Dự kiến tiêu chuẩn cơ sở cao đặc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều chế và chuẩn hóa cao đặc bài thuốc testin (Trang 49)

3.3.1. Yêu cầu kỹ thuật

3.3.1.1.Công thức bài thuốc

Đương quy (Radix angelicae sinensis) 12g Hoàng kỳ (Radix Astragali membranacei) 16g Cốt khí củ (Radix polygoni cuspidate) 10g Ba kích (Radix Morindae officinalis) 12g Xà sàng tử (Fructus Cnidii) 12g Câu kỷ tử (Fructus Lycii) 16g Bạch tật lê (Fructus Tribuli terrestris) 14g Bá bệnh (Eurycoma longifoliaJack.) 14g

3.3.1.2. Nguyên liệu

Các vị thuốc: Đương quy, hoàng kỳ, cốt khí củ, ba kích, xà sàng tử, câu kỷ tử, bạch tật lê, bá bệnh đạt tiêu chuẩn dược điển Việt Nam IV.

3.3.1.3. Chất lượng sản phẩm (cao đặc) 3.3.1.3.1. Cao đặc chiết ethanol 70%

-Cảm quan: Thể chất mềm, đồng nhất, màu nâu đen, mùi thơm, vị hơi ngọt.

-Hàm ẩm: Không quá 20,0%.

-Xác định chất chiết được trong cao thuốc: Chất chiết được với dung môi là nước ở nhiệt độ phòng không được ít hơn 36,30%.

- pH của dung dịch cao thuốc đã pha loãng thành nồng độ 1% (kl/tt): Giá trị pH trong khoảng 4,0 – 4,5.

-Tro toàn phần: Không quá 5,26%.

- Định tính các nhóm chất hữu cơ: Cao đặc dương tính với các phản ứng định tính của các nhóm chất: Flavonoid, saponin, tanin, anthranoid, polysaccharid, đường khử, acid amin

- Định lượng flavonoid toàn phần: Hàm lượng flavonoid toàn phần không ít hơn 3,34%.

- Kiểm tra sự có mặt của các vị thuốc trong cao thuốc bằng SKLM: Trên sắc ký đồ phải có các vết của từng vị thuốc tương ứng với vết trong cao đặc.

3.3.1.3.2. Cao đặc chiết ethanol 40%

-Cảm quan: Thể chất mềm, đồng nhất, màu nâu đen, mùi thơm, vị hơi ngọt

-Hàm ẩm: Không quá 20,0%

- Xác định chất chiết đượcbằng nước trong cao thuốc: Chất chiết được với dung môi là nước ở nhiệt độ phòng không được ít hơn 68,42%

- pH của dung dịch cao thuốc đã pha loãng thành nồng độ 1% (kl/tt): Giá trị pH trong khoảng 4,0 – 4,5

-Tro toàn phần:Không quá 7,73%

- Định tính các nhóm chất hữu cơ: Cao đặc dương tính với các phản ứng định tính của các nhóm chất: Flavonoid, saponin, tanin, anthranoid, polysaccharid, đường khử, acid amin.

- Định lượng flavonoid toàn phần: Hàm lượng flavonoid toàn phần không ít hơn 2,64%.

- Kiểm tra sự có mặt của các vị thuốc trong cao thuốc bằng SKLM: Trên sắc ký đồ phải có các vết của từng vị thuốc tương ứng với vết trong cao đặc.

3.3.2. Phương pháp thử3.3.2.1. Cảm quan 3.3.2.1. Cảm quan

Kiểm tra thể chất, độ đồng nhất, màu sắc, mùi, vị theo phương pháp DĐVN IV (phụ lục 1.1), cao phải đạt yêu cầu đã nêu.

Xác định bằng phương pháp cất với dung môi theo phụ lục 12.13 của DĐVN IV. Cao đặc hàm ẩm không quá 20,0%.

3.3.2.3.Xác định các chất chiết được bằng nước trong cao thuốc

- Phương pháp: Bằng phương pháp chiết lạnh với dung môi nước theo phụ lục 12.10 của DĐVN IV.

- Yêu cầu:

+ Hàm lượng chất chiết được trong cao đặc chiết ethanol 70% không được ít hơn 36,30%.

+ Hàm lượng chất chiết được trong cao đặc chiết ethanol 70% không được ít hơn 68,42%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.2.4.pH của dung dịch cao thuốc đã pha loãng thành nồng độ 1% (kl/tt)

- Tiến hành như trang 38.

- Yêu cầu: Giá trị pH trong khoảng 4,0 – 4,5.

3.3.2.5. Tro toàn phần

- Tiến hành như trang 40. - Yêu cầu:

+ Tro toàn phần của cao đặc chiết ethanol 70% trung bình không vượt quá 5,26%. + Tro toàn phần của cao đặc chiết ethanol 40% trung bình không vượt quá 7,73%.

3.3.2.6. Định tính các nhóm chất hữu cơ

Phương pháp hóa thực vật thường quy. Cách tiến hành như trang 21 – 30.

3.3.2.7. Định lượng flavonoid toàn phần

Theo phương pháp cân:

- Hàm lượng flavonoid toàn phần trong cao đặc chiết ethanol 70% không dưới 3,34%.

- Hàm lượng flavonoid toàn phần trong cao đặc chiết ethanol 40% không dưới 2,64%.

3.3.2.8. Kiểm tra sự có mặt của các vị thuốc trong cao thuốc bằng SKLM -Cách tiến hành như trang 31 – 36.

- Yêu cầu: Trên sắc ký đồ phải có các vết của từng vị thuốc tương ứng các vết của cao đặc bài thuốc.

3.3.2.8. Đóng gói, bảo quản

Đóng trong bao bì chống ẩm, để nơi khô mát.

3.4. Bàn luận

 Về phương pháp chiết cao:

Tiến hành khảo sát chiết với ba loại dung môi: nước sắc, ethanol 40%, 70%, dùng cao này để thử tác dụng, cao nào có tác dụng tốt sẽ tiến hành nghiên cứu tiếp theo. Dùng dung môi ethanol 70% và 40% là những dung môi tương đối thông dụng trong chiết xuất dược liệu; nó hòa tan được nhiều thành phần, rẻ tiền, dễ kiếm hơn các loại dung môi khác, không gây độc hại, ít ảnh hưởng đến môi trường, có thể thu hồi sau khi chiết.

Phương pháp chiết nóng có ưu điểm là nhanh hơn phương pháp chiết lạnh mà cũng đơn giản, dễ thực hiện, Tuy nhiên chiết bằng phương pháp này cao đặc sẽ chứa nhiều tạp chất hơn so với phương pháp chiết lạnh, các hoạt chất có trong dược liệu chịu tác động của nhiệt có thể bị phân hủy tạo thành chất mới.

Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành chiết tất cả các vị thuốc trong bài thuốc cùng một lúc mà không chiêt riêng từng vị. Cách làm như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian chiết, cô cao và tiết kiệm dung môi.

 Điều chế cao đặc:

Cao đặc có ưu điểm là dễ bảo quản, dễ sử dụng hơn thuốc thang, khối lượng ít hơn, liều 1 lần ít hơn. Cao đặc còn là dạng bán thành phẩm để bào chế các dạng thuốc hiện đại như viên nang mềm, viên nang cứng hay dạng bao film. Để bào chế các dạng thuốc hiện đại, thì tốt nhất nên sử dụng dạng cao khô, tuy nhiên quá trình bào chế cao khô trong thực tế gặp nhiều khó khăn. Điều chế cao khô bằng phương pháp thủ công (cô trên chảo) mất nhiều thời gian, tốn công sức, vất vả, cao dễ bị cháy khét, nếu sử dụng máy cô chân không đòi hỏi công suất cao, dung tích lớn, cao phải được dàn mỏng tạo mặt thoáng lớn mới nhanh khô. Ngoài ra cao khô cũng khó bảo quản vì dễ hút ẩm.

Vì vậy bào chế dạng cao đặc có nhiều ưu điểm hơn. Khi bào chế các dạng thuốc hiện đại, người ta dùng thêm tá dược độn, tá dược trơn, tá dược rã… tạo hạt ướt, sấy hạt, sửa hạt rồi đóng nang hoặc dập viên… vv

Từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn dạng bào chế cao đặc để nghiên cứu.

 Xây dựng tiêu chuẩn cao đặc bài thuốc:

- Tiến hành kiểm tra sự có mặt của các vị thuốc bằng phương pháp SKLM. Đây là phương pháp đơn giản, dễ làm, ít tốn kém. Thường có 2 phương pháp:

Phương pháp 1: Chiết định hướng theo nhóm chất chính có trong vị thuốc, chấm sắc ký so sánh thành phần đó trong vị thuốc và cao thuốc. Chiết theo phương pháp này mất nhiều thời gian và tốn kém nhiều dung môi hóa chất hơn. Ngoài ra, phương pháp này cũng không đặc trưng hoàn toàn cho vị thuốc vì nếu bài thuốc gồm nhiều vị thuốc thì 1 số vị thuốc cũng có nhóm hoạt chất này.

Phương pháp 2: Vị thuốc và cao thuốc cùng chiết với 1 dung môi, cùng quy trình chiết và chọn hệ dung môi thích hợp để triển khai sắc ký, so sánh các vết. Phương pháp này nhanh hơn, đơn giản, ít tốn kém hơn vì vậy mà thuận tiện hơn. Tuy nhiên, phương pháp này không xác định được nhóm hoạt chất chính trong cao thuốc và vị thuốc, phải sử dụng phương pháp khác để xác định.

Cả 2 phương pháp trên chỉ định tính được vị thuốc không định lượng được vị thuốc trong bài thuốc, muốn định lượng phải sử dụng phương pháp khác để xác định. Trong khóa luận này, chúng tôi lựa chọn phương pháp thứ 2 để kiểm tra sự có mặt của các vị thuốc trong bài thuốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Định tính các nhóm chất hữu cơ trong cao đặc:

Qua kết quả định tính nhận thấy hầu hết các nhóm chất chính trong vị thuốc không bị mất đi trong quá trình bào chế cao. Phản ứng thử alcaloid với thuốc thử đặc hiệu cho kết quả âm tính, có thể do hàm lượng alcaloid nhỏ và bị phá hủy khi chiết nóng. Phản ứng định tính acid hữu cơ cho kết quả âm tinh do acid hữu cơ chỉ có trong 2 vị thuốc đương quy và ba kích, trong đó chủ yếu là các acid béo không tan trong nước và ethanol, các acid kém bền với nhiệt như acid succinic bị phân hủy trong quá trình

chiết nóng với ethanol 40% và 70%. Tính acid của cao có thể do sự có mặt của acid amin với phản ứng dương tính rất rõ.

Một tiêu chí rất quan trọng trong kiểm nghiệm là định lượng một thành phần nào đó trong dược liệu và thường phải dùng những phương pháp có độ chính xác cao (HPLC) mới đảm bảo độ tin, phương pháp này đòi hỏi phải có chất chuẩn và phải khảo sát, thẩm định phương pháp mất nhiều thời gian, chúng tôi chưa kiếm được chất chuẩn, mặt khác thời gian cũng có hạn, vì vây chúng tôi chưa định lượng được.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Kết luận

Qua thời gian nghiên cứu, chúng tôi đã đạt được những kết quả sau:

Bào chế cao đặc:

- Tổng khối lượng dược liệu ban đầu cho 12 thang thuốc là 1272g và đã bào chế được 255g cao đặc chiết từ ethanol 70% tỷ lệ 5:1 (kl/kl).

- Tổng khối lượng dược liệu ban đầu cho 12 thang thuốc là 1272g và đã bào chế được 322g cao đặc chiết từ ethanol 40% tỷ lệ 4:1 (kl/kl).

 Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm cao đặc:

- Hàm ẩm của cao đặc chiết ethanol 70% là xấp xỉ 14,04%. Hàm ẩm của cao đặc chiết ethanol 40% là 14,03%.

- Xác định được các nhóm chất hữu cơ có trong cao đặc chiết ethanol 70% và 40% là: flavonoid, saponin, tanin, anthranoid, polysaccharid, đường khử, acid amin là các chất cơ bản có trong các vị thuốc.

- Qua SKLM đã xác định được sự có mặt của các vị thuốc đương quy, hoàng kỳ, cốt khí củ, ba kích, xà sàng tử, câu kỷ tử, bạch tật lê, bá bệnh trong bài thuốc

+ Vị thuốc đương quy phát hiện bằng hệ dung môi: Cyclohexan : ethyl acetat : aceton (7:2:1), quan sát ở bước sóng 254nm và 365nm.

+ Vị thuốc hoàng kỳ phát hiện bằng hệ dung môi: Cloroform : methanol (19:1), quan sát ở bước sóng 254nm và 365nm.

+ Vị thuốc cốt khí củ phát hiện bằng hệ dung môi: Toluen : cloroform : aceton (4:2,5:3,5), quan sát ở bước sóng 254nm và 365nm.

+ Vị thuốc ba kích phát hiện bằng hệ dung môi: Toluen : ethyl acetat : acid formic (8:2:0,1), quan sát ở bước sóng 254nm và 365nm.

+ Vị thuốc xà sàng tử phát hiện bằng hệ dung môi: Cloroform : ethyl acetat (9:1) quan sát ở bước sóng 254nm và 365nm.

+ Vị thuốc câu kỷ tử phát hiện bằng hệ dung môi: Toluen : ethyl acetat : aceton : acid formic (5:2:2:1), quan sát ở bước sóng 254nm và 365nm.

+ Vị thuốc bạch tật lê phát hiện bằng hệ dung môi: Cloroform : methanol (19:1), quan sát ở bước sóng 254nm và 365nm.

+ Vị thuốc bá bệnh phát hiện bằng hệ dung môi: Cloroform : ethyl acetat (7:3) quan sát ở bước sóng 254nm và 365nm.

- Hàm lượng chất chiết được trong nước của cao đặc chiết ethanol 70% là 36,30%; cao đặc chiết ethanol 40% là 68,42%.

- Đã sơ bộ xây dưng được tiêu chuẩn cao đặc của cao chiết ethanol 40% và 70%.

Đề xuất:

- Tiếp tục nghiên cứu định lượng 1-2 thành phần trong cao đặc bài thuốc - Tiếp tục nghiên cứu loại tạp chất trong cao đặc, chuẩn hóa cao đặc

- Nghiên cứu chiết bài thuốc bằng các phương pháp khác để chọn phương pháp có tác dụng tốt, hiệu suất cao để có thể ứng dụng vào sản xuất

dụng lâm sàng, NXB y học, Hà Nội, tr 194 – 195, 212 – 213, 219, 226 – 228, 234 – 235, 257.

2. Bộ môn Dược học cổ truyền, Trường đại học Dược Hà Nội (2006),Dược học cổ truyền,NXB y học, Hà Nội, tr 204 – 205, 227 – 228, 236 – 237, 249, 277, 313 - 314.

3. Bộ môn Dược học cổ truyền – Trường Đại học Dược Hà Nội (2004),Kỹ thuật chế biến và bào chế thuốc cổ truyền, NXB y học.

4. Bộ môn Dược liệu – Trường Đại học Dược Hà Nội (2009),Bài giảng dược liệu tập I, trường đại học Dược Hà Nội, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Bộ môn Dược liệu – Trường Đại học Dược Hà Nội (2009),Bài giảng dược liệu tập II, trường đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.

6. Bộ môn Dược liệu – Trường Đại học Dược Hà Nội (2005),Thực tập dược liệu (kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hóa học), trường đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.

7. Bộ môn Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội (2005),Y học cổ truyền,NXB Y học, Hà Nội, tr 182, 249, 256, 259.

8. Bộ y tế (2009),Dược điển Việt Nam IV,NXB Y học, Hà Nội, tr 426, 767, 782, 932 – 933.

9. Nguyễn Duy Cương, Nguyễn Hữu Quỳnh (1999),Từ điển Bách khoa Dược học,NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội, tr 52 – 53, 55 – 56, 111 – 112, 300 – 301, 709.

10. Nguyễn Văn Đàn, Vũ Xuân Quang, Ngô Ngọc Khuyến (2000),Sử dụng thuốc đông y thiết yếu,NXB Y học, Hà Nội, tr 18 – 21, 54 – 56, 108 – 110, 218 – 222, 259 - 262.

11. Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội (2006),Thuốc đông y cách sử dụng và một số bài thuốc hiệu nghiệm,NXB Y học, Hà Nội.

13. Nguyễn Viết Tựu, Nguyễn Văn Đàn (1985),Phương pháp nghiên cứu hóa học cây thuốc,NXB y học, thành phố Hồ Chí Minh.

14. Viện Dược liệu (2004),Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 1,NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr 101 – 106, 116 – 118, 362 – 366, 530 – 531, 834 - 837, 842 – 844, 946 – 949, 1092 – 1095.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH:

15. Irwin Goldstein, M.D, Tom F.lue (1998), “Oral sildenafil in the treatment of erectile dysfunction”,The New England Journal of Medicine, Volume 338, number 20,p.1397 – 1403.

16. World Health Organization (2002),WHO Monographs On Selected Medicinal Plants Geneva, Volume 2,p.25 – 32.

17. World Health Organization (1998),Quanlity control methods for medicinal plant materials, World Health Organization Geneva.

BỘ MÔN DHCT ETHANOL 70% BÀI THUỐC TESTIN

Có hiệu lực: từ ngày kí

I. YÊU CẦU KỸ THUẬT 1.1.Công thức điều chế

Đương quy (Radix angelicae sinensis) 12g Hoàng kỳ (Radix Astragali membranacei) 16g Cốt khí củ (Radix polygoni cuspidate) 10g Ba kích (Radix Morindae officinalis) 12g Xà sàng tử (Fructus Cnidii) 12g Câu kỷ tử (Fructus Lycii) 16g Bạch tật lê (Fructus Tribuli terrestris) 14g Bá bệnh (Eurycoma longifoliaJack.) 14g

1.2.Nguyên liệu

Các vị thuốc: Đương quy, hoàng kỳ, cốt khí củ, ba kích, xà sàng tử, câu kỷ tử, bạch tật lê, bá bệnh đạt tiêu chuẩn DDVN IV.

1.3.Chất lượng sản phẩm (cao đặc)

1.3.1. Cảm quan: Thể chất mềm, đồng nhất, màu nâu đen, mùi thơm, vị hơi ngọt.

1.3.2. Hàm ẩm:Không quá 20%.

1.3.3. Xác định chất chiết được trong cao thuốc

Chất chiết được với dung môi là nước ở nhiệt độ phòng không được ít hơn 36,30%.

1.3.4. pH của dung dịch cao thuốc đã pha loãng thành nồng độ 1% (kl/tt)

Giá trị pH trong khoảng 4,0 – 4,5.

1.3.5. Tro toàn phần: Không quá 5,26%.

Hàm lượng flavonoid toàn phần không ít hơn 3,34%.

1.3.8. Kiểm tra sự có mặt của các vị thuốc trong cao thuốc bằng SKLM

Trên sắc ký đồ phải có các vết của từng vị thuốc tương ứng với vết trong cao đặc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II. PHƯƠNG PHÁP THỬ 2.1.Cảm quan

Kiểm tra thể chất, độ đồng nhất, màu sắc, mùi, vị theo phương pháp DĐVN IV (phụ lục 1.1), cao phải đạt yêu cầu đã nêu.

2.2. Hàm ẩm (mất khối lượng do làm khô)

Xác định bằng phương pháp cất với dung môi theo phụ lục 12.13 của DĐVN IV. Cao đặc hàm ẩm không quá 20%.

2.3. Xác định các chất chiết được bằng nước trong cao thuốc

-Phương pháp: Bằng phương pháp chiết lạnh với dung môi nước theo phụ lục 12.10 trong DĐVN IV.

- Yêu cầu: Hàm lượng chất chiết được không được ít hơn 36,30%.

2.4.pH của dung dịch cao thuốc đã pha loãng thành nồng độ 1% (kl/tt)

- Tiến hành: Cân chính xác 1g cao đặc bài thuốc cho vào cốc có mỏ, hòa tan, chuyển dần cao ở trong cốc bằng nước cất vào bình định mức 100ml, thêm nước cất đến vạch. Hiệu chuẩn máy đo pH lần lượt bằng các dung dịch đệm chuẩn có pH = 7,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều chế và chuẩn hóa cao đặc bài thuốc testin (Trang 49)