Tài liệu chuyên môn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng bảng thời hạn bảo quản tài liệu của cơ quan Bộ Lao động - Thương binh xã hội (Trang 34)

VIII. Đóng góp của đề tài:

1.2.3.Tài liệu chuyên môn

Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ LĐTBXH quản lý nhà nước ở hai lĩnh vực chính là lĩnh vực lao động và lĩnh vực người có công và xã hội. Trong hai lĩnh vực lớn trên lại bao gồm những lĩnh vực nhỏ hơn. Mỗi lĩnh vực đều có tính đặc thù riêng cũng như tầm quan trọng đặc biệt.

Về lĩnh vực lao động: Bộ LĐTBXH quản lý bao gồm việc làm, dạy nghề, lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động. Những lĩnh vực này đều liên quan đến mọi người, mọi đối tượng lao động, các chế độ chính sách đối với người lao động đang làm việc, người lao động đã nghỉ hưu hoặc nghỉ theo chế độ, công tác đảm bảo an toàn cho người lao động.

Về lĩnh vực người có công và xã hội: Đây là lĩnh vực mang tính xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và ổn định đất nước. Đối với lĩnh vực này, Bộ LĐTBXH quản lý bao gồm người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng chống tệ nạn xã hội. Mỗi lĩnh vực trên có tính đặc thù riêng và được xã hội ngày càng quan tâm.

Nội dung của nhóm tài liệu chuyên môn hình thành trong hoạt động của Bộ LĐTBXH như sau:

1.2.3.1. Lĩnh vực quản lý lao động a. Lĩnh vực quản lý việc làm

Đây là vấn đề cơ bản của mỗi quốc gia. Văn kiện Đại hội X của Đảng nêu rõ: “Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân”. Khi xã hội càng phát triển, dân số nước ta ngày càng tăng, số người đến độ tuổi lao động hàng năm cần được đào tạo, có công ăn việc làm rất lớn thì các vấn đề liên quan đến việc làm luôn là vấn đề phức tạp cần tập trung giải quyết.

Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực việc làm, Bộ LĐTBXH hình thành các loại hồ sơ, tài liệu như sau:

28

Các nhóm hồ sơ, tài liệu quan trọng nhất gồm có hồ sơ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về việc làm trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền; Kế hoạch và báo cáo kết quả thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về việc làm. Những hồ sơ trên là tài liệu quan trọng trong phông Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng như phông Cục Việc làm. Bởi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Bên cạnh các hồ sơ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, thì các hồ sơ ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, điều hành theo thẩm quyền của Bộ LĐTBXH về việc làm chính là phương tiện giúp cho cơ quan Bộ quản lý, điều hành các hoạt động trong lĩnh vực này.

Phản ánh quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Bộ LĐTBXH trong lĩnh vực việc làm qua các thời kỳ gồm có những tài liệu như Kế hoạch và báo cáo thực hiện công tác việc làm nhiều năm, hàng năm; Hồ sơ hội nghị về lĩnh vực việc làm do cơ quan tổ chức; hồ sơ xây dựng, triển khai thực hiện chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia, đề án, dự án về việc làm; Hồ sơ tổ chức hội thảo, tọa đàm về lĩnh vực việc làm do cơ quan tổ chức. Thông qua các hồ sơ, tài liệu trên còn giúp cho chúng ta có thể thấy được các đường lối, chủ trương của Đảng cũng như chính sách của Nhà nước về việc làm qua các thời kỳ lịch sử khác nhau. Những thành tựu đã đạt được, những hạn chế, khó khăn cũng như yêu cầu đặt ra trong lĩnh vực việc làm cần phải giải quyết ở mỗi giai đoạn khác nhau.

Ngoài những hồ sơ, tài liệu trên cũng phải nhắc đến các loại tài liệu về việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp trong lĩnh vực việc làm do Bộ LĐTBXH thực hiện như hồ sơ xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin thị trường lao động; hồ sơ xây dựng phương án điều tra lao động - việc làm

29

nhằm thu thập, thống kê số liệu cũng như thông tin cần thiết tạo cơ sở để Bộ ban hành ra những văn bản có tính khả thi cao, phù hợp với thực tiễn.

Bên cạnh đó, trong hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực việc làm Bộ LĐTBXH còn hình thành một số hồ sơ khác như hồ sơ xóa nợ cho các đối tượng vay vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm trong trường hợp bị rủi ro, bất khả kháng - thể hiện chính sách hỗ trợ của nhà nước nhằm khuyến khích các cá nhân, tập thể phát huy khả năng, tạo ra công ăn việc làm cho bản thân cũng như cho cộng đồng.; Sổ ghi chép cơ sở dữ liệu về thị trường lao động tại các tỉnh, thành- đây là nguồn thông tin cơ bản giúp cho các cán bộ, công chức nghiên cứu và đề xuất, nghiên cứu các giải pháp tạo công ăn việc làm, hạn chế những tác động tiêu cực đến người lao động. Một số tài liệu có tính chất tham khảo, tạm thời gồm có báo cáo nhanh về lao động, việc làm ngày, tuần, tháng và công văn trao đổi về công tác việc làm.

b. Lĩnh vực quản lý người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Trong tiến trình hội nhập, thị trường lao động nước ngoài cũng được mở rộng, lao động Việt Nam có cơ hội tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật sản xuất tiên tiến, tiếp cận những tri thức công nghệ mới. Hiện nay, xuất khẩu lao động đã tạo công ăn việc làm cho một bộ phận người lao động và nhất là những người đến độ tuổi lao động. Xuất khẩu lao động cũng góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách nhà nước và phát triển kinh tế cho gia đình.

Với chức năng được Chính phủ giao phó, Bộ LĐTBXH đã tích cực triển khai thực hiện công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đầu tiên là việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này được thể hiện rõ nét trong các tài liệu như hồ sơ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hồ sơ triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật

30

về người lao động đi làm việc ở nước ngoài; hồ sơ ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo điều hành trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Có thể nói trong các lĩnh vực chuyên môn của Bộ LĐTBXH, thì quản lý lao động ngoài nước là lĩnh vực liên kết hợp tác quốc tế nhiều nhất và thường xuyên nhất. Các số liệu, báo cáo thống kê về người lao động được cập nhật thường xuyên, cũng như những tài liệu về việc thông báo văn bản pháp luật về các vấn đề liên quan đến người lao động Việt Nam sang làm việc theo hợp đồng như bảo hiểm xã hội, mức lương….Nhưng quan trọng nhất là Hồ sơ ký kết thỏa thuận, bản ghi nhớ giữa Việt Nam và các nước về việc đưa lao động Việt Nam sang làm việc. Hồ sơ này không chỉ thể hiện nỗ lực nghiên cứu mở rộng thị trường lao động ngoài nước của Bộ LĐTBXH mà còn thể hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước.

Một số tài liệu về việc quản lý các tổ chức, cá nhân tham gia cung ứng lao động ra thị trường ngoài nước như hồ sơ cấp, cấp đổi, thu hồi giấy phép đưa người lao động ra nước ngoài cho các doanh nghiệp Việt Nam; hồ sơ về tạm dừng cung ứng lao động sang làm việc tại các nước của các doanh nghiệp Việt Nam; hồ sơ chấp thuận đăng ký hợp đồng lao động thực tập thời hạn trên 90 ngày; hồ sơ cho phép thực hiện hợp đồng cung ứng lao động cho các doanh nghiệp… cũng như bản thân người lao động có nhu cầu đi nước ngoài làm việc gồm hồ sơ cấp giấy thông báo chuyển trả, giấy xác nhận về thời gian đi hợp tác lao động để giải quyết chế độ BHXH. Những hồ sơ, tài liệu trên góp phần cung cấp thông tin giúp Bộ LĐTBXH có thể quản lý chặt chẽ hoạt động đưa người lao động ra nước ngoài làm việc. Đồng thời đảm bảo quyền lợi cũng như sự an toàn cho người lao động Việt Nam khi đi xuất khẩu lao động.

31

Bên cạnh đó, những chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cũng được thể hiện qua những tài liệu như hồ sơ về việc sơ tán người lao động Việt Nam ra khỏi các thị trường bất ổn, hồ sơ hỗ trợ người lao động Việt Nam phải về nước trước hạn.

c. Lĩnh vực quản lý dạy nghề

Phát triển nguồn nhân lực là mục tiêu hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong tiến trình hội nhập quốc tế và đảm bảo chắc chắn cho sự phát triển bền vững của đất nước. Nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm tới phát triển dạy nghề, nhằm tạo ra nguồn lực có trình độ, tay nghề trực tiếp tham gia sản xuất đáp ứng mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Với lĩnh vực quản lý này, các nhóm tài liệu được hình thành quan trọng nhất trong phông Bộ LĐTBXH cũng như phông Tổng cục dạy nghề phải nhắc đến là hồ sơ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về dạy nghề trình các cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền; Kế hoạch, báo cáo tổng kết triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dạy nghề; Kế hoạch, báo cáo thực hiện công tác dạy nghề của cơ quan và các đơn vị thuộc phạm vi quản lý; hồ sơ hội nghị về công tác dạy nghề do cơ quan tổ chức. Có thể nói thông qua việc nghiên cứu những hồ sơ này, giúp chúng ta thấy được những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dạy nghề trong từng giai đoạn lịch sử cũng như sự trưởng thành và phát triển của Bộ LĐTBXH trong lĩnh vực dạy nghề.

Một số hồ sơ hình thành trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực dạy nghề thuộc thẩm quyền của Bộ LĐTBXH cũng như của Tổng cục dạy nghề gồm có hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại hiệu trưởng tại các cơ sở dạy nghề trực thuộc Bộ LĐTBXH; hồ sơ cấp giấy, đăng ký bổ sung,

32

thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề;…Những hồ sơ này là kết quả thực hiện các hoạt động hành chính của cơ quan Bộ, giúp Bộ quản lý thống nhất các vấn đề liên quan đến lĩnh vực dạy nghề trong phạm vi cả nước.

Nhóm tài liệu thể hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, đề xuất các giải pháp liên quan đến công tác dạy nghề như tài liệu về xây dựng, thí điểm và nhân rộng các mô hình dạy nghề; tài liệu xây dựng, thí điểm và nhân rộng Bộ tiêu chí kiểm định chất lượng trong lĩnh vực dạy nghề….phản ánh sự nỗ lực của Bộ LĐTBXH cũng như của Nhà nước nhằm phát triển dạy nghề, nâng cao nguồn nhân lực cho đất nước.

Bên cạnh đó nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của xã hội về dạy nghề, Bộ LĐTBXH cũng đã tiến hành các hoạt động đa dạng và phong phú thông qua các tài liệu như hồ sơ tham dự hội thi tay nghề ASEAN; hồ sơ tham dự hội thi tay nghề thế giới hay tài liệu kế hoạch, triển khai, báo cáo kết quả tổ chức Hội thi tay nghề ASEAN tại Việt Nam, hội thi tay nghề quốc gia hàng năm. Đây không chỉ là cơ hội để người lao động thể hiện tài năng, khả năng sáng tạo, học hỏi nâng cao tay nghề mà còn thể hiện cách thức hội nhập quốc tế và thu hút sự quan tâm của toàn xã hội đến công tác dạy nghề. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d. Lĩnh vực quản lý lao động, tiền lương, tiền công

Trong nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ có nhiều ngành nghề, nhiều đối tượng lao động và đặc thù nghề nghiệp khác nhau. Do vậy phải có chính sách về tiền lương, tiền công phù hợp với từng loại nghề nghiệp, cũng như từng đối tượng lao động. Hơn nữa, tiền lương là động lực cho đầu tư phát triển con người, là giải pháp và là điều kiện cần để ổn định và thúc đẩy phát triển xã hội. Vì vậy, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chế độ, chính sách liên quan đến lao động và tiền lương, tiền công thể

33

hiện qua khối tài liệu hình thành trong hoạt động của của cơ quan Bộ LĐTBXH.

Đầu tiên cần phải nhắc đến là những hồ sơ, tài liệu phản ánh những chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về lao động, tiền lương, tiền công là hồ sơ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về lao động, tiền lương trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền; Kế hoạch và báo cáo kết quả thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực lao động, tiền lương; hồ sơ xây dựng và ban hành các văn bản quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo công tác lao động, tiền lương.

Được Chính phủ giao trách nhiệm quản lý về lĩnh vực này, Bộ LĐTBXH đã tích cực thực hiện công tác quản lý lao động, tiền lương, quan hệ lao động, tranh chấp lao động và đình công trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật. Các tài liệu phản ánh quá trình thực hiện của Bộ LĐTBXH gồm có Kế hoạch, báo cáo kết quả công tác lao động, tiền lương nhiều năm, hàng năm; hồ sơ hội nghị về lao động, tiền lương do cơ quan chủ trì tổ chức; hồ sơ hội thảo, tọa đàm về lao động, tiền lương do cơ quan tổ chức; hồ sơ xây dựng phương án điều tra lao động, tiền lương và nhu cầu sử dụng trong các loại hình doanh nghiệp; báo cáo chuyên đề về lao động, tiền lương, tiền công;..

Ngoài ra, Bộ LĐTBXH còn có nhiệm vụ giúp việc cho Ủy ban quan hệ lao động và Hội đồng tiền lương quốc gia. Vì vậy, trong khối tài liệu của cơ quan Bộ LĐTBXH còn có các tài liệu hoạt động của cơ quan này như kế hoạch, báo cáo kết quả công tác năm; chương trình, công văn trao đổi,...

e. Lĩnh vực quản lý Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là việc tạo ra nguồn thu nhập thay thế trong trường hợp nguồn thu nhập bình quân bị gián đoạn đột ngột hoặc mất hẳn, bảo vệ cho những người lao động làm công ăn lương trong xã hội. Trong hệ thống

34

an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội là trụ cột quan trọng nhất. Trong bảo hiểm xã hội có bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp.

Trong hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, Bộ LĐTBXH không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hiểm xã hội, đảm bảo an sinh xã hội thể hiện qua những tài liệu như hồ sơ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội; hồ sơ triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội; hồ sơ ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo điều hành về bảo hiểm xã hội.

Nhóm tài liệu quan trọng trong phông Bộ LĐTBXH về lĩnh vực bảo hiểm xã hội còn phải nhắc đến các tài liệu như kế hoạch và báo cáo kết quả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng bảng thời hạn bảo quản tài liệu của cơ quan Bộ Lao động - Thương binh xã hội (Trang 34)