Khả năng xử lý Pb trong đất của cỏ linh lăng trong môi trường pH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến khả năng sinh trưởng, hấp thụ Chì (Pb) và Cadimi (Cd) của cỏ Linh lăng (Medicago Sativa). (Trang 43)

Theo kết quả phân tích ANOVA, hàm lượng Cd tích lũy trong thân lá và rễ của cỏ linh lăng giữa các mức pH khác nhau của các thí nghiệm có sự sai khác ởđộ tin cậy 95%.

* Nhận xét: Số liệu ở 2 bảng 4.4 và 4.5 cho thấy trong 3 công thức pH khác nhau của cùng một hàm lượng Pb và Cd được chọn làm thí nghiệm, cỏ linh lăng đều có khả năng tích lũy Pb và Cd trong thân lá và rễ. Hàm lượng Pb và Cd tích lũy trong rễ ở cả 3 công thức đều cao hơn so với Pb và Cd tích lũy trong thân+lá. Nồng độ Pb và Cd tích lũy trong cỏ linh lăng ở CT1 (pH=4,8) là cao nhất, cao hơn ở CT2 (pH=6,9) và nồng độ Pb và Cd tích luỹ thấp nhất ở CT3 (pH=8,9). Mặc dù khả năng sinh trưởng của cỏ linh lăng ở CT3 lớn hơn ở CT1 nhưng khả năng tích lũy Pb và Cd của cây ở CT1 lại cao hơn. Kết quả này cho thấy ở môi trường đất có pH thấp thì khả năng linh động của Pb và Cd cao, nên cỏ linh lăng hút được Pb và Cd nhiều hơn.

4.3. Đánh giá khả năng xử lý KLN trong đất của cỏ linh lăng trong môi trường pH khác nhau trường pH khác nhau

4.3.1. Khả năng xử lý Pb trong đất của cỏ linh lăng trong môi trường pH khác nhau khác nhau

Khả năng xử lý Pb trong đất của cỏ linh lăng ở môi trường đất thí nghiệm

để thể hiện ở bảng và hình dưới đây:

Bảng 4.6. Khả năng xử lý Pb trong đất của cỏ linh lăng ở môi trường có pH

khác nhau Công Thức Hàm lượng Pbtrong đất (ppm) Trước khi trồng Sau 2 tháng (M±Sd) Hiệu suất xử lý (%) Sau 4 tháng (M±Sd) Hiệu suất xử lý (%) CT1 516,49 447,83±4,47c 13,29 398,09±3,15c 22,92 CT2 516,49 455,12±3,68b 11,88 419,27±1,68b 18,82 CT3 516,49 463,02±0,94a 10,35 430,07±0,85a 16,73 LSD0,05 6,77 4,23

Ghi chú: các số có chữ a,b,c (theo cột) không có sự sai khác đáng kể ở mức ý nghĩa 0,05

Hình 4.6: Khả năng xử lý Pb trong đất của cỏ linh lăng

Kết quả xử lý Pb trong đất của cỏ linh lăng được thể hiện qua bảng 4.6. Dựa vào bảng số liệu ta thấy khả năng hấp thụ Pb trong đất của cỏ linh lăng là không cao. Hàm lượng Pb trong đất trước khi trồng cây là 516,49 ppm, sau 4 tháng trồng cỏ linh lăng thì hàm lượng Pb trong đất ở cả 3 công thức đều giảm xuống. Tuy nhiên, sự thay đổi này ở mỗi công thức là khác nhau. Sau 2 tháng, CT1 (pH=4,8) hàm lượng Pb trong đất giảm nhiều nhất, xuống còn 447,83 ppm, giảm 13,29% so với lượng Pb trong đất ban đầu. Còn hàm lượng Pb tích lũy trong cây giảm ít nhất ở CT3 (pH=8,9), giảm từ 516,49 ppm xuống 463,02 ppm, giảm 10,35%. Sau 4 tháng khả năng xử lý Pb của cỏ linh lăng cũng tương tự

như vậy, cao nhất ở CT1 với hiệu suất xử lý đạt 22,92%, tiếp đến là CT2 với 18,81% và xử lý kém nhất ở CT3 với hiệu suất bằng 16,73%. Từ kết quả trên ta thấy rằng, trong môi trường đất có nồng độ pH thấp thì khả năng hấp thụ Pb của cỏ linh lăng là cao hơn so với môi trường đất có pH cao. Phân tích ANOVA cho thấy khả năng xử lý Pb trong đất của cỏ linh lăng giữa các CT có sự

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến khả năng sinh trưởng, hấp thụ Chì (Pb) và Cadimi (Cd) của cỏ Linh lăng (Medicago Sativa). (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)