HOÁ ĐƠN GTGT Mẫu số 01GKT-3ll

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HOÀ BÌNH (Trang 34 - 40)

01GKT-3ll

Ngày 05 tháng 3 năm 2006

Liên 2 ( giao khách hàng ) Số : 014830 Đơn vị bán : Công ty đường Văn Điển

Địa chỉ: Thường tín - Hà Tây

Tài khoản số: 421.101.000.200 tại Ngân hàng nông nghiệp Hà Tây Mã số thuế: 54002010000

Họ tên người mua: Nguyễn Anh Dũng

Địa chỉ: Công ty cổ phần bia Hoà Bình- Tổ 3- Phường Thái bình- TXHB Tài khoản số: 421.101.000.200 tại ngân hàng nông nghiệp Hoà Bình Hình thức thanh toán: Tiền mặt. Mã số thuế: 540010102020

TT Tên quy cách

sản phẩm

Đơn vị tính

hàng

A B

1 Đường Kg 400 5.900 2.360.000

Cộng 2.360.000

Số tiền bằng chữ: (Hai triệu, ba trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn).

Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị * Sau khi đã kiểm tra tính hợp lý của chứng từ, kế toán căn cứ vào Hoá đơn GTGT để viết phiếu nhập kho.

PHIẾU NHẬP KHO: Số 12/1

Ngày 05 tháng 03 năm 2006

Tên người nhập : Nguyễn Anh Dũng Nhập kho: Hoá đơn số 014830 Nhập kho: Đường.

STT Tên hàng Đơn vị Số lượng Giá đơn vị Thành tiền

1 B Xin nhập Thực nhập

01 Đường Kg 400 400 5.900 2.360.000

Cộng thành tiền (viết bằng chữ): ( Hai triệu, ba trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn)

Người mua Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị

Để nhập kho thì thủ kho phải xem xét cụ thể: nếu số vật tư mua về đúng chủng loại, số lượng... đã ghi trong phiếu nhập kho và đã kiểm nghiệm thì thủ kho tiến hành cho nhập kho và ký xác nhận số lượng thực nhập vào phiếu nhập kho và ghi số liệu vào sổ theo dõi nhập, xuất nguyên vật liệu.

Trước khi nhập kho số nguyên vật liệu mua về phải được kiểm nghiệm. Ban kiểm tra gồm: một đại diện kế toán, một đại diện ghi tài khoản và thủ kho sẽ tiến hành kiểm tra về số lượng và chất lượng của từng loại nguyên vật liệu và lập biên bản kiểm nghiệm đối với nguyên vật liệu không đạt tiêu chuẩn. Số vật liệu này không cho nhập kho và chờ ý kiến cấp trên giải quyết.

Phiếu kiêm kho được chia làm 3 liên: + Một liên lưu

+ Một liên giao cho kế toán theo dõi công nợ để làm cơ sở thanh toán cho người bán.

+ Một liên kế toán kho hàng ( nguyên vật liệu ) giữ.

b.Thủ tục xuất kho:

Toàn bộ nguyên vật liệu xí nghiệp giao cho tổ sản xuất quản lý. Hàng ngày tuỳ thuộc vào nhu cầu sản xuất mà thủ kho tiến hành xuất kho vật liệu theo từng ca, từng lô hàng. Việc xuất kho này có ghi chép trong sổ giao ca. Đến cuối ngày thủ kho tổng hợp lại số xuất và ghi vào sổ theo dõi nguyên vật liệu. Đến cuối tháng thủ kho kết hợp với tổ trưởng sản xuất tiến hành kiểm kê lại số vật liệu còn lại, đối chiếu với sổ theo dõi nhập, xuất nguyên vật liệu để thống nhất về số

liệu. Tiếp đó, căn cứ vào số tồn kho đầu tháng, số nhập kho trong tháng (tổng hợp từ các phiếu nhập kho) số tồn kho cuối tháng và số sử dụng trong tháng, thủ kho sẽ lập báo cáo xuất nhập, tồn vật tư chuyển tới cho kế toán vật liệu để tiến hành hạch toán.

* Kế toán chi tiết nguyên vật liệu:

Tại công ty kế toán chi tiết nguyên vật liệu được tiến hành như sau: - Tại kho:

Thủ kho không sử dụng thẻ kho để ghi chép mà dùng sổ “sổ theo dõi nhập xuất nguyên vật liệu” để phản ánh tình hình nhập - xuất - Tồn kho của từng thứ nguyên vật liệu theo chỉ tiêu số lượng.

Việc ghi chép căn cứ vào các phiếu nhập kho và sổ giao ca (số tổng cộng số lượng vật liệu xuất dùng theo từng thứ, cuối ngày tính ra số tồn kho). Sau khi ghi chép xong được chuyển cho kế toán vật liệu.

- Tại phòng kế toán:

Kế toán vật liệu sử dụng “sổ chi tiết nguyên vật liệu” trong đó ghi chi tiết cho từng thứ vật liệu. Việc ghi sổ được tiến hành khi kế toán vật liệu nhận được “báo cáo xuất, nhập, tồn kho vật tư” và “phiếu nhập kho” của thủ kho gửi lên.

- Kết cấu sổ chi tiết nguyên vật liệu: Cách ghi chép:

+ Cột tồn kho đầu kỳ: lấy ở cột tồn kho cuối kỳ trên sổ chi tiết “nguyên vật liệu” tháng trước chuyển sang.

+ Cột trong kỳ: Số lượng nhập tổng hợp từ các phiếu nhập kho mà kế toán nhận đưược từ thủ kho sau đó đối chiếu với các cột nhập “tổng số” trong báo cáo “Nhập, xuất, tồn số liệu khớp đúng được ghi vào”

Số lượng lấy ở phần “xuất trong kỳ” “tổng số” trong báo cáo “nhập, xuất, tồn nguyên liệu” chuyển sang.

Cột giá trị: được tính theo phương pháp nhập trước - xuất trước. + Cột cuối kỳ: được xác định trên cơ sở

Số lượng tồn cuối kỳ = Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ - Số lượng xuất trong kỳ Giá trị vật liệu tồn cuối kỳ = Giá trị tồn đầu kỳ + Giá trị nhập trong kỳ - Giá trị trong kỳ

Mẫu sổ chi tiết nguyên vật liệu

Sơ đồ kế toán chi tiết nguyên vật liệu Công ty cổ phần bia Hoà Bình

===> Ghi cuối tháng <==> Đối chiếu Phiếu nhập kho Phân loại chứng từ Sổ theo dõi NVL Báo cáo tồn Sổ chi tiết NVL Phân loại

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HOÀ BÌNH (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w