Thí nghiệm 5: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của NAA với hai loại môi trường cơ bản là MS

Một phần của tài liệu Nhân giống lan Dendrobium anosmum và Dendrobium mini, và thử nghiệm ra cây Dendrobium mini trên nhiều loại giá thể khác nhau (Trang 50)

I. Lan Giả hạc (Dendrobium anosmum)

2. Thí nghiệm 5: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của NAA với hai loại môi trường cơ bản là MS

trường cơ bản là MS và MS/2 lên sự tạo rễ từ chồi lan Dendrobium mini

Lan Dendrobium là đối tượng rất dễ ra rễ. Thật vậy, theo dõi mẫu cấy sau 30 ngày nuôi cấy ta thấy hầu hết các mẫu cấy đều xanh tốt và ra rễ trên tất cả các nghiệm thức.

Bảng 2.11 Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy lên sự tạo cây hoàn chỉnh của Lan Dendrobium mini

30 NSKC 45 NSKC 60 NSKC Nghiệm thức Số rễ Dài rễ (cm) Số rễ Dài rễ (cm) Số rễ Dài rễ (cm) NT1 4,50 c 0,23 d 6,25 e 0,43 d 10,75 e 0,75 d NT2 5,50 c 0,48 cd 8,25 de 0,75 cd 15,75 cd 1,23 bc NT3 5,25 c 0,40 cd 7,50 e 0,63 d 12,50 de 0,85 cd NT4 6,00 c 0,25 d 9,25 de 0,73 d 12,25 de 0,78 cd NT5 4,50 c 0,33 cd 10,75 cde 0,55 d 11,50 de 0,70 d NT6 6,50 bc 1,05 a 12,50 cd 1,50 a 15,00 cde 1,70 a NT7 9,25 ab 1,03 ab 18,25 ab 1,40 ab 22,75 a 1,83 a NT8 7,50 abc 0,65 bc 14,50 bc 1,28 abc 18,00 bc 1,63 ab NT9 10,25 a 1,08 a 20,75 a 1,63 a 21,75 ab 1,75 a NT10 5,00 c 0,33 cd 13,00 cd 0,88 bcd 19,25 abc 1,48 ab F ** ** ** ** ** ** CV (%) 32,55 45,13 28,29 38,76 19,97 25,80

Chú thích: Trên cùng một cột, các số trung bình theo sau bởi cùng một chữ thì khác biệt không có ý nghĩa; ** = khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

Xét về chỉ tiêu số rễ, ở nghiệm thức NT9 (môi trường MS/2 + 0,7 mg.l- NAA) cho số rễ cao nhất (10,25 rễ), không khác biệt về mặt thống kê so với nghiệm thức NT7 và NT8, nhưng khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với các nghiệm thức khác. Tương tựở chỉ tiêu dài rễ, nghiệm thức NT9 cũng cho dài rễ tốt nhất (1,08 cm), không khác biệt về mặt thống kê so với nghiệm thức NT7 và NT6, nhưng khác biệt thống kê ở

mức ý nghĩa 1% so với các nghiệm thức khác. Thấp nhất là nghiệm thức NT1 (môi trường MS + 0 mg.l- NAA) cho số rễ thấp nhất (4,50 rễ), khác biệt về mặt thống kê mức ý nghĩa 1% so với nghiệm thức NT7 và NT9, nhưng không khác biệt thống kê so với các nghiệm thức còn lại. Tương tựở chỉ tiêu dài rễ, nghiệm thức NT1 cho dài rễ thấp nhất (0,23 rễ), khác biệt về mặt thống kê mức ý nghĩa 1% so với nghiệm thức NT6, NT7, NT8 và NT9, nhưng không khác biệt thống kê so với các nghiệm thức còn lại.

Như vậy xét về môi trường MS (NT1, NT2, NT3, NT4, NT5) và môi trường MS/2 (NT6, NT7, NT8, NT9, NT10) thì ta nhận ra môi trường MS/2 cho kết quả rất tốt, tốt hơn cả môi trường MS. Điều này chứng tỏ cây lan Dendrobium mini ở giai đoạn ra rễ không cần nhiều dinh dưỡng, mà đôi khi môi trường ít dinh dưỡng một chút lại cho

kết quả tốt hơn. Cũng giống nhưđối với cây nắp ấm, khi môi trường nghèo dinh dưỡng thì cây tạo ra nhiều ấm hơn.

Tương tự sang 45 NSKC, nghiệm thức NT7, NT9 cũng là nghiệm thức cho kết quả ra rễ tốt nhất. Và so sánh giữa hai nhóm môi trường thì nhận thấy nhóm môi trường MS/2 cho kết quả ra rễ tốt hơn nhóm môi trường MS.

Sang 60 NSKC, nhóm môi trường MS/2 cũng lại cho kết quả ra rễ tốt hơn nhóm môi trường MS. Trong nhóm MS/2 thì môi trường cho kết quả ra rễ tốt nhất là nghiệm thức NT7 (MS/2 + 0,2 mg.l- NAA), nhưng không khác biệt về mặt thống kê so với các nghiệm thức trong cùng nhóm (NT8, NT9, NT10). Và nghiệm thức ra rễ thấp nhất là NT1 (MS + 0 mg.l- NAA), nhưng nó không khác biệt thống kê ý nghĩa 1% so với các nghiệm thưc trong cùng nhóm (NT3, NT4, NT5).

Tóm lại, lan Dendrobium mini ở giai đoạn ra rễ không cần nhiều dinh dưỡng nhưng cần phải có bổ sung chất điều hòa sinh trưởng NAA vào môi trường thì sẽ cho kết quả tạo rễ tốt hơn. Điển hình là môi trường ở nghiệm thức NT7 (MS/2 + 0,2 mg.l- NAA) và NT9 (MS/2 + 0,7 mg.l- NAA) cho kết quả ra rễ tốt và lại có tính kinh tế hơn tất các các nghiệm thức khác trong cung thí nghiệm.

3 Thí nghiệm 6: Thử nghiệm ra cây lan Dendrobium mini trên các loại giá thể khác nhau

Sau khi chuyển cây từ chai mô ra khay ươm thì thấy cây mau chóng ổn định và thích nghi. Tỉ lệ cây sống ở giai đoạn ươm này được ghi nhận bằng trung bình 3 lần lặp lại là 70% - điều này cũng chứng tỏ lan Dendrobium mini cho khả năng thích nghi tốt và tương đối dễ trồng đối với loại cây cấy mô. Trong giai đoạn này mặc dù cây không tăng trưởng về chiều cao và kích thước, nhưng cây có sự thay đổi rất rõ: lá từ màu xanh non trở nên xanh đậm hơn, thân cây cứng cáp hơn, rễ từ màu trắng hoặc xanh nhạt chuyển sang màu xanh đậm rất rõ. Đó là nhờ sự quang hợp với ánh sáng tự nhiên và khả năng thích nghi tốt nên sau một tháng cây đủ cứng cáp để bố trí đưa vào chậu trồng.

Sang giai đoạn chuyển cây từ vườn ươm sang trồng thực sự, tức chuyển cây từ

khay ươm sang chậu, giai đoạn đầu cây bị sốc một chút, cây chựng lại chậm phát triển. Cũng giống như trường hợp trồng lan lớn mới tách chiết, cây mới tách mẹ sẽ mất sức. Và thông thường khi sống đơn độc một mình trong một chậu quá lớn so với kích thước, cây sẽ bị yếu và thời gian hồi phục rất lâu. Điều này thường được các nghệ nhân trồng lan gọi là “lạnh”. Trong giai đoạn này do cây bố trí thí nghiệm đã được tuyển chọn kỹ

nên không có tỷ lệ cây chết.

Đến 15 ngày sau khi trồng (NSKT), cây đã bắt đầu thích nghi nhưng không đáng kể. Việc khác biệt trong các chỉ tiêu ở các nghiệm thức theo số liệu thống kê trong bảng 2.12 là do các cây trong bố trí thí nghiệm không đều, dẫn đến có sự khác biệt giữa các nghiệm thức. Do đó số liệu này có giá trị thống kê ý nghĩa, nhưng trong thực tế không ý nghĩa, mà nó làm nền tảng cho các so sánh ở các giai đoạn phát triển tiếp theo của cây.

Bảng 2.12 Ảnh hưởng của giá thể trồng lên sự phát triển của Lan

Dendrobium mini 15 ngày sau khi trồng (NSKT)

Nghiệm thức Giá thể trồng Cao cây (cm) Số lá Dài lá (cm) Số chồi T1 Dớn 1,01 3,38 1,82 c 2,40 a T2 Than 1,02 4,20 2,18 abc 1,00 b T3 Than + Dớn 1,32 4,20 2,64 ab 1,40 b T4 Dừa miếng 1,04 3,10 2,82 a 1,40 b T5 Dừa sợi 1,20 3,10 1,94 bc 1,40 b F ns ns * * CV (%) 36,80 27,39 24,28 32,23

Chú thích: Trên cùng một cột, các số trung bình theo sau bởi cùng một chữ thì khác biệt không có ý nghĩa; * = khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.

Sang 30 NSKT thì cây đã bắt đầu có sự phát triển như cây cao hơn và lá dài hơn, nhưng khác biệt này không đáng kể và không có ý nghĩa thống kê ở các nghiệm thức về

chỉ tiêu cao cây, số lá, dài lá. Riêng về chỉ tiêu số chồi thì sự khác biệt này là do các chồi trên cây đã có sẳn, chưa có thêm chồi mới xuất hiện.

Bảng 2.13 Ảnh hưởng của giá thể trồng lên sự phát triển của Lan

Dendrobium mini 30 NSKT

Nghiệm thức Giá thể

trồng Cao cây (cm) Số lá Dài lá (cm) Số chồi

T1 Dớn 1,08 3,58 1,90 2,40 a T2 Than 1,20 4,60 2,40 1,00 b T3 Than + Dớn 1,52 4,80 2,96 1,40 b T4 Dừa miếng 1,30 3,60 2,92 1,40 b T5 Dừa sợi 1,26 3,10 2,68 1,40 b F ns ns ns * CV (%) 29,46 27,97 25,21 32,23

Chú thích: Trên cùng một cột, các số trung bình theo sau bởi cùng một chữ thì khác biệt không có ý nghĩa; * = khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.

Khi cây được 195 NSKT thì lúc này cây có sự phát triển rất rõ. Thân cây phình to hình trụ, các đốt thân lộ rõ. Chiều cao cây tăng cao và có khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Nghiệm thức T1 (giá thể trồng là Dớn) cho chiều cao cây cao nhất (1,85 cm), không khác biệt ý nghĩa so với nghiệm thức T4 (giá thể trồng là vỏ dừa miếng), khác biệt thống kê có ý nghĩa ở mức 5% so với các nghiệm thức T2 (than), T3 (than + dớn),

T5 (dừa sợi). Điều này cũng khá phù hợp vì đối với giá thể trồng ở nghiệm thức T1 và T4 là hai loại giá thể mềm, giữ ẩm tốt, bản thân giá thể cũng có chất hữu cơ nên rất thích hợp đối với lan giống Dendrobium. Ta nhận thấy điều này rất rõ ở các vườn lan,

đối với lan Dendrobium rất hay được các nghệ nhân trồng lan trồng vào vỏ các trái dừa, chính vỏ các trái dừa cung cấp chất hữu cơ và giữẩm độ rất tốt cho rễ lan. Do đó chúng phát triển rất tốt. Tuy nhiên, giá thể này cũng sẽ gặp một số hạn chế mà chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp ở phần sau.

Và tương phản với điều này thể hiện ở hai nghiệm thức T2, T3 với chất trồng là than. Vì than là chất giữẩm không cao, lại không chứa chất hữu cơ cung cấp cho rễ lan. Do đó cây trồng ở giá thể này cho thấy sự tăng trưởng chậm hơn. Và ở giá thể T5 (dừa sợi) cũng cho kết quả thấp dù đây cũng là giá thể giữ ẩm khá hơn than. Đó là vì bản thân dừa sợi chỉ còn là chất xơ, các cám (mụn) dừa đã bị lấy đi. Do đó giá thể này không còn chứa chất hữu cơ, lại thô ráp nên không thích hợp cho rễ lan Dendrobium mini.

Bảng 2.14 Ảnh hưởng của giá thể trồng lên sự phát triển của Lan Dendrobium mini 195 NSKT (6,5 tháng)

Nghiệm thức Giá thể

trồng Cao cây (cm) Số lá Dài lá (cm) Số chồi

T1 Dớn 1,85 a 3,00 3,75 2,30 T2 Than 1,26 c 2,60 4,40 1,48 T3 Than + Dớn 1,43 c 2,75 4,75 1,55 T4 Dừa miếng 1,78 ab 3,40 4,80 2,00 T5 Dừa sợi 1,47 bc 2,67 7,33 1,73 F * ns ns ns CV (%) 17,26 26,66 40,49 25,37

Chú thích: Trên cùng một cột, các số trung bình theo sau bởi cùng một chữ thì khác biệt không có ý nghĩa; * = khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.

Như vậy xét ở giai đoạn đầu đến khi cây được 7,5 tháng tuổi sau khi chuyển từ

chai mô ra ngoài thì giá thể thích hợp nhất cho cây ở giai đoạn này là dớn và dừa miếng.

Ở 7,5 tháng tuổi, cây lan Dendrobium mini cao trung bình 2 – 3 cm tính trên chồi chính, có khoảng từ 2 đến 6 lá, và trung bình trên mỗi cây ban đầu sẽ cho thêm từ 1 – 4 chồi con.

Giai đoạn này cây lan con có tỉ lệ hao hụt nhưng không cao, chủ yếu là do rễ non của lan con rất hấp dẫn các chú ốc sên, sâu … cắn phá làm cho cây chựng lại chậm phát triển. Nếu việc giữ cho lan khỏi sự tấn công của hai đối tượng trên tốt và tránh ẩm ướt nhiều thì cây lan con sẽ phát triển tốt.

Nếu trồng tiếp thì đến 18 tháng tuổi sau khi trồng thì cây mới đạt được tiêu chuẩn cây giống (như hình 2.4 e). Và khoảng 4 – 5 tháng sau từ khi trồng cây giống thì cây sẽ ra hoa. Điều này không giống với những đặc tính cây mà Công ty Long Đỉnh đã

đưa ra. Có thể vì Công ty quảng cáo để bán sản phẩm nên đưa ra tiêu chuẩn lý tưởng hơn để hấp dẫn người mua, hay do khâu chăm sóc trong thí nghiệm của ta chưa tốt (thực tế ta dùng phân bón rất ít và không sử dụng thuốc kích thích). Do kinh phí đề tài có hạn nên không thể nghiên cứu sâu hơn. Tuy nhiên, bước đầu đã thành công trong qui trình nhân giống và đưa cây ra vườn ươm đạt tỉ lệ sống khá cao.

a b c d e f

Hình 2.4 Qui trình nhân giống lan Dendronium mini

(a: Lan Dendrobium mini tạo cụm chồi, b: Lan Dendrobium mini ra rễ, c và d: Cây con 5 tháng tuổi, e: Cây lan giống, f: Cây ra hoa)

Một số ghi nhân được trong quá trình trồng lan con Dendrobium mini

Cây có hiện tượng nhẩy chồi rất mạnh, từ một chồi ban đầu có thể nhẩy thêm rất nhiều chồi con.

Giá thể trồng với dớn và dừa miếng cho cây phát triển rất tốt. Tuy nhiên với với loại giá thể này khi trồng cần lưu ý: (1) Dễ gây ra úng rễ do dư nước nếu tưới quá nhiều hoặc gặp mùa, (2) Dễ có hiện tượng rong bám bề mặt chậu gây cản trở hô hấp cho bộ rễ

lan và dễ phát sinh bệnh do côn trùng kí sinh. Vì đây là môi trường rất hấp dẫn cho các loại côn trùng và vi sinh vật (nhưở hình 2.5). a b c d e f

Hình 2.5 Một số hiện tượng trong quá trình sinh trưởng của lan Dendronium mini

(a: Cây bị bệnh hạch hạt cải do nấm Sclerotium rolfisii Sacc; b: Côn trùng cắn hại rễ

non của lan; c: Ốc sên cắn phá lá và rễ non; d: Rong rêu tấn công bề mặt giá thể trồng; e,f: Cây nhảy con trên thân cây mẹ già yếu hay còn được gọi là keiki)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua thời gian dài nghiên cứu đã cho ra được hai qui trình vi nhân giống của hai loài lan sau:

1.1. Lan Giả hạc Dendrobium anosmum

- Gieo hạt: Nghiệm thức NT5 (môi trường MS + 1 mg/l BA + 0,2 mg/l NAA) và NT6 (MS + 1 mg/l NAA) là hai môi trường thích hợp nhất cho hạt lan nẩy mầm. Chỉ 3 tháng sau khi gieo thì tất cả các hạt đều nẩy mầm tốt, tỉ lệđạt được là ≥ 85%.

- Nhân chồi: Nghiệm thức A1 (MS + 1 mg.l- BA) và A2 (MS + 2 mg.l- BA) cho kết quả nhân chồi rất tốt đối với lan Giả hạc. Tốt nhất là nghiệm thức A2, ở thời gian 90 NSKC, đạt 3,17chồi, chồi cao 20,6 mm, chồi xanh tốt.

Môi trường khi không có bổ sung BA (nghiệm thức A0) cho kết quả nhân chồi rất thấp. Đồng thời khi sử dụng BA cao cũng cho kết quả không tốt, như nghiệm thức A4 (MS + 10mg/l BA) cho số chồi thấp, xuất hiện chồi dị dạng, cây phát triển yếu.

- Tạo rễ: Nghiệm thức X2 (MS + 1 mg/l NAA) cho hiệu quả tạo rễ tốt nhất. Sau 3,5 tháng tạo được cây hoàn chỉnh, đạt tiêu chuẩn đểđưa ra ngoài vườn.

Như vậy, sau thời gian 9,5 tháng thì từ hạt lan gieo cấy đã cho ra được cây lan con hoàn chỉnh có thểđưa ra ngoài vườn trồng.

Qui trình vi nhân giống lan Dendrobium anosmum

4 tháng Xử lý bằng cồn 70o (1 phút) + clorox 10 % (15 phút)

(tỉ lệ nẩy chồi đạt được là ≥ 85%)

3 tháng MS + 1 mg/l BA + 0,2 mg/l NAA và MS + 1 mg/l NAA

(Chồi phát triển xanh tốt, hệ số nhân là 34 chồi/năm, chồi cao 20,6 mm)

3 tháng MS + 1 mg.l- BA và MS + 2 mg.l- BA ↓ 3,5 tháng MS + 1 mg/l NAA Gieo hạt Trái lan thụ Nhân chồi Tạo rễ thành cây hoàn chỉnh

1.2. Lan Dendrobium mini

- Nhân chồi: Nghiệm thức C2 (MS + 1 mg/l BA) và D2 (MS/2 + 1 mg/l BA) là hai nghiệm thức thích hợp nhất cho việc nhân chồi ở lan Dendrobium mini. Điều này chứng tỏ môi trường có bổ sung 1 mg/l BA sẽ cho kết quả nhân chồi tốt nhất đối với lan

Dendrobium mini. Và nếu xét về tính kinh tế ta nên chọn nghiệm thức D2. Sau 2 tháng

nhân chồi thì đã 3,8 chồi, chồi cao 1,26cm.

- Ra rễ: Lan Dendrobium mini là đối tượng có khả năng tạo rễ rất mạnh, chồi lan ra rễ ngay trên môi trường không bổ sung chất điều hòa sinh trưởng NAA (nghiệm thức NT1 và NT6). Môi trường ở nghiệm thức NT7 (MS/2 + 0,2 mg/l NAA) cho kết quả ra rễ tốt và có tính kinh tế hơn tất cả các nghiệm thức khác trong cùng thí nghiệm. Ở 60 NSKC, chồi lan tạo rễ tốt thành cây hoàn chỉnh đểđưa ra vườn ươm.

- Ra cây mô: Trong giai đoạn đầu nuôi trồng (từ cây mới ra mô đến khi cây được 7,5 tháng tuổi) thì giá thể thích hợp nhất cho cây là dớn và dừa miếng.

Qui trình vi nhân giống lan Dendrobium mini

Cụm chồi Nhân chồi

(hệ số nhân chồi là 46 chồi/năm, chồi cao 12,8 mm)

2 tháng MS/2 + 1 mg/l BA

Tạo rễ

2 tháng MS/2 + 0,2 mg/l NAA

(…)

Thuần dưỡng cây con ngoài vườn ươm

1 tháng - Giá thể là dớn, hạn chế nước tưới - Che lưới 2 lớp

6,5 tháng - Giá thể thích hợp là dớn và dừa miếng

Cây trồng ngoài vườn

2. Kiến nghị

Nghiên cứu tiếp sự ảnh hưởng của nồng độ cao các chất điều hòa sinh trưởng

ảnh hưởng đến mẫu cấy và chất lượng cây đưa ra ngoài trồng. Vì hiện có nhiều cơ sở

Một phần của tài liệu Nhân giống lan Dendrobium anosmum và Dendrobium mini, và thử nghiệm ra cây Dendrobium mini trên nhiều loại giá thể khác nhau (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)