Khả năng chống chịu sâu bệnh của các tổ hợp ngô lai tham gia thí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số tổ hợp ngô lai vụ Xuân 2013 tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. (Trang 39)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.5. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các tổ hợp ngô lai tham gia thí

Khả năng chống chịu là phản ứng của cây đối với sâu bệnh hại và điều

kiện ngoại cảnh bất thuận như: Bão lũ, khô hạn, giá rét... Do vậy, đặc tính chống chịu của cây là một chỉ tiêu quan trọng luôn đặt ra trong các chương

trình chọn tạo giống ngô mới cũng như trong công tác khảo nghiệm giống cây trồng trước khi đưa ra sản xuất.

Cùng với việc bố trí mùa vụ, tác động các biện pháp kỹ thuật hợp lý như: Bố trí mật độ, chăm sóc tốt, phòng trừ sâu bệnh hại bằng các biện pháp hóa học, sinh học, biện pháp phòng trừ tổng hợp... thì việc tạo ra các giống ngô có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận, các loại sâu bệnh hại là cần thiết góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế, nâng cao năng suất và chất lượng ngô.

Bng 3.5: Kh năng chng chu sâu bnh ca các t hp ngô thí nghim

Chỉ tiêu

Tổ hợp lai Sâu đục thân (điểm) Sâu cắn râu (%)

KK3913 2 2,56 KK3923 1 0,85 KK3933 2 5,31 KK3936 1 0,93 KK3936B 1 0,00 KK3953A 1 3,60 KK3966 3 2,63 KK3973A 1 5,16 KK3976A 1 2,50 KK3976 2 3,51 NK4300 (đ/c) 1 3,40 3.5.1. Sâu đục thân

Sâu đục thân là loài sâu ăn rộng, phân bố phổ biến rộng rãi ở hầu hết

các vùng trồng ngô ở Việt Nam và thế giớị Cả hai loài Ostrinia Nubilalis; Ostrinia Funacalis đều đục thân ngô, phá hoại nghiêm trọng ở tất cả các bộ

phận trên cây như: Lá, bông cờ, râu, trừ rễ. Sâu đục thân ngô phá hoại mạnh

nhất vào vụ hè, hè thu, xuân hè và một phần ngô đông xuân và thu đông. Triệu chứng dễ phát hiện sâu đục thân là khi quan sát trên đồng ruộng thấy các lỗ đục gần như thẳng hàng cắt ngang mặt lá. Sâu non tuổi nhỏ ăn biểu bì lá làm cho cây giảm diện tích lá quang hợp, gặm rách lá và bông cờ hoặc cắn

xiên thủng lá nõn, 3 tuổi trở lên mới đục vào thân. Sâu đục vào thân ngô ở nửa dưới của mỗi lóng sát với đốt bên dướị Sâu đục thân phát triển mạnh nhất vào lúc ngô trỗ cờ và sau phun râu 2 tuần bắt đầu giảm. Sâu có thể phát sinh rộng, thậm chí trên một cây ngô có tới 3 - 4 lỗ đục. Sâu càng lớn lỗ đục càng to, khi gặp gió cây ngô sẽ bị gãy ngang thân hàng loạt.

Qua bảng 3.5 cho thấy, khả năng chống chịu sâu đục thân của các

tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm là khá tốt đánh giá điểm 1 - 3. Tổ hợp KK3966 có khả năng chống chịu sâu đục thân kém nhất so với giống đối

chứng đánh giá điểm 3, tổ hợp KK3913, KK3933, KK3976 có khả năng

chống chịu sâu đục thân kém hơn giống đối chứng đánh giá điểm 2,các

tổ hợp còn lại đánh giá điểm 1 tương đương với giống đối chứng.

3.5.2. Sâu cn râu

Đây là loại sâu phát sinh nhiều lứa trong năm, loại sâu này phá hoại mạnh lúc ngô phun râu, sâu cắn hết những râu ngoài bắp. Sâu cắn râu có hai loại: Loại sâu có màu xanh (Heliothis armigera): sâu này thường cắn râu và đục hẳn vào trong bắp. Loại sâu có màu xám (Heliothis Zea): loại này cũng cắn râu nhưng chỉ chui một nửa thân vào bắp.

Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy, tỷ lệ sâu cắn râu ở các tổ hợp ngô lai biến động từ 0 – 5,31 %. Trong đó, tổ hợp KK3936B không bị sâu cắn râu phá hại (0%).

3.6. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp

Các chỉ tiêu về trạng thái cây, độ bao bắp, trạng thái bắp là những chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến độ đồng đều, tính ổn định, khả năng chống chịu sâu bệnh

và điều kiện ngoại cảnh bất lợi ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng ngô. Qua

Bng 3.6: Trng thái cây, trng thái bp, độ bao bp các t hp ngô lai tham gia thí nghim

Chỉ tiêu

Tổ hợp lai Trạng thái cây Trạng thái bắp Độ bao bắp

KK3913 2 2 1 KK3923 2 2 1 KK3933 3 3 2 KK3936 2 3 2 KK3936B 2 2 1 KK3953A 2 3 2 KK3966 2 3 2 KK3973A 2 3 2 KK3976A 2 3 2 KK3976 2 2 2 NK4300 (đ/c) 2 3 1 3.6.1. Trng thái cây

Trạng thái cây được đánh giá khi bắp đã phát triển đầy đủ mà bộ lá vẫn còn xanh. Để đánh giá trạng thái cây cần dựa vào các chỉ tiêu như: Dạng cây,

chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, mức độ nhiễm sâu bệnh và đổ gãỵ Do

vậy, trạng thái cây tốt cho biết giống có tiềm năng năng suất cao, khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi và sâu bệnh tốt.

Qua bảng 3.6 cho thấy, các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm có trạng thái cây đánh giá điểm 2 – 3. Tổ hợp KK3933 được đánh giá có trạng thái cây đánh giá điểm 3. Các tổ hợp còn lại tương đương với giống đối chứng được đánh giá điểm 2.

3.6.2. Trng thái bp

Trạng thái bắp là chỉ tiêu quyết định đến năng suất và phẩm chất hạt.

Chỉ tiêu này được đánh giá bằng cách cho điểm khi thu hoạch. Để đánh giá

trạng thái bắp chính xác cần căn cứ vào độ lớn, độ đồng đều của bắp, độ dày

của hạt, mức độ thiệt hại do sâu bệnh gây rạ Thường những giống có trạng thái bắp tốt là những giống có tiềm năng năng suất caọ

Qua theo dõi cho thấy, các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm có trạng thái bắp từ khá đến trung bình. Các tổ hợp lai KK3933, KK3936, KK3953A, KK3966, KK3973A, KK3976A và NK4300 có trạng thái bắp trung bình đánh giá điểm 3. Các tổ hợp còn lại có trạng thái bắp khá đánh giá điểm 2.

3.6.3. Độ bao bp

Độ bao bắp là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng bảo vệ bắp. Nếu bắp được bao kín thì khả năng bảo vệ bắp tốt, ngăn chặn được sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Ngược lại bắp không được bao kín sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh xâm nhập và gây hạị

Kết quả bảng 3.6 cho thấy, các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm có độ bao bắp từ tốt đến khá. Các tổ hợp lai KK3913, KK3923 và KK3936B đều có độ bao bắp đánh giá điểm 1 tương đương với giống đối chứng. Các tổ hợp lai còn lại có độ bao bắp được đánh điểm 2.Lúc thu hoạch các tổ hợp lai có lá bi bao kín đầu bắp và vượt khỏi bắp.

3.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm

Mục đích cuối cùng của việc nghiên cứu giống là chọn tạo ra các giống năng suất cao đem lại hiệu quả kinh tế lớn trong sản xuất. Năng suất là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh chính xác nhất quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, phản ánh khả năng thích ứng của kiểu gen với môi trường sinh tháị Năng suất ngô phụ thuộc các yếu tố như: Khối lượng 1000 hạt, chiều dài bắp, đường kính bắp, số bắp trên cây, số hàng trên bắp, số hạt trên hàng. Các yếu tố cấu thành năng suất có thể được quyết định bởi tính di truyền của giống và

chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh. Năng suất được đánh giá trên 2

phương diện là năng suất lý thuyết và năng suất thực thụ

Qua theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp ngô tham gia thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.7:

Bng 3.7: Năng sut và các yếu t cu thành năng sut ca các t hp ngô lai tham gia thí nghim

Chỉ tiêu Tổ hợp lai Số bắp/cây (bắp) Chiều dài bắp (cm) Đường kính bắp (cm) Số hàng/bắp (hàng) Số hạt/hàng (hạt) KL.1000 hạt (gr) KK3913 0,92 17,43 4,05 11,07 37,00 306,95 KK3923 0,99 17,85 4,09 11,67 37,67 319,54 KK3933 0,91 17,48 4,02 11,53 39,60 272,24 KK3936 0,93 18,60 3,87 13,47 34,47 285,06 KK3936B 0,98 19,25 4,24 13,80 33,13 314,47 KK3953A 0,98 17,95 4,00 11,27 36,83 289,62 KK3966 0,92 19,13 4,35 13,60 29,13 348,32 KK3973A 0,95 18,13 4,15 11,87 36,40 278,28 KK3976A 0,92 19,57 3,99 13,40 34,40 297,54 KK3976 0,94 19,45 4,25 12,87 32,40 355,88 NK4300 (đ/c) 0,88 16,37 4,33 13,40 34,03 276,23 P >0,05 <0,05 <0,05 <00,5 <0,05 <0,05 CV (%) 10,5 6,0 4,0 9,1 8,6 13,6 LSD05 0,18 0,93 0,14 0,83 2,78 9,5 3.7.1. S bp/cây

Bắp ngô được tạo ra từ các mầm nách ở phần giữa thân. Trên một cây ngô có thể phân hóa được nhiều chùm hoa cái, nhưng do quá trình phân hóa giữa các hoa không đều nhau, lượng chất dinh dưỡng cây ngô không cung cấp đủ, nên chỉ có 1-2 chùm hoa trên cùng tạo ra hạt. Số bắp/cây được quyết định bởi yếu tố di truyền, ngoài ra còn phụ thuộc vào kỹ thuật canh tác.

Số bắp/cây của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm biến động từ 0,88 – 0,99 bắp . Số bắp/cây của các tổ hợp lai trong thí nghiệm không có sự sai khác (P>0,05).

3.7.2. Chiu dài bp

Chiều dài bắp được đo ở phần bắp có hàng hạt dài nhất và thường tương

quan thuận với năng suất (bắp dài và kết hạt tốt tạo điều kiện cho năng suất cao). Chiều dài bắp phụ thuộc vào đặc tính di truyền và điều kiện canh tác.

Kết quả bảng 3.7 cho thấy, chiều dài bắp của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm biến động từ 16,37 - 19,57 cm. Các tổ hợp ngô lai thí nghiệm có chiều dài bắp dài hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

3.7.3. Đường kính bp

Đường kính bắp được đo ở phần giữa bắp, đường kính bắp phụ thuộc

vào đặc tính di truyền của giống và điều kiện chăm sóc. Đường kính bắp cũng

là yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng năng suất, đường kính bắp lớn hạt nhiều

nên có khả năng cho năng suất caọ

Các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm có đường kính bắp biến động từ

3,87 đến 4,35 cm. Các tổ hợp KK3913, KK3923, KK3933, KK3936,

KK3953A, KK3973A, KK3976A có đường kính bắp đạt 3,87 – 4,15 cm nhỏ hơn so với giống đối chứng, các tổ hợp ngô lai còn lại có đường kính bắp tương đương với giống đối chứng.

3.7.4. S hàng trên bp

Số hàng trên bắp là yếu tố phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống

và được quyết định trong quá trình hình thành hoa cáị Một hàng được tính khi có số hạt ≥ 5, số hàng ngô trên một bắp luôn là số chẵn do đặc điểm của hoa ngô là hoa kép.

Qua quá trình theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy, các tổ hợp ngô lai trong thí nghiệm có số hàng trên bắp dao động trong khoảng 11,07 đến 13,8 hàng /bắp. Các tổ hợp KK3913, KK3923, KK3933, KK3953A, KK3973A có số hàng/bắp thấp hơn giống đối chứng. Các tổ hợp ngô lai còn lại có số hàng/bắp tương đương với giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.

3.7.5. S ht trên hàng

Số hạt trên hàng được xác định ở hàng có chiều dài trung bình trên bắp. Số hạt/hàng cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến năng suất. Số hạt/hàng phụ thuộc vào thời kỳ trỗ cờ, tung phấn - phun râu (nếu thời gian chênh lệch giữa tung phấn và phun râu của giống lớn làm cho quá trình thụ phấn thụ tinh diễn

ra khó khăn, ảnh hưởng tới số noãn được thụ tinh. Những noãn không được

thụ tinh sẽ không cho hạt và bị thoái hoá). Ngoài ra số hạt trên hàng còn chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường, trong quá trình thụ phấn thụ tinh nếu gặp điều kiện bất thuận: Hạn hán, mưa bão, lũ lụt... làm cho phấn hoa không thụ tinh được, số hạt/hàng giảm và dẫn đến hiện tượng “bắp đuôi chuột” - bắp không kín hạt.

Qua bảng 3.7 cho thấy số hạt/hàng của các giống tham gia thí nghiệm dao động trong khoảng 29,13 đến 39,6 hạt. Tổ hợp KK3966 có số hạt/hàng nhỏ nhất

là 29,13 hạt ít hơn giống đối chứng. Các tổ hợp KK3913, KK3923, KK3933,

KK3953A có số hạt/hàng nhiều hơn so với giống đối chứng. Các tổ hợp còn lại có số hạt/hàng tương đương với giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

3.7.6. Khi lượng 1000 ht

Sau khi thụ phấn thụ tinh, hạt được hình thành và phát triển. Đến giai

đoạn chín sinh lý, khối lượng hạt sẽ đạt tối đạ Quá trình tích lũy chất dinh dưỡng vào hạt xảy ra nhanh hay chậm, tùy thuộc rất lớn vào điều kiện ngoại cảnh. Nhiệt độ thích hợp cho quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng vào hạt là 240C. Nhiệt độ thấp quá trình chín bị kéo dài, nhiệt độ cao, các chất dinh dưỡng vận chuyển về hạt nhanh hơn nhưng chất lượng kém.Thời gian từ thụ phấn thụ tinh đến chín quyết định rất lớn đến khối lượng 1000 hạt.

Kết quả nghiên cứu bảng 3.7 cho thấy khối lượng 1000 hạt của các tổ hợp ngô lai trong thí nghiệm dao động trong khoảng 272,24 đến 355,88 gram. Các tổ hợp lai KK3913, KK3923, KK3936B, KK3953A, KK3966, KK3976A

và KK3976 có khối lượng 1000 hạt cao hơn giống đối chứng đạt từ 289,62

đến 355,88 gram. Các tổ hợp lai còn lại có khối lượng 1000 hạt tương đương giống đối chứng.

Bảng 3.8. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm vụ Xuân 2013 tại Thái Nguyên

Chỉ tiêu Tổ hợp lai NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) KK3913 65,99 51,66 KK3923 79,52 64,65 KK3933 64,40 56,23 KK3936 70,54 57,24 KK3936B 80,45 56,88 KK3953A 66,83 56,06 KK3966 72,49 53,46 KK3973A 65,34 54,30 KK3976A 72,12 58,25 KK3976 79,46 52,88 NK4300 (đ/c) 63,73 60,15 P >0,05 >0,05 CV (%) 16,1 13,4 LSD05 18,5 15,21

3.7.7. Năng sut lý thuyết (NSLT)

Năng suất lý thuyết chính là năng suất tiềm năng của giống. Năng suất tiềm năng thể hiện khả năng tối đa của giống, đây chính là cơ sở khoa học xác định các biện pháp kỹ thuật áp dụng cho giống mớị Nếu điều kiện ngoại cảnh, điều kiện canh tác phù hợp, khoảng cách giữa năng suất tiềm năng và năng suất thực thu càng rút ngắn.

Qua bảng 3.8 cho thấy, năng suất lý thuyết của các công thức thí nghiệm không có sự sai khác (P>0,05).

3.7.8. Năng sut thc thu (NSTT)

Năng suất thực thu phản ánh tương đối chính xác đặc điểm di truyền cũng như khả năng thích ứng của giống trong điều kiện trồng trọt cụ thể. Tiềm năng năng suất của giống chỉ có thể phát huy có hiệu quả trong một điều kiện sinh thái nhất định.

Trong quá trình nghiên cứu, các giống được trồng trong chế độ canh tác

như nhau, chính vì vậy sự khác nhau về năng suất chủ yếu được quyết định

bởi yếu tố di truyền, là phản ứng của giống với điều kiện sống.

Số liệu bảng 3.8 cho thấy, năng suất thực thu của các công thức thí nghiệm không có sự sai khác (P>0,05).

Hình 3.1: Biu đồ năng sut thc thu và năng sut lý thuyết ca các t hp ngô lai tham gia thí nghim v Xuân 2013.

Đơn vị:

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

* Qua kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng, phát triển và khả năng chống chịu của các tổ hợp ngô lai trong vụ Xuân 2013 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

- Các tổ hợp ngô lai đều sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện vụ

Xuân năm 2013, thời gian sinh trưởng dao động từ 112 đến 115 ngày (giống

ngắn ngày) phù hợp cho luân canh, xen canh tăng vụ.

- Các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm đều có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp với cơ cấu vụ Xuân tại Thái Nguyên. Năng suất thực thu của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm tương đương với giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.

- Khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm đều ở mức khá.

2. Đề nghị

- Để có kết luận chắc chắn hơn cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá các tổ hợp ngô lai trên ở các vụ khác nhau, trên các vùng sinh thái khác nhaụ

- Tiếp tục thử nghiệm các tổ hợp ngô lai trong các vụ tiếp theo để có kết luận chính xác hơn về khả năng thích nghi của tổ hợp trong điều kiện sinh thái của tỉnh Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số tổ hợp ngô lai vụ Xuân 2013 tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)