Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số tổ hợp ngô lai vụ Xuân 2013 tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. (Trang 32)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.2. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp thí nghiệm

Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô được chia thành 2 giai đoạn: Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng và thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Ở mỗi giai đoạn sinh trưởng phát triển có những yêu cầu khác nhaụ Hiểu rõ được

quá trình sinh trưởng phát triển của cây ngô để ta có thể tác động các biện pháp kỹ thuật, xác định thời vụ, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý giúp cây phát triển thuận lợi nhất cho năng suất, phẩm chất cao tăng hiệu quả kinh tế.

Thời gian sinh trưởng của cây ngô được tính bằng tổng số ngày từ khi gieo hạt đến khi chín sinh lý, thời gian này dài ngắn khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác.

Trong các giai đoạn sinh trưởng và phát triển thì giai đoạn sinh trưởng

sinh dưỡng là giai đoạn tạo nên các bộ phận của cây, nó ảnh hưởng đến giai

đoạn sinh trưởng sinh thực và quyết định đến năng suất ngô. Vì vậy, các biện pháp kỹ thuật tác động vào giai đoạn này phải hợp lý. Qua theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của các tổ hợp ngô lai trong thí nghiệm, chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.2.

Bng 3.2: Các giai đon sinh trưởng và phát trin ca các t hp ngô lai tham gia thí nghim

ĐVT: ngày

Tổ hợp G – Trỗ cờ G – Tung phấn G – Phun râu G – Chín sinh lý

KK3913 63 63 63 114 KK3923 64 65 64 113 KK3933 65 64 65 114 KK3936 64 66 67 113 KK3936B 65 69 70 115 KK3953A 66 65 66 112 KK3966 65 66 67 113 KK3973A 65 66 65 112 KK3976A 65 65 69 114 KK3976 65 66 67 112 NK4300(đ/c) 64 65 66 114 P >0,05 <0,05 <0,05 >0,05 CV (%) 2,0 3,0 3,9 1,3 LSD05 2,6 2,4 3,2 2,4

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số tổ hợp ngô lai vụ Xuân 2013 tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)