3 Mixtard 0 Hỗn hợp insulin người tác dụng nhanh và trung bình
4.2.4.1. Chiếnlược kéo và chiếnlược đẩy.
Chiến lược kéo và chiến lược đẩy là hai chiến lược cốt lõi của chính sách XT & HTKD.Bằng sự kết hợp nhuần nhuyễn hai chiến lược này, các doanh nghiệp đã tác
động lên quá trình kê đơn của bác sĩ, mặt khác tác động lên các trung gian phân phối kích thích tăng mua hàng, nhờđó mang lại lợi nhuận cho công ty.
Chiến lược kéo tác động lên đối tượng là các nhân viên y tế bằng các hình thức: thông tin thuốc chính xác, tạo sự tin cậy từ đó thuyết phục kê đơn. Chiến lược này thường áp dụng với các thuốc mới, thuốc cải tiến hoặc thuốc chịu sự cạnh tranh cao. Chiến lược kéo thường được thực hiện với các công cụ như quảng cáo giới thiệu thuốc, tuyên truyền, bán hàng cá nhân…
Chiến lược đẩy sử dụng các công cụ bán hàng ưu đãi để khuyến khích các nhà phân phối trung gian, nhà thuốc bán lẻ mua một lượng hàng lớn hơn nhu cầu bình thường, nhằm mục tiêu để các trung gian phân phối này phải tăng cường đẩy mạnh giới thiệu và bán hàng cho người tiêu dùng.
Chiến lược kéo và chiến lược đẩy luôn được các công ty áp dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt. Tùy theo từng giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm mà công ty có thể tập trung vào một trong hai chiến lược trên. Đối với các sản phẩm mới (hoạt chất mới, dạng kết hợp mới…) giai đoạn xâm nhập sử dụng chiến lược kéo bằng việc tổ chức giới thiệu thuốc tại các khoa phòng,hội thảo, tài trợ các hoạt động nghiên cứu khoa học tạo sự nhận biết sản phẩm và tạo thói quen kê đơn cho bác sĩ. Sau đó, dần thay thế bằng chiến lược đẩy thông qua các hoạt động khuyến mại, chiết khấu để nhà thuốc đẩy mạnh tư vấn bệnh nhân sử dụng sản phẩm của công ty.