2.3.2.1 Phương pháp sàng lọc ngẫu nhiên
Tạo hỗn dịch bào tử: Lấy một vòng que cấy các bào tử từ ống nghiệm giống pha vào 10ml nước vô trùng lắc đều thu được hỗn dịch bào tử nồng độ 10-1 (định ước). Pha loãng từng mức 10 lần thành hỗn bào tử có nồng độ từ 10-2 – 10-6.
Cấy bào tử: Dùng pipet 1ml vô trùng hút chính xác 0,1ml hỗn dịch bào tử ở các nồng độ pha loãng 10-4, 10-5, 10-6 nhỏ đều lên các Petri đã đổ sẵn môi trường MT1, dùng que trang vô trùng dàn đều hỗn dịch bào tử lên bề mặt thạch. Để trong tủ ấm ở 28oC trong 6 ngày để khuẩn lạc phát triển.
Chọn lọc ngẫu nhiên: Chọn ngẫu nhiên từng khuẩn lạc phát triển đa dạng, mọc riêng rẽ nhau, cấy zic-zắc lên đĩa Petri đã đổ sẵn môi trường phân lập vô trùng. Đặt trong tủ ấm ở 28oC trong 6 ngày, sau đó đem thử hoạt tính kháng sinh bằng phương pháp khối thạch. Chọn những chủng có hoạt tính kháng sinh mạnh nhất.
2.3.2.2 Phương pháp đột biến bằng ánh sáng UV
Tạo hỗn dịch bào tử: Pha loãng hỗn dịch bào tử thành 10ml ở nồng độ 10-1 (định ước). Lấy 1ml pha loãng tiếp đến nồng độ 10-6, 9ml còn lại cho vào đĩa Petri vô trùng.
Đột biến bằng ánh sáng UV: Hỗn dịch trong đĩa Petri được chiếu ánh sáng UV (λ=254nm) với khoảng cách 60cm trong 5 phút. Sau đó để vào chỗ tối 2h rồi tiếp tục pha loãng đến nồng độ 10-5.
Cấy bào tử: Dùng pipet vô trùng hút chính xác 0,1ml cấy mẫu chứng ở nồng độ 10-6, cấy mẫu đột biến ở nồng độ 10-4, 10-5. Mỗi nồng độ pha loãng làm 3 đĩa. Sau đó cho vào tủ ấm 28oC trong 6 ngày để khuẩn lạc phát triển.
Xác định tỉ lệ % sống sót: Đếm số khuẩn lạc trong mỗi đĩa, xác định tỷ lệ sống sót theo công thức:
Trong đó: Nm là số khuẩn lạc sau đột biến, No là số khuẩn lạc trong mẫu chứng, 10-k là nồng độ hỗn dịch bào tử.
Chọn lọc các khuẩn lạc đột biến tương tự phép sàng lọc ngẫu nhiên. Làm song song với mẫu chứng, sau 6 ngày để ở tủ ấm 28oC, đem thử hoạt tính kháng sinh bằng phương pháp khối thạch.
Xác định % biến đổi hoạt tính theo công thức:
: Đường kính trung bình vòng vô khuẩn của biến chủng thứ i đột biến, : Đường kính trung bình vòng vô khuẩn của mẫu chứng.
Chọn 3 – 5 biến chủng nào có % biến đổi hoạt tính (+) cao nhất để tiến hành nghiên cứu tiếp theo.