Thí nghiệm 6: Thử nghiệm ra cây lan Dendrobium mini trên các loại giá thể khác

Một phần của tài liệu Nhân giống lan Dendrobium anosmum và Dendrobium mini, và thử nghiệm ra cây Dendrobium mini trên nhiều loại giá thể khác nhau (Trang 36)

IV. PHƯƠNG PHÁP TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3. Phương pháp nghiên cứu

3.2.3 Thí nghiệm 6: Thử nghiệm ra cây lan Dendrobium mini trên các loại giá thể khác

các loại giá thể khác nhau

Vật liệu: Các chồi lan sau khi được cấy vào môi trường tạo rễ khoảng 2 - 3 tháng thành cây hoàn chỉnh (đủ chiều cao, lá, rễ, sức lớn) sẽđem ra ngoài trồng.

Cây lan con có chiều cao từ cổ rễ đến đỉnh thân là 1cm (nếu tính từ cổ rễ đến chóp lá là 3 – 4 cm); cây có từ 4 – 5 lá.

Thông thường thì ta không ra cây ngay mà các keo có cây con được chọn sẽđưa ra ngoài phòng nuôi mẫu một thời gian 1 – 2 tuần. Sau đó dùng kẹp gắp lôi cây con ra, rữa sạch môi trường agar, đặt cây con lên rổ cho ráo nước, đem ra vườn ươm để ươm khoảng 3 - 4 tuần (đây là giai đoạn trung gian trước khi bố trí cây con trồng vào chậu thí nghiệm). Giai đoạn này chú ý che nước tốt cho cây con, tránh để cây con bị úng nước sẽ

dẫn đến thối rễ và thối thân. Sau đó bố trí cây lan con vào chậu đất nung, mỗi chậu một cây.

Bảng 1.6 Các giá thể chọn làm thí nghiệm trồng lan

Nghiệm thức Giá thể trồng lan Cách chuẩn bị giá thể trồng T1 Dớn Thanh trùng ở nhiệt độ sôi

T2 (Đối chứng) Than Chặt nhỏ→ ngâm nước T3 Than + Dớn (1 : 1)

T4 Vỏ dừa miếng Chặt nhỏ→ ngâm nước vôi → thanh trùng ở nhiệt độ sôi

T5 Vỏ dừa xé sợi Ngâm nước

Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí với 6 nghiệm thức là 6 loại giá thể

trồng, với 5 lần lặp lại là 5 chậu, mỗi chậu trồng một cây.

Chăm sóc lan:

Tưới nước: mỗi ngày tưới 2 lần.

Ánh sáng: thời gian đầu giữ cây trong bóng râm, che mưa cho cây. Sau một tháng chuyển cây ra sáng (ánh sáng 75 – 85%).

Bón phân: sử dụng phân bón lá Đầu Trâu chuyên cho hoa lan (Đầu Trâu 501) tưới mỗi tuần/lần; phân vi sinh (phân cá) tưới 1 tháng/lần; B1 tuần/lần.

Chỉ tiêu theo dõi:

- Số lá trên cây: đếm số lá trên chồi chính

- Chiều dài lá (cm): dùng thước đo từđầu đến chót lá - Số chồi: đếm số chồi mới hình thành

Thời gian lấy chỉ tiêu: 15, 30, 45, 60, 90, 195 ngày sau khi trồng.

Xử lý số liệu: Các số liệu được thống kê và xử lý theo chương trình Excel và MSTATC.

a b c

d e f

g h i

Hình 1.8 Chuẩn bị vật liệu trồng và bố trí thí nghiệm

(a: giá thể than; b: giá thể dừa; c: Cây con được gắp ra khỏi chai mô; d: Cây con đủ tiêu chuẩn trồng; e: Cây con dạng bụi; f: Cây con được thuần dưỡng trong khay 1 tháng; g,

CHƯƠNG II

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ I. Lan Giả hạc (Dendrobium anosmum)

1. Thí nghiệm 1: Khảo sát một số môi trường gieo hạt thích hợp cho hạt lan

Dendrobium anosmum

Hạt lan được xem là nguồn vật liệu nhân giống rất có ý nghĩa. Bởi vì, hạt là nơi sạch tương đối trên 95%. Vì hạt là phôi, là nơi mà các tác nhân gây bệnh hại khó có thể

tấn công tới, ngay cả các bệnh hại do vi khuẩn hay virus. Do đó, khi nhân giống từ hạt sẽ tạo ra nguồn cây giống tương đối sạch bệnh.

Tuy nhiên, việc nhân giống bằng hạt cũng có mặt hạn chế. Đó là cây con tạo ra không được xác định chắc chắn về kiểu hình (đối với hạt lai). Nhưng việc nghiên cứu môi trường gieo hạt góp phần rất lớn cho các nghiên cứu khác về gieo hạt lai tạo, nhằm

đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay là tạo ra các giống, loài hoa lan mới có những đặc tính mà người ta mong muốn.

Trái lan sau khi được khử trùng, xẻ lấy hạt cấy vào môi trường cơ bản MS có bổ

sung BA và NAA với các nồng độ khác nhau. Hạt lan mới gieo sẽ rất mịn và có màu trắng. Sau 30 ngày gieo cấy thì hạt bắt đầu chuyển hóa và có màu xanh (hình 2.3 b), và 75 ngày sau khi gieo (NSKG) thì tất cả các hạt lan đều nẩy chồi thành cây con (hình 2.3c). Ta có kết quả trình bày theo bảng 2.1.

Bảng 2.1 Kết quả gieo hạt lan Dendrobium anosmum

Nghiệm thức NAA (mg.l-) BA (mg.l-) Ngày bắt đầu xuất hiện màu xanh (NSKG) Hạt có màu xanh 60 NSKG Hạt nẩy chồi 75 NSKG Hạt nẩy chồi 90 NSKG NT1 0 0 30 ++ + +++ NT2 0 1 30 ++ + ++ NT3 0 2 30 +++ ++ +++ NT4 0,2 0 30 +++ ++ +++ NT5 0,2 1 30 ++++ ++ ++++ NT6 1 0 30 ++++ ++ ++++ Ghi chú: + : Hạt có màu xanh, hạt nẩy chồi < 50 % ++ : Hạt có màu xanh, hạt nẩy chồi 50 % - 69% +++ : Hạt có màu xanh, hạt nẩy chồi 70 % - 84% ++++ : Hạt có màu xanh, hạt nẩy chồi ≥ 85 %

Ta thấy rằng đối với nghiệm thức NT5 (môi trường MS + 1 mg.l- BA + 0,2 mg.l- NAA) và NT6 (MS + 1 mg.l- NAA) thì sau 60 NSKG đều cho tỷ lệ hạt có màu xanh là cao nhất, và cũng cho tỷ lệ hạt nẩy chồi cao nhất ở 90 NSKG là ≥ 85 %. Bên cạnh đó nghiệm thức NT2 (MS + 1 mg.l- BA) cho tỷ lệ hạt có màu xanh ở 60 NSKG thấp nhất, và tỷ lệ hạt nẩy chồi cũng thấp hơn các nghiệm thức khác. Điều này chứng tỏ môi trường MS có BA và NAA kết hợp với tỷ lệ thích hợp (5 : 1) sẽ cho hạt nẩy chồi tốt hơn. Và với môi trường MS có NAA cao ở mức 1 mg.l- cũng cho kết quả tương tự.

Mặt khác, đối với nghiệm thức NT1 thì ban đầu kết quả cho hạt lan nẩy chồi không tốt (thấp nhất), nhưng sau đó đến thời gian 90 NSKC thì lại cho kết quả thay đổi. Tỷ lệ nẩy chổi ở 90 NSKC của hạt là ở khoảng 70 - 84%. Điều này do trong một số keo trong nghiệm thức NT1 đột nhiên tăng trưởng vượt lên làm cho số liệu chênh lệch so với ban đầu. Có lẽ do hạt trong keo này bản thân có khả năng thích ứng cao, sinh trưởng mạnh hơn, và qua thời gian lâu dài (3 tháng trong keo cấy) đã thích nghi tốt và thể hiện

đặc tính rõ hơn. Tuy nhiên, do giới hạn của đề tài nên không có điều kiện nghiên cứu sâu vào hiện tượng này.

Tóm lại, nghiệm thức NT5 (môi trường MS + 1 mg.l- BA + 0,2 mg.l- NAA) và NT6 (MS + 1 mg.l- NAA) là hai môi trường thích hợp nhất cho hạt lan nẩy mầm.

2. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng BA (6 – Benzyl – aminopurine) lên sự nhân nhanh chồi lan Dendrobium anosmum Benzyl – aminopurine) lên sự nhân nhanh chồi lan Dendrobium anosmum

Với các mẫu chồi của hạt lan Giả hạc nẩy mầm, các chồi có chiều dài ban đầu trung bình khoảng 1,0 cm cấy vào môi trường MS bổ sung BA có nồng độ biến thiên từ

0 – 10 mg.l-. Ở thời điểm 10 ngày sau khi cấy (NSKC), chồi mới đã bắt đầu xuất hiện ở

các nghiệm thức, tuy nhiên sự khác biệt là không đáng kể. Do mẫu mới cấy nên mới bắt

đầu cảm ứng được với môi trường mới, việc xuất hiện chồi mới có khả năng là do cây có chứa hàm lượng cytokinin nội sinh cao, nên tự có khả năng nẩy chồi.

Vào thời điểm 70, 80, 90 NSKC, chồi mới đã xuất hiện đầy đủ ở các nghiệm thức, với sự khác biệt về số chồi, hình dạng chồi và số lá.

Bảng 2.2 Ảnh hưởng của nồng độ BA đến sự nhân chồi của lan Giả hạc (Dendrobium anosmum) vào thời điểm 70 NSKC

Nghiệm thức BA (mg.l-) Số chồi Số lá Chiều cao chồi (mm) A0 0 1,33 b 2,00 c 10,21 A1 1 2,08 ab 4,17 a 14,67 A2 2 2,83 a 3,6 ab 14,67 A3 5 1,67 b 2,67 bc 17,00 A4 10 1,17 b 2,00 c 10,00 F * * ns CV (%) 27,4 37,57 21,8

Ghi chú: Các nghiệm thức trong cùng một cột theo sau cùng chữ giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5%; *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.

Kết quả thống kê tất cả các nghiệm thức ở 70 NSKC cho thấy đã có sự khác biệt. Về chỉ tiêu số chồi, nghiệm thức A2 có số chồi cao nhất là 2,83 chồi, khác biệt so với các nghiệm thức còn lại ở mức ý nghĩa 5%, nhưng không khác biệt ý nghĩa so với nghiệm thức A1. Nghiệm thức A4 là nghiệm thức cho số chồi trung bình thấp nhất 1,17 chồi, khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% so với các nghiệm thức khác. Đồng thời, nghiệm thức A1 lại là nghiệm thức cho số lá trung bình cao nhất 4,17 lá, không khác biệt thống kê so với nghiệm thức A2 (3,6 lá), khác biệt so với các nghiệm thức còn lại. Và nghiệm thức A4 cũng là nghiệm thức có số lá trung bình thấp nhất 2,00 lá, bằng với nghiệm thức A0, và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức A1, A2.

Về chiều cao trung bình, mặc dù ta thấy nghiệm thức A3 có chiều cao chồi là cao nhất 17,00 mm, trung bình là nghiệm thức A2 và A1 (14,67 mm), trong khi nghiệm thức A4 và A0 có chiều cao chồi rất thấp, thấp nhất là nghiệm thức A4 (10,00 mm). Tuy nhiên, giữa các nghiệm thức lại không có sự khác biệt về mặt thống kê.

Bảng 2.3 Ảnh hưởng của nồng độ BA đến sự nhân chồi của lan Giả hạc (Dendrobium anosmum) vào thời điểm 80 NSKC

Nghiệm thức BA (mg.l-) Số chồi Số lá Chiều cao chồi (mm) A0 0 1,33 b 2,17 c 12,75 A1 1 2,08 ab 4,00 a 19,40 A2 2 2,88 a 3,57 ab 17,60 A3 5 1,67 b 2,80 b 14,10 A4 10 1,17 b 2,67 bc 13,50 F * * ns CV (%) 27,86 16,74 21,17

Ghi chú: Các nghiệm thức trong cùng một cột theo sau cùng chữ giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5%; *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.

Kết quả ở bảng 80 NSKC cho thấy có kết quả cũng giống như ở 70 NSKC. Nghiệm thức A1 và A2 là nghiệm thức cho hiệu quả nhân chồi tốt nhất.

Bảng 2.4 Ảnh hưởng của nồng độ BA đến sự nhân chồi của lan Giả hạc (Dendrobium anosmum) vào thời điểm 90 NSKC

Nghiệm thức BA (mg.l-) Số chồi Số lá Chiều cao chồi (mm) A0 0 1,42 c 2,67 b 15,25 A1 1 2,58 ab 4,35 a 22,00 A2 2 3,17 a 4,42 a 20,60 A3 5 2,00 bc 3,17 ab 16,90 A4 10 1,50 c 2,22 b 15,03 F * ** ns CV (%) 23,93 16,36 18,94

Ghi chú: Các nghiệm thức trong cùng một cột theo sau cùng chữ giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5% và 1%; *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%; **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

Thông qua bảng 2.4 ta thấy kết quả ở 90 NSKC, giữa các nghiệm thức có sự

khác biệt thống kê. Ở thời điểm này, môi trường A2 vẫn là môi trường có số chồi xuất hiện nhiều nhất 3,17chồi, khác biệt thống kê ở mức 5% so với các nghiệm thức khác, nhưng không khác biệt thống kê so với nghiệm thức A1. Trong khi đó môi trường A0 vẫn là môi trường có số chồi thấp nhất (1,42 chồi), không khác biệt thống kê với nghiệm thức A4 và A3, nhưng khác biệt thống kê so với các nghiệm thức khác.

Về số lá, nghiệm thức A2 cũng là nghiệm thức cho số lá nhiều nhất (4,42 lá), không khác biệt thống kê so với nghiệm thức A1 và A3, khác biệt so với các nghiệm thức khác ở mức ý nghĩa 1%. Nghiệm thức cho số lá ít nhất cũng là nghiệm thức A4 (2,22 lá), không khác biệt thống kê so với A0 và A3, khác biệt so với các nghiệm thức khác ở mức ý nghĩa 1%.

Về chiều cao chồi, nghiệm thức A1 vẫn là nghiệm thức giá trị cao nhất (22,00 mm), thấp nhất là nghiệm thức A4 (15,03 mm). Tuy nhiên vẫn không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức về mặt thống kê.

Như vậy, ta thấy rằng đối với môi trường MS có BA ở nồng độ 1 mg.l- và 2

mg.l- là cho khả năng nhân chồi tốt nhất. Tốt hơn khi không có sử dụng BA (A0, BA = 0 mg.l-). Và ngược lại khi BA ở nồng độ quá cao cũng không cho kết quả tốt, điển hình là ở nghiệm thức A3, A4 với BA tương ứng là 5 mg.l- và 10 mg.l-. Điều này phù hợp với thí nghiệm của Debergh (2006), khi nồng độ BA cao (10 mg.l-) sẽ cho chồi dị dạng.

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 A0 A1 A2 A3 A4 Nghiệm thức S ố ch ồ i 70 ngày 80 ngày 90 ngày

Một phần của tài liệu Nhân giống lan Dendrobium anosmum và Dendrobium mini, và thử nghiệm ra cây Dendrobium mini trên nhiều loại giá thể khác nhau (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)