IV. PHƯƠNG PHÁP TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát một số môi trường gieo hạt thích hợp cho hạt lan Dendrobium
cho hạt lan Dendrobium anosmum
Vật liệu: Trái lan Dendrobium anosmum được thụ phấn từ cây lan giống tại Vườn lan Khoa Nông nghiệp & TNTN Trường Đại Học An Giang.
b c
Qui trình khử trùng và gieo hạt: Trái lan được thụ phấn khoảng 3 - 5 tháng chín sẽ được cắt đem lên phòng Nuôi cấy mô khử trùng bằng xà phòng 5 phút → rữa dưới vòi nước chảy 15 phút → ngâm cồn 70o trong 1 phút (trong tủ cấy vô trùng) →
rữa 3 lần với nước cất 2 lần (trong tủ cấy) → sau đó ngâm trong clorox 15 phút (trong tủ
cấy) → rữa 5 lần với nước cất 2 lần (trong tủ cấy) → Gắp trái ra và xẻ lấy hạt cấy vào môi trường đã được chuẩn bị sẵn (Qui trình khử trái và gieo hạt theo như hình 1.7).
f e
d c
b a
Hình 1.7 Qui trình khử trái và gieo hạt lan Dendrobium anosmum
(2.2a: ngâm trái lan trong dung dịch clorox; 2.2b,c,d,e: gắp trái ra và xẻ lấy hạt cấy vào môi trường đã được chuẩn bị sẵn; 2.2f: Hạt lan sau khi gieo được một tháng)
Môi trường cấy hạt: Môi trường MS (Murashige & Skoog, 1962) (xem phụ
chương) với các kích thích tố BA và NAA với các nồng độ và tỷ lệ khác nhau.
Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 nghiệm thức, 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là một keo.
Bảng 1.2 Ký hiệu các nghiệm thức theo môi trường cấy hạt lan
Nồng độ NAA (mg.l-) Nồng độ BA (mg.l-) 0,0 0,2 1,0 0,0 NT1 NT4 NT6 1,0 NT2 NT5 2,0 NT3
Chỉ tiêu theo dõi: Quan sát và ghi nhận ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng lên sự nẩy mầm của hạt lan thông qua các chỉ tiêu: ngày xuất hiện màu xanh; ngày hạt nẩy chồi; tỷ lệ nẩy chồi.
Thời gian lấy chỉ tiêu: 30, 45, 60, 75, 90 ngày sau khi cấy.