Kết quả theo dõi số cây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến khả năng sinh trưởng, hấp thụ Chì (Pb) và Cadimi (Cd) của cỏ Linh lăng (Medicago Sativa). (Trang 34)

Kết quả xác định số cây của cỏ linh lăng dưới ảnh hưởng của các mức pH khác nhau trong cùng một nồng độ Pb và Cd trong đất được trình bày ở bảng dưới đây:

Bảng 4.1. Kết quả theo dõi số cây của cỏ linh lăng trong môi trường đất chứa Pb và Cd có nồng độ pH khác nhau

Công thức

Sau 4 tháng nghiên cứu

1 tháng 2 tháng 3 tháng 4 tháng

M ± SD M ± SD M ± SD M ± SD

Trong môi trường đất bổ sung Pb

CT1 16±1b 14,67±1,15b 14,67±1,15b 14,67±1,15b CT2 18,67±0,58a 17,33±0,58a 17,33±0,58a 17,33±0,58a

CT3 17,33±0,58ab 16,33±0,58a 16,33±0,58a 16,33±0,58a

LSD0,05 1,49 1,63 1,63 1,63

Trong môi trường đất bổ sung Cd

CT1 15,67±0,58b 14,67±0,58b 14,33±0,58b 14,33±0,58b

CT2 18,33±0,58a 17±1a 17±1a 17±1a

CT3 17,33±1,53ab 16,33±0,58a 16,33±0,58a 16,33±0,58a

LSD0,05 1,99 1,49 1,49 1,49

Ghi chú: các số có chữ a,b,c (theo cột) không có sự sai khác đáng kể ở mức ý nghĩa 0,05

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện sự biến động về số cây trong môi trường đất chứa Pb và Cd có nồng độ pH khác nhau

Số liệu ở bảng 4.1 và hình 4.1 cho thấy số cây trong chậu nghiên cứu có sự thay đổi theo từng giai đoạn ở cả 2 môi trường đất làm thí nghiệm. Ở giai

đoạn từ khi bắt đầu gieo hạt tới 1 tháng sau, tỷ lệ hạt nảy mầm tương đối đồng

đều ở cả 2 thí nghiệm bổ sung Pb và Cd. Sang giai đoạn 2 tháng sau gieo hạt, số

lượng cây trong các chậu có giảm nhưng ít và không đáng kể. Giai đoạn cây

được 3 tháng đến 4 tháng số lượng cây ổn định, không bị giảm, cây không bị

chết. Số cây con ở mỗi CT thí nghiệm cũng có sự chênh lệch nhỏ. Cụ thể: Với môi trường đất có bổ sung Pb, giai đoạn cây được 1 tháng trung bình số cây ở 3 CT1, CT2, CT3 lần lượt là 16, 18,67 và 17,33 cây, giai đoạn cây được 2 tháng trở đi số cây ổn định và giữ nguyên, trung bình số cây ở 3 CT lần lượt là 14,67, 17,33 và 16,33 cây. Với môi trường đất thí nghiệm có bổ sung Cd, số cây ở CT2 là nhiều nhất và ở CT1 là ít nhất trong cả 4 giai đoạn. Ở giai đoạn cây được 1 tháng, số cây trong đất thí nghiệm bổ sung Cd lần lượt ở 3 CT là 15,67, 18,33 và 17,33 cây, giai đoạn cây 2 tháng số cây lần lượt là 14,67, 17 và 16,33 cây. Sang tháng thứ 3 trở đi số cây ổn định ở cả 3 CT lần lượt là 14,33, 17 và 16,33 cây.

Từ bảng số liệu ta thấy chưa có sự thay đổi rõ rệt giữa số lượng các cây con ở các công thức pH khác nhau. Kết quả phân tích ANOVA cho thấy đối với chỉ tiêu số cây ở các công thức không có sự sai khác với mức ý nghĩa α = 0,05. Dựa vào số cây con ta chưa thể thấy được ảnh hưởng của các mức pH tới sự nảy mầm của hạt cỏ linh lăng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến khả năng sinh trưởng, hấp thụ Chì (Pb) và Cadimi (Cd) của cỏ Linh lăng (Medicago Sativa). (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)