Khả năng tích lũy Cd trong thân lá, rễ của cỏ linh lăng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến khả năng sinh trưởng, hấp thụ Chì (Pb) và Cadimi (Cd) của cỏ Linh lăng (Medicago Sativa). (Trang 42)

Khả năng tích lũy Cd trong các bộ phận của cỏ linh lăng được thể hiện trong bảng và hình dưới đây:

Bảng 4.5. Hàm lượng Cd tích lũy trong thân + lá và rễ của cỏ linh lăng sau 2 tháng trồng trong môi trường pH khác nhau

Hàm lượng Cd sau 2 tháng(ppm) Hàm lượng Cd sau 4 tháng(ppm) Công Thức Trong thân + lá (M±Sd) Trong rễ (M±Sd) Trong thân + lá (M±Sd) Trong rễ (M±Sd) CT1 3,57±0,43a 5,12±0,15a 5,07±0,27a 7,03±0,37a CT2 2,50±0,46b 4,03±0,80b 3,36±0,23b 6,21±0,25b CT3 1,41±0,39c 3,02±0,26c 2,57±0,20c 5,40±0,55c LSD0,05 0,85 0,98 0,42 0,81

Ghi chú: các số có chữ a,b,c (theo cột) không có sự sai khác đáng kể ở mức ý nghĩa 0,05

Hình 4.5: Hàm lượng Cd tích lũy trong cỏ linh lăng

Theo kết quả phân tích hàm lượng Cd trong cây cỏ linh lăng ta thấy ở cả 2 giai đoạn cây 2 tháng và cây 4 tháng Cd tích lũy trong thân+lá ở CT1 (pH=4,8 ) là lớn nhất (3,57ppm và 5,07ppm), cao hơn so với nồng độ Pb tích lũy ở CT2 (2,50ppm và 3,36ppm) và Cd tích lũy trong thân lá cỏ linh lăng ở CT3 là thấp nhất (1,41ppm và 2,57ppm ). Tương tự nhưở thân+lá thì hàm lượng Cd tích lũy trong rễ

cỏ linh lăng cũng cao nhất ở CT1 (5,12ppm và 7,03ppm ) và thấp nhất ở CT3 (3,02ppm và 5,40ppm). Trong cả 2 giai đoạn hàm lượng Cd tích lũy trong rễ đều cao hơn trong thân + lá ở cả 3 CT pH khác nhau.

Theo kết quả phân tích ANOVA, hàm lượng Cd tích lũy trong thân lá và rễ của cỏ linh lăng giữa các mức pH khác nhau của các thí nghiệm có sự sai khác ởđộ tin cậy 95%.

* Nhận xét: Số liệu ở 2 bảng 4.4 và 4.5 cho thấy trong 3 công thức pH khác nhau của cùng một hàm lượng Pb và Cd được chọn làm thí nghiệm, cỏ linh lăng đều có khả năng tích lũy Pb và Cd trong thân lá và rễ. Hàm lượng Pb và Cd tích lũy trong rễ ở cả 3 công thức đều cao hơn so với Pb và Cd tích lũy trong thân+lá. Nồng độ Pb và Cd tích lũy trong cỏ linh lăng ở CT1 (pH=4,8) là cao nhất, cao hơn ở CT2 (pH=6,9) và nồng độ Pb và Cd tích luỹ thấp nhất ở CT3 (pH=8,9). Mặc dù khả năng sinh trưởng của cỏ linh lăng ở CT3 lớn hơn ở CT1 nhưng khả năng tích lũy Pb và Cd của cây ở CT1 lại cao hơn. Kết quả này cho thấy ở môi trường đất có pH thấp thì khả năng linh động của Pb và Cd cao, nên cỏ linh lăng hút được Pb và Cd nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến khả năng sinh trưởng, hấp thụ Chì (Pb) và Cadimi (Cd) của cỏ Linh lăng (Medicago Sativa). (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)