Kết quả theo dõi chiều cao cây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến khả năng sinh trưởng, hấp thụ Chì (Pb) và Cadimi (Cd) của cỏ Linh lăng (Medicago Sativa). (Trang 36)

Kết quả theo dõi chiều cao của cỏ linh lăng dưới ảnh hưởng của các mức pH khác nhau trong cùng một nồng độ Pb và Cd trong đất được trình bày ở bảng dưới đây:

Bảng 4.2. Kết quả theo dõi chiều cao cây trong môi trường đất chứa Pb và Cd có nồng độ pH khác nhau

Đơn vị: cm

Công thức

Sau 4 tháng nghiên cứu

1 tháng 2 tháng 3 tháng 4 tháng

M ± SD M ± SD M ± SD M ± SD

Trong môi trường đất bổ sung Pb

CT1 4,74±0,15c 11,13±0,15b 19,97±0,15b 28,89±0,45b CT2 6,52±0,57a 13,04±0,32a 22,04±0,28a 30,41±0,48a CT3 5,49±0,18b 12,67±0,13a 21,72±0,20a 29,63±0,28ab

LSD0,05 0,71 0,43 0,43 0,82

Trong môi trường đất bổ sung Cd

CT1 5,12±0,13c 11,79±0,3b 21,06±0,43b 29,76±0,29b CT2 6,24±0,10a 13,04±0,08a 22,94±0,39a 31,22±0,38a CT3 5,51±0,08b 12,68±0,2a 21,67±0,18b 30,18±0,22b

LSD0,05 0,2 0,43 0,7 0,61

Ghi chú: các số có chữ a,b,c (theo cột) không có sự sai khác đáng kể ở mức ý nghĩa 0,05

Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện sự biến động về chiều cao cây trong môi trường đất chứa Pb và Cd có nồng độ pH khác nhau

Kết quả bảng 4.2 và hình 4.2 cho thấy với pH trong đất từ 4,8 - 8,9 tại nồng độ Pb trong đất là 516,49 ppm và nồng độ Cd là 31,89ppm cỏ linh lăng vẫn có thể sống và phát triển bình thường. Tuy nhiên, ở môi trường đất có pH khác nhau khì khả năng sinh trưởng của cây cũng khác nhau. Cụ thể là: ở giai

đoạn 1 tháng sau khi gieo hạt, ở CT2 (pH = 6,9) cỏ linh lăng có chiều cao lớn nhất, CT1 (pH=4,8) cây có chiều cao là nhỏ nhất. Với môi trường đất có bổ sung Pb ở giai đoạn cây được 1 tháng, chiều cao trung bình của cỏ linh lăng ở 3 CT pH lần lượt là CT1: 4,74cm, CT2: 6,52cm, CT3: 5,49cm; giai đoạn cây được 2 tháng chiều cao trung bình của cây ở 3 CT là 11,13cm, 13,04cm, 12,67cm. Giai đoạn cây

được 3 tháng và 4 tháng chiều cao của cây cũng có sự thay đổi giữa 3 CT tương tự

như cây được 1 tháng và 2 tháng. Với môi trường đất có bổ sung Cd, Chiều cao cây trung bình của 4 giai đoạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng và 4 tháng ở CT1 lần lượt là 5,12cm, 11,79cm, 21,06cm, và 29,76cm; ở CT3 là: 5,51cm, 12,68cm, 21,67cm, 29,76cm; và CT2 cây có chiều cao trung bình lớn nhất, lần lượt ở 4 giai đoạn là: 6,24cm, 13,04cm, 29,94cm, và 31,22cm. Dựa vào bảng số liệu ta có thể thấy ở CT2 cây có chiều cao lớn nhất, tiếp đến là cây ở CT3 và cây ở CT1 có chiều cao nhỏ nhất.

Kết quả phân tích ANOVA đối với chỉ tiêu chiều cao cây giữa công thức thí nghiệm không có sự sai khác ởđộ tin cậy 95%, chứng tỏở các mức pH nghiên cứu không hưởng xấu đến chiều cao của cỏ linh lăng. Trong môi trường đất ô nhiễm Pb và Cd với các mức pH thay đổi thì cây vẫn có thể sống và sinh trưởng bình thường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến khả năng sinh trưởng, hấp thụ Chì (Pb) và Cadimi (Cd) của cỏ Linh lăng (Medicago Sativa). (Trang 36)