Giai đoạn tung phấn, phun râu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số tổ hợp ngô lai vụ Xuân 2013 tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. (Trang 34)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.2.2.Giai đoạn tung phấn, phun râu

Thời gian từ trỗ cờ đến tung phấn có thể dao động đáng kể phụ thuộc

vào giống và điều kiện môi trường. Cây ngô thường tung phấn vào buổi sáng muộn và đầu buổi chiềụ Khi hạt phấn tung ra khỏi bao phấn, hạt phấn rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh, dễ bị chết nếu gặp điều kiện không thuận

lợị Nhiệt độ thích hợp cho ngô thụ phấn, thụ tinh từ 20 - 220C, nhiệt độ nhỏ

hơn 130C và lớn hơn 350C sẽ làm hạt phấn mất sức sống và chết. Độ ẩm thích

hợp là 80%, độ ẩm không khí quá thấp hoặc quá cao gây mất sức sống hạt phấn, làm hạt phấn chết. Nên bố trí thời vụ cho ngô trỗ trong khoảng thời gian có nắng và gió nhẹ, không có mưa to, gió lớn.

Quá trình theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy, thời gian từ gieo đến tung phấn của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm biến động từ 63 - 69 ngàỵ Tổ hợp KK3936B có thời gian từ gieo đến tung phấn là 69 ngày dài hơn giống đối chứng. Các tổ hợp còn lại đều có thời gian tung phấn tương đương với giống đối chứng.

Cây ngô bắt đầu phun râu khi thấy một vài râu ngô xuất hiện ở ngoài lá

bị Thụ phấn có thể xảy ra khi những hạt phấn rơi được giữ lại trên râu mới

phun. Hạt phấn được giữ lại cần 24 giờ để phát triển thành ống phấn đưa hạt phấn từ râu đến noãn nơi xảy ra thụ tinh. Thông thường cần 2 - 3 ngày để tất cả râu trên một bắp phun hết. Đây là thời gian quyết định số hạt trên bắp, những hoa cái không được thụ tinh sẽ không cho hạt và bị thoái hóạ

Qua bảng 3.2 cho thấy thời gian từ gieo đến phun râu của các tổ hợp tham gia thí nghiệm biến động từ 63 - 70 ngàỵ Tổ hợp KK3936B có thời gian

phun râu dài hơn giống đối chứng, các tổ hợp còn lại đều có thời gian phun râu

tương đương so với giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Khoảng thời gian giữa tung phấn - phun râu cũng là yếu tố quyết định tỷ lệ thụ phấn, thụ tinh của ngô. Thời gian phun râu thường sau tung phấn 1 - 5 ngày tùy thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh. Khoảng cách giữa tung phấn và phun râu của các tổ hợp ngô tham gia thí nghiệm biến động từ -1 đến 4 ngàỵ Tổ hợp lai KK3976A có khoảng cách giữa tung phấn – phun râu = 4 ngày không

thích hợp cho quá trình thụ phấn thụ tinh, các tổ hợp lai còn lại đều có khoảng

cách tung phấn – phun râu thuận lợi cho quá trình thụ phấn thụ tinh, hình thành hạt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số tổ hợp ngô lai vụ Xuân 2013 tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. (Trang 34)