Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số tổ hợp ngô lai vụ Xuân 2013 tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. (Trang 41)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.6.Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp

Các chỉ tiêu về trạng thái cây, độ bao bắp, trạng thái bắp là những chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến độ đồng đều, tính ổn định, khả năng chống chịu sâu bệnh

và điều kiện ngoại cảnh bất lợi ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng ngô. Qua

Bng 3.6: Trng thái cây, trng thái bp, độ bao bp các t hp ngô lai tham gia thí nghim

Chỉ tiêu

Tổ hợp lai Trạng thái cây Trạng thái bắp Độ bao bắp

KK3913 2 2 1 KK3923 2 2 1 KK3933 3 3 2 KK3936 2 3 2 KK3936B 2 2 1 KK3953A 2 3 2 KK3966 2 3 2 KK3973A 2 3 2 KK3976A 2 3 2 KK3976 2 2 2 NK4300 (đ/c) 2 3 1 3.6.1. Trng thái cây

Trạng thái cây được đánh giá khi bắp đã phát triển đầy đủ mà bộ lá vẫn còn xanh. Để đánh giá trạng thái cây cần dựa vào các chỉ tiêu như: Dạng cây,

chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, mức độ nhiễm sâu bệnh và đổ gãỵ Do

vậy, trạng thái cây tốt cho biết giống có tiềm năng năng suất cao, khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi và sâu bệnh tốt.

Qua bảng 3.6 cho thấy, các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm có trạng thái cây đánh giá điểm 2 – 3. Tổ hợp KK3933 được đánh giá có trạng thái cây đánh giá điểm 3. Các tổ hợp còn lại tương đương với giống đối chứng được đánh giá điểm 2.

3.6.2. Trng thái bp

Trạng thái bắp là chỉ tiêu quyết định đến năng suất và phẩm chất hạt.

Chỉ tiêu này được đánh giá bằng cách cho điểm khi thu hoạch. Để đánh giá

trạng thái bắp chính xác cần căn cứ vào độ lớn, độ đồng đều của bắp, độ dày

của hạt, mức độ thiệt hại do sâu bệnh gây rạ Thường những giống có trạng thái bắp tốt là những giống có tiềm năng năng suất caọ

Qua theo dõi cho thấy, các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm có trạng thái bắp từ khá đến trung bình. Các tổ hợp lai KK3933, KK3936, KK3953A, KK3966, KK3973A, KK3976A và NK4300 có trạng thái bắp trung bình đánh giá điểm 3. Các tổ hợp còn lại có trạng thái bắp khá đánh giá điểm 2.

3.6.3. Độ bao bp

Độ bao bắp là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng bảo vệ bắp. Nếu bắp được bao kín thì khả năng bảo vệ bắp tốt, ngăn chặn được sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Ngược lại bắp không được bao kín sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh xâm nhập và gây hạị

Kết quả bảng 3.6 cho thấy, các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm có độ bao bắp từ tốt đến khá. Các tổ hợp lai KK3913, KK3923 và KK3936B đều có độ bao bắp đánh giá điểm 1 tương đương với giống đối chứng. Các tổ hợp lai còn lại có độ bao bắp được đánh điểm 2.Lúc thu hoạch các tổ hợp lai có lá bi bao kín đầu bắp và vượt khỏi bắp.

3.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm

Mục đích cuối cùng của việc nghiên cứu giống là chọn tạo ra các giống năng suất cao đem lại hiệu quả kinh tế lớn trong sản xuất. Năng suất là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh chính xác nhất quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, phản ánh khả năng thích ứng của kiểu gen với môi trường sinh tháị Năng suất ngô phụ thuộc các yếu tố như: Khối lượng 1000 hạt, chiều dài bắp, đường kính bắp, số bắp trên cây, số hàng trên bắp, số hạt trên hàng. Các yếu tố cấu thành năng suất có thể được quyết định bởi tính di truyền của giống và

chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh. Năng suất được đánh giá trên 2

phương diện là năng suất lý thuyết và năng suất thực thụ

Qua theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp ngô tham gia thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.7:

Bng 3.7: Năng sut và các yếu t cu thành năng sut ca các t hp ngô lai tham gia thí nghim

Chỉ tiêu Tổ hợp lai Số bắp/cây (bắp) Chiều dài bắp (cm) Đường kính bắp (cm) Số hàng/bắp (hàng) Số hạt/hàng (hạt) KL.1000 hạt (gr) KK3913 0,92 17,43 4,05 11,07 37,00 306,95 KK3923 0,99 17,85 4,09 11,67 37,67 319,54 KK3933 0,91 17,48 4,02 11,53 39,60 272,24 KK3936 0,93 18,60 3,87 13,47 34,47 285,06 KK3936B 0,98 19,25 4,24 13,80 33,13 314,47 KK3953A 0,98 17,95 4,00 11,27 36,83 289,62 KK3966 0,92 19,13 4,35 13,60 29,13 348,32 KK3973A 0,95 18,13 4,15 11,87 36,40 278,28 KK3976A 0,92 19,57 3,99 13,40 34,40 297,54 KK3976 0,94 19,45 4,25 12,87 32,40 355,88 NK4300 (đ/c) 0,88 16,37 4,33 13,40 34,03 276,23 P >0,05 <0,05 <0,05 <00,5 <0,05 <0,05 CV (%) 10,5 6,0 4,0 9,1 8,6 13,6 LSD05 0,18 0,93 0,14 0,83 2,78 9,5 3.7.1. S bp/cây

Bắp ngô được tạo ra từ các mầm nách ở phần giữa thân. Trên một cây ngô có thể phân hóa được nhiều chùm hoa cái, nhưng do quá trình phân hóa giữa các hoa không đều nhau, lượng chất dinh dưỡng cây ngô không cung cấp đủ, nên chỉ có 1-2 chùm hoa trên cùng tạo ra hạt. Số bắp/cây được quyết định bởi yếu tố di truyền, ngoài ra còn phụ thuộc vào kỹ thuật canh tác.

Số bắp/cây của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm biến động từ 0,88 – 0,99 bắp . Số bắp/cây của các tổ hợp lai trong thí nghiệm không có sự sai khác (P>0,05).

3.7.2. Chiu dài bp

Chiều dài bắp được đo ở phần bắp có hàng hạt dài nhất và thường tương

quan thuận với năng suất (bắp dài và kết hạt tốt tạo điều kiện cho năng suất cao). Chiều dài bắp phụ thuộc vào đặc tính di truyền và điều kiện canh tác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả bảng 3.7 cho thấy, chiều dài bắp của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm biến động từ 16,37 - 19,57 cm. Các tổ hợp ngô lai thí nghiệm có chiều dài bắp dài hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

3.7.3. Đường kính bp

Đường kính bắp được đo ở phần giữa bắp, đường kính bắp phụ thuộc

vào đặc tính di truyền của giống và điều kiện chăm sóc. Đường kính bắp cũng

là yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng năng suất, đường kính bắp lớn hạt nhiều

nên có khả năng cho năng suất caọ

Các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm có đường kính bắp biến động từ

3,87 đến 4,35 cm. Các tổ hợp KK3913, KK3923, KK3933, KK3936,

KK3953A, KK3973A, KK3976A có đường kính bắp đạt 3,87 – 4,15 cm nhỏ hơn so với giống đối chứng, các tổ hợp ngô lai còn lại có đường kính bắp tương đương với giống đối chứng.

3.7.4. S hàng trên bp

Số hàng trên bắp là yếu tố phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống

và được quyết định trong quá trình hình thành hoa cáị Một hàng được tính khi có số hạt ≥ 5, số hàng ngô trên một bắp luôn là số chẵn do đặc điểm của hoa ngô là hoa kép.

Qua quá trình theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy, các tổ hợp ngô lai trong thí nghiệm có số hàng trên bắp dao động trong khoảng 11,07 đến 13,8 hàng /bắp. Các tổ hợp KK3913, KK3923, KK3933, KK3953A, KK3973A có số hàng/bắp thấp hơn giống đối chứng. Các tổ hợp ngô lai còn lại có số hàng/bắp tương đương với giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.

3.7.5. S ht trên hàng

Số hạt trên hàng được xác định ở hàng có chiều dài trung bình trên bắp. Số hạt/hàng cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến năng suất. Số hạt/hàng phụ thuộc vào thời kỳ trỗ cờ, tung phấn - phun râu (nếu thời gian chênh lệch giữa tung phấn và phun râu của giống lớn làm cho quá trình thụ phấn thụ tinh diễn

ra khó khăn, ảnh hưởng tới số noãn được thụ tinh. Những noãn không được

thụ tinh sẽ không cho hạt và bị thoái hoá). Ngoài ra số hạt trên hàng còn chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường, trong quá trình thụ phấn thụ tinh nếu gặp điều kiện bất thuận: Hạn hán, mưa bão, lũ lụt... làm cho phấn hoa không thụ tinh được, số hạt/hàng giảm và dẫn đến hiện tượng “bắp đuôi chuột” - bắp không kín hạt.

Qua bảng 3.7 cho thấy số hạt/hàng của các giống tham gia thí nghiệm dao động trong khoảng 29,13 đến 39,6 hạt. Tổ hợp KK3966 có số hạt/hàng nhỏ nhất

là 29,13 hạt ít hơn giống đối chứng. Các tổ hợp KK3913, KK3923, KK3933,

KK3953A có số hạt/hàng nhiều hơn so với giống đối chứng. Các tổ hợp còn lại có số hạt/hàng tương đương với giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

3.7.6. Khi lượng 1000 ht

Sau khi thụ phấn thụ tinh, hạt được hình thành và phát triển. Đến giai

đoạn chín sinh lý, khối lượng hạt sẽ đạt tối đạ Quá trình tích lũy chất dinh dưỡng vào hạt xảy ra nhanh hay chậm, tùy thuộc rất lớn vào điều kiện ngoại cảnh. Nhiệt độ thích hợp cho quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng vào hạt là 240C. Nhiệt độ thấp quá trình chín bị kéo dài, nhiệt độ cao, các chất dinh dưỡng vận chuyển về hạt nhanh hơn nhưng chất lượng kém.Thời gian từ thụ phấn thụ tinh đến chín quyết định rất lớn đến khối lượng 1000 hạt.

Kết quả nghiên cứu bảng 3.7 cho thấy khối lượng 1000 hạt của các tổ hợp ngô lai trong thí nghiệm dao động trong khoảng 272,24 đến 355,88 gram. Các tổ hợp lai KK3913, KK3923, KK3936B, KK3953A, KK3966, KK3976A

và KK3976 có khối lượng 1000 hạt cao hơn giống đối chứng đạt từ 289,62

đến 355,88 gram. Các tổ hợp lai còn lại có khối lượng 1000 hạt tương đương giống đối chứng.

Bảng 3.8. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm vụ Xuân 2013 tại Thái Nguyên

Chỉ tiêu Tổ hợp lai NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) KK3913 65,99 51,66 KK3923 79,52 64,65 KK3933 64,40 56,23 KK3936 70,54 57,24 KK3936B 80,45 56,88 KK3953A 66,83 56,06 KK3966 72,49 53,46 KK3973A 65,34 54,30 KK3976A 72,12 58,25 KK3976 79,46 52,88 NK4300 (đ/c) 63,73 60,15 P >0,05 >0,05 CV (%) 16,1 13,4 LSD05 18,5 15,21

3.7.7. Năng sut lý thuyết (NSLT)

Năng suất lý thuyết chính là năng suất tiềm năng của giống. Năng suất tiềm năng thể hiện khả năng tối đa của giống, đây chính là cơ sở khoa học xác định các biện pháp kỹ thuật áp dụng cho giống mớị Nếu điều kiện ngoại cảnh, điều kiện canh tác phù hợp, khoảng cách giữa năng suất tiềm năng và năng suất thực thu càng rút ngắn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng 3.8 cho thấy, năng suất lý thuyết của các công thức thí nghiệm không có sự sai khác (P>0,05).

3.7.8. Năng sut thc thu (NSTT)

Năng suất thực thu phản ánh tương đối chính xác đặc điểm di truyền cũng như khả năng thích ứng của giống trong điều kiện trồng trọt cụ thể. Tiềm năng năng suất của giống chỉ có thể phát huy có hiệu quả trong một điều kiện sinh thái nhất định.

Trong quá trình nghiên cứu, các giống được trồng trong chế độ canh tác

như nhau, chính vì vậy sự khác nhau về năng suất chủ yếu được quyết định

bởi yếu tố di truyền, là phản ứng của giống với điều kiện sống.

Số liệu bảng 3.8 cho thấy, năng suất thực thu của các công thức thí nghiệm không có sự sai khác (P>0,05).

Hình 3.1: Biu đồ năng sut thc thu và năng sut lý thuyết ca các t hp ngô lai tham gia thí nghim v Xuân 2013.

Đơn vị:

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

* Qua kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng, phát triển và khả năng chống chịu của các tổ hợp ngô lai trong vụ Xuân 2013 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

- Các tổ hợp ngô lai đều sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện vụ

Xuân năm 2013, thời gian sinh trưởng dao động từ 112 đến 115 ngày (giống

ngắn ngày) phù hợp cho luân canh, xen canh tăng vụ.

- Các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm đều có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp với cơ cấu vụ Xuân tại Thái Nguyên. Năng suất thực thu của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm tương đương với giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.

- Khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm đều ở mức khá.

2. Đề nghị

- Để có kết luận chắc chắn hơn cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá các tổ hợp ngô lai trên ở các vụ khác nhau, trên các vùng sinh thái khác nhaụ

- Tiếp tục thử nghiệm các tổ hợp ngô lai trong các vụ tiếp theo để có kết luận chính xác hơn về khả năng thích nghi của tổ hợp trong điều kiện sinh thái của tỉnh Thái Nguyên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Ị Tài liệu tiếng Việt

1. Báo cáo tổng kết số 29 của ISAAA http://www.agroviet.gov.vn

2. Giới thiệu chung về tỉnh Thái Nguyên, http:// www.thainguyen.gov.vn

3. Lưu Văn Quỳnh, Nguyễn Thúy Kiều và cs (2005), “Một số kết quả bước đầu

nghiên cứu tạo giống ngô lai cho vùng sinh thái đồng bằng sông hồng”,

Tạp Chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (kỳ 1), trang 84-85.

4. Phạm Thị Rịnh, Trần Kim Định, Trần Thị Ánh Nguyệt, Nguyễn Cảnh Vinh

(2002), " Kết quả nghiên cứu lai tạo giống ngô lai đơn V98 - 1", Tạp chí Nông nghiệp & PTNT tháng 10/2002.

5. Ngô Hữu Tình (2003), “Cây ngô", NXB Nghệ An.

6. Ngô Hữu Tình (2009), Chọn lọc và lai tạo giống ngô, Nhà xuất bản Nông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghiệp, Hà Nộị

7. Tổng cục thống kê: Niên giám thống kê 2014.

8. Trạm khí tượng thuỷ văn tỉnh Thái nguyên – 2014.

9. Trần Hồng Uy (1997), Báo cáo kết quả ngô lai ở Việt Nam, Báo cáo của

Viện Nghiên cứu Ngô tại hội nghị tổng kết 5 năm phát triển ngô lai

(1992-1996), Hà Nộị

II Tài liệu tiếng Anh

10. Bauman Loyal (1981), “Reviewer of method used by breeder to develop

superior corn inbreds”, 36th annual corn and sorghum research

conference

11. Hallauer, ẠR.and Miranda, J.B (1988), Quantitative Gennetics in Maire

Breeding, The lawo state University Press, Ames, Iowa

12. www. FAOSTATA@faọorg

13. IPRI, 2003

14. Minh – Tang Chang and Perter L.Keeling (2005), Corn Breeding

Achivement in United Staes, Report in Nineth Asian Regional Maize Workshpop, Beijing, Sep.2005.

15. RinkẹE (1979), Trends of maize breeding in USẠ

16. S.K. Vasal, Me leans, Felix S.V. (1990), Achievements,challenges and

future directions of hybrid maize research and development in CIMMYT, Leture for CIMMYT, El Bartal Mexico

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Thời kỳ 2 lá

Giống KK3923

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số tổ hợp ngô lai vụ Xuân 2013 tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. (Trang 41)