dùng thuốc, sau khi thay đổi liều cho đến khi ổn định, rồi định kỳ cứ 3-6 tháng một lần

- Ngừng các chất ức chế men chuyển đột ngột có thể làm tình trạng lâm sàng xấu

đi nhanh

- Trong quá trình điều trị nên phối hợp với thuốc lợi tiểu thải kali(nhưng chỉ dùng liều thấp) nhất là ở bệnh nhân có dấu hiệu giữ nước sự phối hợp này là có lợi. Chỉ

dùng spironolacton trong trường hợp có giảm kali kéo dài Chú ý:

- Có thể dùng cùng digitalis, các thuốc ức chế thụ thể beta, các chất chẹn thụ thể

AT1, các chất giãn mạch như nitrat

- Không dùng cùng các thuốc có kali, các thuốc lợi tiểu giữ kali tránh nguy cơ tăng kali máu

- Không dùng cùng các thuốc chống viêm không steroid, các thuốc này ức chế

tổng hợp prostaglandin giãn mạch và làm ứ nước và natri

- Phối hợp với thuốc an thần hoặc imipramin có thể làm tăng tác động hạ áp, với các thuốc có lithium vì làm tăng nồng độ thuốc này trong máu

* Tương tác của các thuốc UCMC với aspirin:

Tới này chưa có kết luận cuối cùng về sự tương tác giữa 2 loại thuốc này tuy nhiên trên thực tế lâm sàng nếu cần phải dùng aspirin cùng với các chất UCMC như

trong trường hợp suy tim sau nhồi máu cơ tim để dự phòng cả tái phát nhồi máu cơ tim thì chỉ nên dùng aspirin liều thấp(thường 100mg/ngày) hoặc thay aspirin bằng các thuốc chống kết tập tiểu cầu khác như clopidogrel

CÁC CHẤT CHẸN THỤ THỂ AT1 CỦA ANGIOTENSIN II 1. Cơ chế tác dụng 1. Cơ chế tác dụng

Lý do đểđi tìm các thuốc ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II:

- Trong cơ thểđể hình thành angiotensin II ngoài con đường renin-angiotensin- aldosteron còn có một sốđường khác không cần đến renin và men chuyển: đó là con đường không có renin thông qua t-PA, cathesin G và tonin và con đường không có men chuyển thông qua men ACGE(chymostatin chymase; chymase có trong nhiều cơ quan trong đó có tim và mạch máu. Các chất UCMC không tác

động được con đường này nên hiệu lực của thuốc vẫn còn bị hạn chế tuy không nhiều

- Các chất UCMC đã cản trở việc thoái giáng bradykinin làm cho bradykinin tồn tại kéo dài trong máu, đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng ho, phù mạch trong quá trình dùng thuốc

Cơ chế:

Có nhiều loại thụ thể của angiotensin II đã được phát hiện trong đó các thụ thể

AT1 chịu trách nhiệm phần lớn tác dụng sinh lý của angiotensin II khi liên kết. Các chất chẹn các thụ thể AT1 của angiotensin II liên kết đặc hiệu với các thụ thể (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

AT1 ngăn cản không cho angiotensin II liên kết, vì vậy làm mất hiệu lực của angiotensin II. Các thụ thể AT1 có trong tiểu cầu, các cơ trơn thành mạch, tim, thận, thượng thận, gan và hệ thần kinh. Khác với các chất UCMC các chất chẹn thụ thể AT1 của angiotensin II không làm ứđọng bradykinin nên không gây ho dan dẳng và phù

2. Các thuốc

- Irbesartan: BD Aprovel 75- 150mg - Telmisartan: BD Micardis viên 40-80mg - Valsartan: BD viên 80mg

3. Chỉ định

- Suy tim mạn tính: Các tác giả cho rằng sử dụng các thuốc này khi bệnh nhân khôgn dùng được các chất UCMC vì tác dụng phụ như ho, phù vận mạch

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRỊ SUY TIM TÂM THU (Trang 28 - 30)