Thí nghiệm 4: Nghiên cứu môi trường nuôi cấy mô thích hợp cho việc nhân chồi của Lan

Một phần của tài liệu Nhân giống lan Dendrobium anosmum và Dendrobium mini, và thử nghiệm ra cây Dendrobium mini trên nhiều loại giá thể khác nhau (Trang 47)

I. Lan Giả hạc (Dendrobium anosmum)

1. Thí nghiệm 4: Nghiên cứu môi trường nuôi cấy mô thích hợp cho việc nhân chồi của Lan

nhân chồi của Lan Dendrobium mini

Môi trường cơ bản MS (Murashige & Skoog, 1962) được xem là môi trường cân bằng và giàu dinh dưỡng nhất, do đó được sử dụng phổ biến nhất (Dương Công Kiên, 2003). Thật vậy qua các thí nghiệm ta thấy các chồi lan sinh trưởng rất tốt trên môi trường này. Tuy nhiên, để tính hiệu quả kinh tế thì người ta thử sử dụng môi trường MS/2, nếu cho kết quả vẫn tốt như môi trường MS thì ta chọn MS/2 sẽ cho hiệu quả

kinh tế hơn.

Sau khi cấy các chồi vào môi trường, thời gian đầu cây mới thích nghi với môi trường mới nên chưa có biểu hiện khác biệt nhiều. Sang thời điểm 30 ngày sau khi cấy thì cây có những biểu hiện tích cực hơn nhưđâm chồi mới ở hầu hết các nghiệm thức (trừ nghiệm thức đối chứng không có kích thích tố BA), các nghiệm thức có sử dụng kích thích tố BA thì cây đâm nhiều chồi, lá xanh mướt. Và giữa các nghiệm thức đã có sự khác rõ rệt. Kết quảđược ghi nhận và trình bày ở bảng 2.8.

Bảng 2.8 Ảnh hưởng của BA lên sự nhân chồi Lan Dendrobium mini 30 NSKC

Nghiệm thức S(chố chồi) ồi Chichồềi (cm) u cao Số lá (lá) Đặc điểm chồi C0 (Đối chứng) 1,00 e 0,00 c 0,00 e Chồi không phát triển

C1 1,50 cde 0,30 b 6,00 abcd Chồi phát triển chậm

C2 1,90 abcd 0,48 ab 8,40 a Chồi xanh C3 2,10 ab 0,56 ab 7,40 ab Chồi xanh C4 2,00 abc 0,60 a 7,20 abc Chồi xanh, nhỏ

D0 1,40 de 0,30 b 4,00 d Chồi xanh tốt

D1 1,90 abcd 0,52 ab 5,20 bcd Chồi xanh tốt

D2 2,30 a 0,68 a 7,40 ab Chồi xanh tốt, to khoẻ D3 2,00 abc 0,58 ab 5,60 abcd Chồi xanh tốt

D4 1,70 bcd 0,52 ab 4,20 cd Chồi xanh, nhỏ

CV (%) 24,97% 12,71% 24,47%

Mức ý nghĩa (F) ** ** **

Chú thích: Trên cùng một cột, các số trung bình theo sau bởi cùng một chữ thì khác biệt không có ý nghĩa; ** = khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

Sau 30 ngày cấy về chỉ tiêu số chồi, nghiệm thức D2 cho số chồi cao nhất (2,3 chồi), không khác biệt về mặt thống kê so với nghiệm thức D1 và D3 trong nhóm môi trường MS/2 và nghiệm thức C2, C3 và C4 trong nhóm môi trường MS. Nhưng có khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với nghiệm thức C0, C1 và D0, D4.

Về chỉ tiêu cao chồi, đối với môi trường cơ bản MS, nghiệm thức D2 cho cao chồi tốt nhất (0,68 cm), không khác biệt về mặt thống kê so với ngiệm thức D1, D3 và D4 trong nhóm môi trường MS/2 và nghiệm thức C2, C3 và C4 trong nhóm môi trường MS. Nhưng có khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với nghiệm thức C0, C1 và D0.

Đối với chỉ tiêu lá thì nghiệm thức C2 là cao nhất, nhưng không khác biệt về

mặt thống kê so với nghiệm thức D2. Đây là chỉ tiêu phụ không quyết định về hiệu quả

nhân chồi của mẫu cấy. Do đó nghiệm thức D2 là nghiệm thức có hiệu quả cao nhất trong việc nhân chồi loài lan này. Ngoài ra, xét vềđánh giá cảm quan về hình thái phát triển của mẫu thì các chồi lan trong nghiệm thức này cũng có nhiều tính trội hơn (như

mẫu có nhiều chồi, thân cây to khỏe, lá xanh mượt). Đồng thời xét về tính hiệu quả thì nghiệm thức D2 cũng hiệu quả hơn vì chỉ cần lượng ½ các khoáng đa vi lượng so với môi trường MS (nhóm C). Điều này phù hợp với nhận định của Bùi Bá Bổng (1995), “một số cây trồng thích ứng tốt hơn trong môi trường MS có nồng độ chất khoáng giảm 1/2 – 1/4”.

Bảng 2.9 Ảnh hưởng của BA lên quá trình nhân nhanh chồi của Lan

Dendrobium mini 45 ngày sau khi cấy

Nghiệm thức S(chố chồi) ồi Chichồềi (cm) u cao S(lá) ố lá Đặc điểm chồi

C0 (Đối chứng) 1,00 c 0,00 d 0,0 d Tạo cụm chồi, tạo rễ trắng C1 2,5 ab 0,64 c 10,6 abc Chồi xanh nhạt

C2 2,8 a 0,82 bc 11,2 ab Chồi xanh, tốt C3 2,5 ab 0,92 abc 10,0 abc Chồi xanh nhạt C4 2,3 ab 0,98 ab 10,4 ab Chồi xanh nhạt, nhỏ

D0 1,9 b 1,02 ab 8,0 c Chồi xanh mượt, có rễ

D1 2,3 ab 1,22 a 9,6 abc Chồi xanh mượt D2 2,7 a 1,08 ab 12,2 a Chồi xanh tốt, to khoẻ

D3 2,4 ab 0,84 bc 9,4 bc Chồi xanh nhạt

D4 2,2 ab 0,98 ab 9,8 abc Chồi xanh

CV (%) 25,61% 9,27% 11,34%

Mức ý nghĩa (F) ** ** **

Chú thích: Trên cùng một cột, các số trung bình theo sau bởi cùng một chữ thì khác biệt không có ý nghĩa; ** = khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

Sang 45 ngày sau khi cấy về chỉ tiêu số chồi, nghiệm thức D2 vẫn là nghiệm thức cho số chồi cao nhất (2,7 chồi), cao nhất là nghiệm thức C2 (2,8 chồi). Tuy nhiên, hai nghiệm thức này không khác biệt về mặt thống kê so với các nghiệm thức D1, D3, D4 trong nhóm môi trường MS/2 và nghiệm thức C1, C3 và C4 trong nhóm môi trường MS. Nhưng có khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với hai nghiệm thức C0 và D0 là hai nghiệm thức không có sử dụng kích thích tố BA.

Về chỉ tiêu cao chồi, nghiệm thức D2 cho cao chồi rất tốt (1,08 cm). Tuy nhiên, không khác biệt về mặt thống kê trong chỉ tiêu cao chồi so với nghiệm thức D0, D1 và D4 trong nhóm môi trường MS/2 và nghiệm thức C3 và C4 trong nhóm môi trường MS. Nhưng có khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với nghiệm thức C0, C1. Và trong chỉ tiêu số lá, nghiệm thức D2 có số lá rất cao (12,2 lá), không khác biệt so với C2, nhưng khác biệt thống kê so với nghiệm thức C0 và D0.

Như vậy, ở thời gian 45 NSKC cho kết quả tượng tựở thời gian 30 NSKC, môi trường D2 (MS/2 + 1 mg.l- BA) vẫn là môi trường cho kết quả nhân chồi tốt nhất. Điều này cũng được chứng tỏ rất rõ trong quá trình quan sát mẫu cấy thì thấy nghiệm thức D2 tạo các cụm chồi rất tốt (chồi xanh tốt, to khỏe) hơn so với các nghiệm thức khác.

Và ở thời gian 60 NSKC cho kết quả tương tự. Trong kết quả số liệu ở bảng 2.10 ta thấy với cả ba chỉ tiêu định lượng (số chồi, chiều cao chồi, số lá) và một chỉ tiêu định tính (quan sát mẫu) thì hai nghiệm thức C2 và D2, D3, D4 cho kết quả nhân chồi tốt, trội hơn so với các nghiệm thức khác.

Bảng 2.10 Ảnh hưởng của BA lên quá trình nhân nhanh chồi của Lan Dendrobium

mini 60 ngày sau khi cấy

Nghiệm thức S(chố chồi) ồi Chichồềi (cm) u cao Số lá (lá) Đặc điểm chồi C0 (Đối chứng) 1,5 f 0,52 c 6,8 e Tạo cụm chồi, nhiều rễ

C1 3,1 cd 0,92 b 13,4 c Chồi xanh hơi nhạt

C2 3,9 a 1,28 a 16,4 ab Chồi xanh, tốt

C3 3,2 bcd 1,14 ab 14,4 bc Chồi xanh C4 2,8 de 1,20 ab 13,0 cd Chồi xanh, nhỏ.

D0 2,3 e 1,24 a 10,6 d Xanh mượt, có nhiều rễ. D1 2,9 cde 1,32 a 12,8 cd Chồi xanh tốt

D2 3,8 ab 1,26 a 17,4 a Chồi xanh, tốt

D3 3,5 abc 1,04 ab 15,2 abc Xanh, cụm chồi phát triển

D4 3,3 abcd 1,12 ab 14,2 bc Chồi xanh

CV (%) 17,39% 7,30% 8,18%

Mức ý nghĩa (F) ** ** **

Chú thích: Trên cùng một cột, các số trung bình theo sau bởi cùng một chữ thì khác biệt không có ý nghĩa; ** = khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

Tóm lại, nghiệm thức C2 (MS + 1 mg.l- BA) và D2 (MS/2 + 1 mg.l- BA) là hai nghiệm thức thích hợp nhất cho việc nhân chồi ở lan Dendrobium mini. Điều này chứng tỏ môi trường có bổ sung 1 mg.l- BA sẽ cho kết quả nhân chồi tốt nhất đối với lan

Một phần của tài liệu Nhân giống lan Dendrobium anosmum và Dendrobium mini, và thử nghiệm ra cây Dendrobium mini trên nhiều loại giá thể khác nhau (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)